Tất tần tật Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời & 7 điều lưu ý

đăng bởi Thanh Thanh


Bài viết dưới này, POH sẽ cung cấp cho mẹ tất tần tật kiến thức về chăm sóc bé sơ sinh mới chào đời, từ ăn ngủ đến chăm sóc sức khỏe. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé

Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ

Với bé mới sinh, ngay sau đẻ khi vẫn còn ở trong viện, tùy từng dịch vụ trong viện, mẹ có thể gửi bé nhờ y tá chăm sóc bé ban đêm hay mình và người nhà tự chăm sóc. 

Tuy nhiên, những ngày ở trong viện mẹ cần một số lưu ý như sau vì đặc biệt quan trọng:

- Da kề da với bé sau sinh giúp bé ổn định nhịp tim, nhịp thở, đường huyết, giảm quấy khóc…

- Cho bé bú trực tiếp để hưởng sữa non quý giá và cũng là cách giúp sữa mẹ về tốt và nhanh hơn thay vì cho con bú bình.

Cho bú bình sớm thì sữa mẹ sẽ về chậm và ít hơn. Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của mẹ, cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

- Chỉnh khớp ngậm khi bú mẹ luôn cho bé từ những ngày đầu giúp bé bú được nhiều hơn và sữa về nhiều hơn

- Cho bé đi tiêm vitamin K, viêm gan B, đo thính lực và các dịch vụ khám khác theo hướng dẫn của bệnh viện

- Thông thường bé những ngày ở viện sẽ ngủ rất nhiều, thời gian có thể bị xê dịch nhiều do giờ tắm, giờ khám sàng lọc sau sinh của bệnh viện, tuy nhiên mẹ vẫn có thể thiết lập trình tự sinh hoạt

- Đặt con xuống giường khi con ngủ, hạn chế bế nhiều và tuyệt đối không bế rung lắc vì não con còn rất non, rung lắc sẽ gây ra hội chứng rung lắc. Hội chứng xảy ra khi bộ não đập vào hộp sọ gây tổn thương.

Một số vấn đề mẹ quan tâm về bé mới sinh: Phân su và nước tiểu

Mẹ cố gắng ngủ đủ giấc, để dưỡng sức sau sinh cũng như dưỡng sức cho những ngày tháng chăm con sau khi con từ viện về nhà dưới đây:

Chăm sóc bé sơ sinh tại nhà

Sau khi từ viện về nhà, chắc hẳn mẹ sẽ rất lúng túng chưa biết chăm con như thế nào. Bài viết dưới đây POH sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết từng bước cách chăm sóc bé mới sinh tại nhà nhé!

Đầu tiên, để chăm bé được tốt nhất, mẹ cần xác định bản thân mình cần khỏe mạnh trước. Bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ, nhờ người nhà chăm bé giúp những ngày đầu. Song song với đó, mẹ cần hiểu con thì mới có thể chăm con tốt được.

Dưới đây là một số tín hiệu giúp mẹ hiểu bé hơn:

1.Chăm sóc bữa ăn bé sơ sinh

Phần này giúp mẹ hiểu về cữ ăn của con, tín hiệu đói, cho bé mới sinh ăn cách nhau bao lâu là hợp lý…

Bé bú sữa gì?

Nếu mẹ có sữa thì sữa mẹ luôn là tốt nhất. Bé bú mẹ trực tiếp hoặc vắt ra bú bình đều được. Nếu vì vấn đề gì đó mẹ không thể cho bé bú thì sữa công thức là lựa chọn hợp lý.

Sữa công thức cần được pha chuẩn thì hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng và nhiệt độ pha. Việc pha sai chỉ dẫn có thể khiến con bị rối loạn điện giải hoặc không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Khi bú bình mẹ nhỏ ra tay để kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé ăn. Có bé thích ăn ấm, có bé thích ăn mát một chút, mẹ theo dõi biểu hiện bé để điều chỉnh nhiệt độ sữa phù hợp.

Tín hiệu đói

  • Khóc lóc, quấy khóc hoặc mím môi
  • Quay đầu về phía tay hoặc ngực của bạn
  • Mút ngón tay hoặc bàn tay

Cho bé mới sinh ăn cách nhau bao lâu là hợp lý?

Nhiều mẹ được khuyên là con khóc rồi cho bú đi… thành ra bất kỳ lúc nào con khóc cũng được mẹ xuất hiện ngay lập tức và cho ti. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy như con ăn lắt nhắt, con phụ thuộc ti mẹ, ti vặt ngủ vặt, ngủ ngắn, quấy khóc, ngủ ngày cày đêm…

Đây cũng là lỗi sai điển hình của các mẹ khi chăm bé mới sinh. Vì vậy, bước đầu tiên để chăm bé tốt nhất luôn cần là: CHO CON ĂN HIỆU QUẢ bằng cách mẹ đảm bảo đủ sữa cho con bú, và cho con bú đúng khớp ngậm.

Một bé mới sinh, và mẹ đủ sữa, thì một cữ được gọi là hiệu quả khi con ăn trong vòng 30-40 phút và không ngủ gật. Bé bú hết bên này mẹ mới chuyển sang bên kia. 

Sau khi cho con bú xong mẹ cần vắt kiệt sữa còn lại trong bầu ngực ra ngoài, để gửi tín hiệu cho não bộ sản xuất thêm. Nếu giữ sữa cho cữ sau, mẹ có thể bị ít sữa dần đi hoặc tắc sữa…

Với bé ăn bình, mẹ đảm bảo con bú xong và nhả bình khi vẫn còn lại 20ml, nếu bé bú hết, mẹ tiếp tục châm thêm cho đến khi chỉ còn dư lại 20ml. Bé sẽ dừng lại khi ăn đủ no.

Theo kinh nghiệm tư vấn 20.000 mẹ của POH thì POH thấy rằng, với một bé Ăn hiệu quả sẽ giải quyết được 80% các vấn đề về ăn ngủ.

2. Chăm sóc giữa bữa ăn và sau bữa ăn: Vỗ ợ hơi 

Vỗ ợ hơi hiệu quả để giảm nôn trớ là một “điểm mù” mà không một mẹ nào biết cho đến khi các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều đến gần đây.

Tại vì sao cần vỗ ợ? Vì trong quá trình con bú, khóc sẽ luôn nuốt phải hơi. Quá trình tiêu hóa sữa cũng sản sinh ra hơi. Trong khi đó dạ dày con cấu tạo chưa hoàn chỉnh, con chưa thể tự ợ ra được. Hơi ứ trong dạ dày khiến con đau đớn, quấy khóc, ăn ít, nhanh đói, ăn kém hiệu quả cũng dẫn đến giấc ngủ kém và quấy khóc.

Như vậy, vỗ ợ có thể giảm 50% quấy khóc của bé mới sinh. Nên mẹ chăm bé kiểu gì thì chăm, nhưng tuyệt đối không được bỏ qua vỗ ợ!

3. Chăm sóc giấc ngủ bé mới sinh

Bé mới sinh thường ở trong tuần trăng mật nên ngủ rất nhiều. Dưới đây làm một số đặc điểm giấc ngủ của con mẹ cần đặc biệt lưu ý. Khi nắm chắc được điều này rồi, thì việc giúp con đi ngủ bây giờ và sau này sẽ dễ dàng hơn cho mẹ nhiều lần:

  • Trẻ sơ sinh thường ngủ 16-21 giờ mỗi ngày.
  • Con cần ngủ 11-12 tiếng ban đêm (như người lớn cần 7-8 tiếng ban đêm để ngủ vậy)
  • Thời gian thức tối đa trong ngày 3.5-5 tiếng
  • Mẹ cho bé dậy tối đa sau mỗi 2-2.5 tiếng ngủ ban ngày để tránh lẫn lộn ngày đêm
  • Đêm cho bé ngủ thả phanh, con có thể ngủ liên tục 4 tiếng giấc đêm không ăn vì đêm là để ngủ và ban ngày con đã được Ăn hiệu quả như trong phần 1 POH đã nhắc.
  • Tạo trình tự đi ngủ nhất quán** (đặc biệt quan trọng)
  • Trình tự ngủ ngày gồm: Quấn, kéo rèm, tắt đèn, bật tiếng ồn trắng, winddown, đặt ngủ 
  • Trình tự ngủ đêm có thêm tắm, đọc truyện, massage và những việc như trong giấc ngủ ngày

Mặc đồ khi đi ngủ

Ở Việt Nam, thông thường mọi người thường sợ em bé lạnh nên quấn và ủ rất kỹ. Trong đó đội cả mũ, đeo bao tay, bao chân… thành ra bé sơ sinh không còn chỗ nào để thoát nhiệt. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Vì nhiệt không thoát ra ngoài sẽ dẫn đến đột tử sơ sinh.

Mẹ cần hiểu là để trẻ sơ sinh nóng rất rất nguy hiểm, nóng dẫn đến đột tử sơ sinh SIDS. 

Tại sao bé nóng như vậy? 

Vì trẻ sơ sinh phát triển chóng mặt. Chỉ trong một tháng con có thể tăng đến 1-2 kg. Giống như một chiếc xe hơi đang chạy, mức độ trao đổi chất tăng nên nhiệt độ tăng rất nhanh. 

Trong khi người lớn quá trình tăng cân gần như không còn, trao đổi chất chậm hơn. Đó là lý do người già dễ bị lạnh hơn người trẻ. Còn khi bố mẹ thấy lạnh thì còn mới thấy mát.

Vậy nên mặc gì cho bé sơ sinh ngủ cũng cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn ngủ cho bé.

 

Môi trường ngủ:

Tương tự mặc đồ và nhiệt độ phòng, con cần ngủ trong môi trường an toàn tối đa bằng cách:

  • Con nằm cũi riêng, cạnh giường bố mẹ là tốt nhất
  • Bỏ tất cả vật dụng ra khỏi cũi của bé để tránh bị cản đường thở gây đột tử
  • Giữ cho căn phòng tối và mát mẻ để tránh đột tử do không thoát được nhiệt
  • Sử dụng tiếng ồn trắng để xoa dịu em bé của bạn

Tất cả những điều này đều có trong bài viết Môi trường ngủ an toàn cho bé, mẹ tham khảo thêm tại đây.

** Lưu ý: Bao chân, bao tay, che thóp, mũ… là không cần thiết vì làm cản trở quá trình thoát nhiệt, dễ chặn đường thở gây đột tử. Ngoài ra còn hạn chế việc học hỏi môi trường thông qua xúc giác của bé.

4. Cách thay tã và tắm cho bé mới sinh

Chọn tã:

  • Mẹ mua size newborn để vừa với bé
  • Mẹ nên dùng tã dán thay vì miếng lót vì miếng lót dễ bị chệch, không thoải mái
  • Mẹ nên mua các thương hiệu uy tín nhé

>> Mẹ tìm hiểu tất tần tật về thay tã bỉm cho bé tại đây nhé!

Kỹ thuật tắm:

  • Đảm bảo nước ấm, không nóng
  • Mẹ nên tắm nước thường hoặc nước đun sôi để nguội

>> Mẹ tìm hiểu tất tần tật về tắm bé tại đây nhé!

Sản phẩm chăm sóc da:

  • Chọn sản phẩm dịu nhẹ, không mùi
  • Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da

5. Chăm sóc sức khỏe và y tế

Chăm sóc y tế thường xuyên đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh của bạn.

Tiêm chủng:

  • Tuân thủ lịch tiêm chủng là rất quan trọng, mẹ tham khảo kỹ hơn tại Lịch tiêm chủng cho bé
  • Cho bé ở lại 30 phút sau tiêm và theo dõi 1-2 ngày sau tiêm
  • Cho bé đi khám nếu gặp bất thường sau tiêm

Khám định kỳ: 

Mẹ cho bé đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, quan sát các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu để đánh giá sự phát triển

Triệu chứng bệnh tật:

  • Mẹ cho bé đi viện ngay nếu bé dưới 3 tháng sốt, vì nguy cơ viêm màng não cao
  • Nhận biết các dấu hiệu của các bệnh thông thường
  • Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường

Một số các vấn đề sức khỏe khác, mẹ tham khảo tại Chăm sóc rốn, Chăm sóc thóp

6. Chơi với bé sơ sinh mới chào đời

Bên cạnh các vấn đề về ăn ngủ, tắm rửa vệ sinh, sức khỏe… thì việc chơi với bé sơ sinh cũng cực kỳ quan trọng nhé các mẹ.

Với bé mới sinh này mẹ có thể chơi một số trò chơi như:

  • Ngắm thẻ đen trắng ở khoảng cách 20-30 cm vì lúc này mắt con chỉ nhìn thấy ở khoảng cách này và chỉ nhận biết được hai màu này
  • Tập nằm sấp giúp khỏe cơ đầu cổ, cơ tay, giúp con sớm quay được đầu sang hai bên, giảm thiểu nguy cơ đột tử sơ sinh SIDS
  • Mẹ thường xuyên theo dõi mốc phát triển của bé để can thiệp kịp thời

Để có những video chơi phù hợp nhất, cũng như theo dõi sự phát triển sát nhất, mẹ tham khảo khóa Giáo dục từ sớm POH Acti nhé! 

POH Acti có đầy đủ trò chơi cho bé phù hợp với ngày tuổi, đồng thời có sự tư vấn 1-1 với Giảng viên giúp con phát triển toàn diện và vượt trội trên 7 lĩnh vực!

7. Chăm sóc sức khỏe người mẹ

Khi nói đến chăm sóc bé sơ sinh mới chào đời, các thương hiệu đều nói đến em bé, ngay cả trong gia đình cũng vậy. Tất cả đều tập trung tới em bé mà thiếu sự quan tâm đúng mức về người mẹ. 

Trong khi đó, chăm sóc bản thân cũng quan trọng không kém đối với sức khỏe của em bé. 

Đó là lý do POH ở đây, giúp mẹ chăm sóc bé mới sinh chào đời một cách tốt nhất. Tại POH EASY, khi tham gia khóa học, mẹ sẽ được Giảng viên tư vấn chuyên sâu 1-1 toàn bộ các vấn đề ăn - ngủ của bé giúp con ăn tốt, ngủ tốt, ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 8 tiếng mỗi đêm!

Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Không rung lắc bé để tránh hội chứng rung lắc

2. Tuyệt đối không hôn bé sơ sinh: Điều này giúp tránh việc truyền bệnh và vi khuẩn từ người lớn sang trẻ sơ sinh.

3. Không nên để trẻ nằm trên bụng/ ghế sofa/ võng để ngủ: Để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, không nên để trẻ nằm trên bụng khi ngủ.

4. Tránh tiếp xúc với người lạ: Trong những ngày đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh cần được bảo vệ khỏi các mầm bệnh. Do đó, nên hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình và luôn giữ vệ sinh khi bế bé.

5. Rửa sạch tay trước khi bế bé: Hạn chế các mầm bệnh

6. Để bé bị quá nóng: Bị đột tử sơ sinh

>> Mẹ xem thêm tại bài viết: Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo