Trẻ luôn có cách khiến cha mẹ nổi điên lên với những trò nghịch ngợm của mình. Nhưng không phải hành động nào cũng là “xấu”, là “hư” đâu ba mẹ nhé. Những hành động mà ba mẹ cảm thấy hết sức tồi tệ đôi khi lại là biểu hiện của sự phát triển hết sức tự nhiên của con. Hãy cùng tìm hiểu những điều ẩn chứa trong từng hoạt động “nghịch ngợm” của trẻ với bài viết sau đây!
Ném đồ đạc
Những năm đầu đời là khoảng thời gian trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng liên quan đến vận động thô và vận động tinh. Phần lớn trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi sẽ hoạt bát, năng động chứ không đặt đâu ở đó như trước nữa. Và sự hiếu động của trẻ còn khiến con thường xuyên ném vứt đồ đạc lung tung.
Mời ba mẹ tham khảo thêm: Ba mẹ thông thái không cấm con ném đồ
Ba mẹ đừng cấm trẻ ném đồ
Với ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, hành động này của trẻ thực sự khó chịu. Nhưng với các chuyên gia tâm lý trẻ em, điều này hoàn toàn bình thường.
Hành động ném đồ vật trẻ phải sử dụng các ngón tay nhiều hơn, cần có sự phối hợp giữa tay và mắt, giữa cánh tay - cổ tay - ngón tay... Trẻ càng hay ném đồ thì những kỹ năng này càng được rèn luyện phát triển.
Kể cả khi những đồ này bị vỡ thì trẻ càng thấy thích thú hơn và muốn khám phá tiếp các âm thanh đổ vỡ của những đồ khác. Trí tò mò của trẻ được kích thích. Và đây cũng là cơ sở cho sự phát triển não bộ sau này.
Để tránh trẻ quá phấn khích khi ném đồ đạc, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động kích thích khả năng khám phá của con qua hành động ném đồ đạc. Lưu ý chọn đồ chơi mềm, không dễ vỡ và có độ lớn vừa phải. Những trò ném trúng đích cũng là lựa chọn tốt để rèn luyện sự tự tin và khả năng linh hoạt não bộ của trẻ.
Trong quá trình cùng bé hoạt động, mẹ cũng nên giải thích cho con hiểu những đồ nào có thể ném và những đồ nào thì không. Ví dụ quả bóng có thể dùng để ném những thức ăn thì không. Nếu con ném thức ăn con sẽ không có gì để ăn nữa và bị đói bụng…
Bằng cách nghiêm túc truyền đạt với con hậu quả vài lần như vậy, trẻ sẽ dần hiểu và điều chỉnh hành vi đúng mực hơn.
Ba mẹ có thể tham gia ngay POH Acti (0-1 tuổi) để được hướng dẫn xử lý đúng cách 1001 vấn đề của trẻ, đồng thời giúp con phát triển toàn diện nhé!
Hỏi đi hỏi lại một câu hỏi
Mẹ sẽ ngán ngẩm với “1000 câu hỏi vì sao” của con. Trẻ hay hỏi nhiều đến mức mẹ phải trả lời đi trả lời lại hàng chục lần. Mẹ có thể cảm thấy phiền nhưng với em bé đây thực sự là cách để trẻ luyện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Trẻ càng thắc mắc nhiều, càng hỏi mẹ nhiều con sẽ có càng nhiều cơ hội để sử dụng từ ngữ. Nhờ đó con sẽ nhớ được từ, nghĩa của từ và cách sử dụng theo từng tình huống khác nhau.
Trẻ cũng được tiếp cận với âm và ngữ điệu của người lớn. Đồng thời con sẽ ghi nhớ những kiến thức mà ba mẹ hoặc người lớn trả lời câu hỏi của con về thế giới xung quanh.
Cha mẹ muốn trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hiểu biết xã hội nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Đồng thời trả lời những câu hỏi của con một cách cẩn thận, không nên phản ứng tiêu cực. Trẻ nhỏ học cách hành xử của ba mẹ trong cách tình huống nên không có gì lạ khi con nhanh chóng bắt chước ngữ điệu và thái độ của cha mẹ.
Trẻ hay hỏi nhiều - Hỏi đi hỏi lại một câu hỏi
Xé giấy
Nếu gia đình có trẻ nhỏ, sách vở, tranh ảnh hay giấy vệ sinh thì cũng có thể chung số phận bị xé rồi bày bừa ra nhà nếu rơi vào tay con. Mẹ sẽ cảm thấy điên lên vì phải dọn dẹp mớ hỗn độn mà con bày ra.
Nhưng các nhà khoa học lại không hề khó chịu với hành động này. Khi tay trẻ đang thực hiện hoạt động xé giấy thì đồng thời não bộ của trẻ cũng có những hoạt động phân tích tích cực.
Hoạt động xé giấy cũng là cách để trẻ học và luyện tập khả năng phối hợp động tác tay và mắt ở trẻ, tương tự như hành vi ném đồ vật. Khi con cầm từ giấy, trẻ sẽ được luyện tập kỹ năng cầm nắm. Não bộ của trẻ được kích thích khi hình dáng tờ giấy thay đổi. Tiếng xe giấy soàn soạt cũng kích thích đến não và thính giác của trẻ.
Chỉ một hành động nhỏ nhưng lại mang đến những kích thích tích cực với sự phát triển của trẻ. Vì thế mẹ không nên cảm thấy khó chịu khi trẻ xé giấy.
Mẹ cũng có thể chủ động chuẩn bị những tờ giấy sạch sẽ, nhiều màu sắc để thỏa mãn trí tưởng tượng của con. Lưu ý là khi để con chơi với giấy người lớn cần chú ý giám sát để bé không cho giấy vào miệng.
Không chia sẻ đồ chơi
Hẳn là mẹ đã từng trải qua cảm giác xấu hổ khi con giữ đồ chơi khư khư mà không chia sẻ cho các bé khác chơi cùng. Cảm giác của mẹ là con ích kỷ, tham và người khác có thể đánh giá cha mẹ không giáo dục con đàng hoàng. Đôi khi mẹ còn cáu giận và nặng lời với trẻ.
Đôi khi trẻ không sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với bạn
Cách xử lý tình huống này đúng là đừng can thiệp vào quyền sở hữu những đồ vật đầu tiên của con. Trẻ đang hình thành những nhận thức đầu tiên về quyền sở hữu. Con không chia sẻ đồ chơi trong giai đoạn này vì trong bé cái tôi đang được hình thành. Đừng vội quy chụp là con ích kỷ, không biết điều.
Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách “Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận“, cho biết: “Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho con những bài học tốt cho trẻ”. Vì vậy ông hoàn toàn phản đối việc bắt buộc con phải thế này phải thế kia.
Ba mẹ đừng bao giờ giận dữ quát tháo con vì không chịu chia đồ chơi với bạn, nhất là trước mặt nhiều người. Mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích với con rằng con chỉ cho bạn mượn chơi, chơi xong bạn sẽ trả lại cho con. Chứ không phải bạn lấy luôn của con. Dần dần, trẻ sẽ hiểu được khái niệm chia sẻ khi con lớn lên.
Trẻ không tập trung
Kỹ năng tập trung của trẻ cần thời gian để phát triển. Nhưng một số trẻ lớn nhưng ba mẹ thường xuyên bắt gặp con tâm hồn treo ngược cành cây. Ba mẹ đừng quá lo lắng, rất có thể con là một em bé có tiềm năng về trí tuệ.
Những đứa trẻ thông minh thường có rất nhiều suy nghĩ trong đầu khiến con không tập trung vào lắng nghe ba mẹ hoặc thầy cô được.
Những em bé như vậy thường có trí tưởng tượng phong phú và sống động. Con mải mê đuổi theo dòng suy nghĩ, tưởng tượng của chính mình đến nỗi quên mất những chuyện đang diễn ra xung quanh trẻ.
Nếu ba mẹ bắt gặp con hay lơ đễnh nhưng lại tự mày mò những thú vui lành mạnh riêng của mình thì rất có thể con bạn sẽ là một thiên tài trong tương lai đấy.
Mời ba mẹ tham khảo thêm: 5 cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ mẹ nên biết
Trẻ mút tay, gặm chân
“Thú vui” của hầu hết trẻ khoảng 3-4 tháng tuổi là đưa ngón tay lên ngậm mút, thậm chí con đưa cả chân lên miệng. Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề vệ sinh của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mút tay là hiện tượng bình thường, được coi là một giai đoạn trong sự phát triển tâm lý của con.
Trẻ mút tay để tự an ủi mình
Từ 0-1 tuổi được gọi là “thời kỳ khẩu dục” chính là giai đoạn con có sự ham muốn gặm cắn, bú mút mạnh mẽ. Giai đoạn này cũng là cơ sở đầu tiên của quá trình phát triển nhận thức và khám phá thế giới cũng như cách kiểm soát hoạt động của cơ thể.
Mút tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự an ủi mình. Nếu con cực kỳ thích mút tay thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần luôn rửa tay, cắt móng và vệ sinh cẩn thận.
Mời ba mẹ tham khảo thêm: Hiểu đúng về việc bé mút tay, gặm đồ
Trẻ thích đi chân đất
Nhiều gia đình không muốn trẻ đi chân đất vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nhưng thực tế là việc đi chân đất không những không hề có hại cho con mà còn tốt cho tâm trí và sức khỏe của trẻ. Thậm chí đi chân đất cũng có tác dụng tương tự với người lớn.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng đi chân trần có thể kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất để trẻ giữ thăng bằng. Trẻ có thể cảm nhận được bề mặt con bước lên một cách chân thật nhất, từ đó học được cách điều chỉnh tốc độ theo trạng thái mặt đất và tư thế đi bộ đúng hơn.
Theo một số chuyên gia, lòng bàn chân của trẻ 0-10 tuổi vẫn chưa hoàn toàn định hình, nên tốt nhất là để trẻ đi chân trần để đôi chân phát triển đúng cách. Việc để trẻ đi giày cả ngày, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt có thể gây tổn thương ở chân bé.
Nếu như trời quá lạnh hoặc quá nóng thì cha mẹ mới nên cho con đi giày dép. Còn nếu cha mẹ không muốn bàn chân con tiếp xúc với mặt sàn trơn nguy hiểm thì có thể đi tất chống trơn mỏng. Lưu ý tất và giày dép phải phù hợp với kích thước chân của trẻ.
Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Các nhà khoa học khẳng định những em bé thiên tài luôn muốn hoạt động chứ không thích ngồi im. Những em bé thông minh thường có cảm xúc mạnh và bộ não hoạt động căng thẳng hơn. Đó cũng là cách để trẻ khám phá thế giới.
Các kỹ năng vận động tinh và vận động thô là phương tiện để trẻ khám phá thế giới và phát triển trí thông minh vượt trội. Trẻ hoạt động nhiều đồng nghĩa với việc não phải xử lý nhiều thông tin hơn. Trẻ càng suy nghĩ suy luận nhiều não trẻ càng phát triển.
Hãy để trẻ được nghịch ngợm và khám phá thế giới xung quanh, miễn là những trò chơi đó không nguy hiểm với bé và những người xung quanh.
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo