Giải mã tính cách con trẻ - Bé nhà bạn thuộc nhóm tính cách nào?

đăng bởi Nguyễn Khải

Có 3 kiểu tính cách của trẻ là: dễ tính, hoạt bát; khó tính, và nhóm cẩn trọng. Các nhóm tính cách của trẻ được thể hiện qua những đặc điểm tính cách khả năng nổi trội của trẻ. Để nhận biết con thuộc nhóm tính cách nào và chọn phương pháp nuôi dạy phù hợp với tính cách của con, mời ba mẹ đọc bài viết sau!

Những nghiên cứu trước đây đã chia tính cách của trẻ thành 3 loại: Nhóm dễ tính, hoạt bát, nhóm khó tính, dễ bị kích thích và nhóm khó gần hay thận trọng. Khoảng 35% trẻ em lại có đặc điểm tính cách là sự kết hợp các nhóm này.

Bài viết sau sẽ đưa ra những đặc điểm của các bé thuộc ba nhóm tính cách này giúp bố mẹ tìm hiểu về những đặc điểm tạo nên tính cách của con. Cùng tìm hiểu các nhóm tính cách của trẻ nhé!

Tính cách được định nghĩa như thế nào?

Tính cách trẻ con là gì? Đúng là 'cha mẹ sinh con, trời sinh tính' - bởi vì bố mẹ cũng khó có thể nắm bắt hết được tính cách của con. Mỗi em bé sinh ra đều có những đặc điểm tính cách riêng, đó chính là các đặc điểm nội tâm mang tính cá nhân của riêng bé. Tính cách của con sẽ được thể hiện qua cách con suy nghĩ, tư duy cách con hành động và cách con tương tác với mọi sự vật, sự việc xung quanh mình.

Trong bài viết này tính cách của trẻ em sẽ được chia thành các nhóm tính cách. Mỗi nhóm tính cách đặc trưng bởi những tính cách khả năng đặc điểm nổi trội của trẻ.

Giải mã tính cách con trẻ - Bé nhà bạn thuộc nhóm tính cách nào?

Làm sao để xác định tính cách của con đây ba mẹ ơi?

Khả năng của trẻ được quyết định rất nhiều bởi tính cách, có nghĩa là nếu bố mẹ xác định được chính xác tính cách của bé thì sẽ biết cách hỗ trợ con để kích thích bé phát triển các khả năng thế mạnh của mình một cách tối ưu nhất. Mẹo nhận biết tính cách của trẻ là dựa trên sự khác nhau của 9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách. 

9 đặc điểm ảnh hưởng tính cách của trẻ con:

  • Mức độ hoạt động – Trẻ năng động như thế nào
  • Nhịp độ sinh học – thói quen ăn, ngủ và bài tiết.
  • Phân tâm – cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ.
  • Tiếp cận và thay đổi – cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen.
  • Khả năng thích ứng – cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác.
  • Kiên trì – cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn.
  • Mức độ phản ứng – cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực.
  • Sự nhạy cảm – mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào.
  • Tâm trạng – có thể là lạc quan hay nghiêm túc.

Vậy tính cách của bé được hình thành khi nào? Có thể nói tính cách là một phần bản thể trong bé ngay từ khi con thành hình và được mẹ sinh ra đời. Sau đó, trong quá trình học hỏi và tương tác với bố mẹ, với các sự vật sự việc xung quanh thì tính cách của bé phát triển thêm và dần ổn định khi con lớn lên.

Những tính cách đặc biệt của bé cũng có thể được thừa hưởng từ bố mẹ, hoặc cũng có thể là bé sẽ có tính cách hoàn toàn khác biệt.

Có gia đình cả nhà tính cách hướng ngoại, nhưng cũng có nhiều gia đình bố mẹ thì hướng nội, trầm tính nhưng em bé lại có tính cách hoạt bát, sôi nổi cả ngày.

Tốt nhất là bố mẹ nên nhìn nhận, khuyến khích những đức tính tốt của con, và sửa chữa, uốn nắn những mặt chưa tốt của bé. Quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện đức tính cho bé là bố mẹ cần phải làm gương, và giải thích cho bé hiểu đúng - sai tường tận.

Ba nhóm tính cách cơ bản của trẻ em

Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách khác nhau. Ba loại tính cách của trẻ này giúp đưa ra những miêu tả ngắn gọn nhưng hữu ích về các hành vi điển hình của trẻ. Ngay cả những bé có cùng một loại tính cách nhưng những gì bé thể hiện lại rất khác nhau.

Các từ chỉ tính cách của trẻ em mà chúng ta thường nghe là dễ thương, hay cười, ăn vạ… Nhưng các nhà khoa học đã dựa vào các đặc điểm của bé để chia tính cách con thành 3 nhóm cơ bản.

Những hành vi của trẻ có thể dựa vào những dao động trong cảm xúc, bé có thể cư xử khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Để nhận biết con thuộc nhóm tính cách nào, ba mẹ hãy xem đặc điểm chi tiết của từng nhóm như sau:

Dễ tính hoặc hoạt bát (chiếm 40% trẻ em)

Trẻ dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện ra:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết theo một quy luật ổn định.
  • Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
  • Giữ tâm trạng tích cực
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hoà

Bố mẹ và người chăm sóc trẻ dễ tính/ hoạt bát thường mô tả bé là người thân thiện, vui vẻ, tốt bụng và dễ tính. Bố mẹ cảm thấy mình đang làm tốt vai trò của mình.

Giải mã tính cách con trẻ - Bé nhà bạn thuộc nhóm tính cách nào?

Bé yêu của ba mẹ có thuộc 40% các em bé dễ tính không?

Khó tính/ dễ bị kích thích (khoảng 10% trẻ em)

  • Trẻ khó tính/ dễ bị kích thích thường:
  • Việc ăn, ngủ và bài tiết không theo một quy luật nhất định.
  • Chậm thích ứng với các tình huống, con người mới và khi thay đổi môi trường
  • Tâm trạng tiêu cực
  • Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ

Cha mẹ và người chăm sóc thường mô tả bé là một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn. Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy chăm trẻ là công việc rắc rối.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về nhóm trẻ này tại: Cách dạy trẻ nóng tính, hay cáu giận và dễ bị kích động

Khó gần hoặc thận trọng (khoảng 15% trẻ em)

Trẻ khó gần hoặc thận trọng thường thể hiện:

  • Cảnh giác và chậm thích nghi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường.
  • Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
  • Giữ tâm trạng nghiêm túc
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về nhóm trẻ này tại: Cách dạy trẻ nhút nhát, thiếu tự tin

Cha mẹ và người chăm sóc thường mô tả bé là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm. Bố mẹ băn khoăn không biết họ có thể làm gì để gần gũi với bé hơn.

Đôi khi tính cách của trẻ sẽ khiến bố mẹ gặp nhiều khó khăn nhưng bố mẹ cần nhớ rằng tính cách của con là không thể thay đổi. Những gì mẹ có thể làm là phát triển những điểm mạnh của bé và dạy bé những kỹ năng đối phó với điểm chưa tốt trong tính cách của mình. 

Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ là cách hành xử của ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Có những hành vi vô tình của ba mẹ nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của trẻ. Để biết cách xử lý những tình huống cơ bản nhất khi tương tác với các em bé, mời ba mẹ tham khảo bài giảng trong chương trình POH ACTI.

Hiểu tính cách của bé

Tất cả chúng ta được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới bằng một cách riêng - còn được gọi là tính cách. Dù tính cách có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình.

Giải mã tính cách con trẻ - Bé nhà bạn thuộc nhóm tính cách nào?

Môi trường giáo dục từ nhỏ có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách của con

Điều đó thể hiện rằng sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách. Một bé ở tuổi chập chững có thể học đếm từ 0 đến 60 trong khi ban đầu bé không hề biết đến chữ số. Giống như  vậy, bé cũng có thể học cách tự kiểm soát bản thân. 

Ví dụ, những em bé hay lo lắng thì nên để bé được tiếp xúc với nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Nhờ đó con sẽ học được cách thích nghi và ít căng thẳng hơn. Hoặc những em bé nghiêm túc có thể không bao giờ trở thành một diễn viên hài được nhưng bé hoàn toàn có thể luyện tập để phát triển óc hài hước.

Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách

Thấu hiểu tính khí của con

Bố mẹ hãy chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Đặt các câu hỏi như: Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé? Bé có hay khó ngủ không? Cách bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào? Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao? Bé có bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc phấn khích?

Chấp nhận tính cách của con

Tính cách giống như màu mắt, bạn sẽ có được những gì bạn nhận được. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách bé có ra sao.

Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương đến lòng tự trọng của bé. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.

Cá nhân hóa cách tiếp cận của cha mẹ

Mẹ cảm thấy khó khăn để có những tương tác thân thiết với bé. Ví dụ, mẹ phải chăm sóc nhiều bé, mỗi bé lại có một tích cách khác nhau. Một bé có thể linh hoạt chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác trong khi bé khác cần thêm thời gian và sự hỗ trợ để thay đổi.

Khi tính cách của mẹ khác với tính cách của con, và mẹ sẽ không thể hiểu vì sao bé lại cư xử như vậy. Mẹ có thể là một người dễ tính nhưng em bé lại hay quấy khóc. Và mẹ cũng có thể là một người rất năng động trong khi bé lại thích sự yên tĩnh.

Bởi vì mỗi tính cách có những nhu cầu riêng biệt, câu hỏi chính là: Những kỳ vọng của mẹ có ảnh hưởng đến bé không?

Hành vi trong nhiều trường hợp không được coi là một phần của tính cách.

Đôi khi hành vi không liên quan đến tính cách và đòi hỏi một cách tiếp cận khác. Ví dụ, việc bé thường xuyên gặp khó khăn khi ngủ có thể gặp vấn đề bệnh lý, như trào ngược ở trẻ sơ sinh. Hoặc việc trẻ cực kỳ kén ăn có thể là vấn đề với sự tích hợp cảm giác.

Nói chung, mẹ không thể thay đổi tính cách của con. Mẹ nên chấp nhận và cung cấp sự hỗ trợ, hướng dẫn khi bé cần. Mẹ cũng có thể phát triển điểm mạnh của bé và giúp bé đối phó với các khó khăn liên quan đến tính cách.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ khi con khó tính/ dễ kích động hoặc khó gần/ thận trọng ở đây.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo