Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận và hỗ trợ tốt nhất để phát triển. Tình yêu, sự quan tâm chăm sóc của mẹ và những người thân yêu chính là điều quan trọng nhất với con lúc này.
Mặc dù nói nuôi con thế nào cũng lớn nhưng để giúp con phát huy hết khả năng của mình các mẹ cũng cần phải có hiểu biết và những phương pháp cụ thể để hỗ trợ con. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý để mẹ đồng hành cùng bé trong giai đoạn phát triển quan trọng này.
1. Thể hiện tình yêu của mẹ
Các con luôn luôn cần tình yêu thương của cha mẹ. Sự chăm sóc và hỗ trợ của mẹ sẽ giúp con có chỗ dựa an toàn để khám phá thế giới xung quanh.
Tình yêu và sự quan tâm của mẹ trong những năm đầu đời có tác động lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần và cảm xúc của một đứa trẻ.
Vì vậy, mẹ hãy dành nhiều thời gian ở bên con, âu yếm, mỉm cười với con. Mẹ hãy khuyến khích bé trò chuyện và lắng nghe những ấm thanh ngộ nghĩnh. Chơi đùa với con và giúp con học hỏi mọi lúc mọi nơi.
Mẹ hãy bình tĩnh xử lý tình huống khi con làm sai một điều gì đó
Khi trẻ thể hiện cảm xúc của mình dù là buồn bã hay vui vẻ, mẹ đều nên ở bên vỗ về con. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự gắn kết tình cảm mạnh mẽ giữa mẹ và con yêu.
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của con
Mẹ sẽ là người chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của con. Có như vậy con yêu mới đủ sức khỏe và năng lượng để học hỏi và phát triển.
Chú ý đưa trẻ đi khám vào thời điểm những mốc phát triển quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp kiểm tra sự phát triển của con cũng như giải đáp các thắc mắc trong quá trình nuôi dạy con của mẹ.
Tiêm vắc xin đúng lịch để bảo vệ bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Ngủ
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của con. Ngủ đủ giấc giúp con phát triển tốt cả trí tuệ lẫn tinh thần.
Trong những giấc ngủ, giai đoạn REM (giai đoạn ngủ mát chuyện động nhanh) là rất quan trọng. Đây là lúc não bộ lớn lên và phát triển các chức năng. Sự phát triển của não là chìa khóa để con hiểu về mọi thứ được nhìn, nghe, nếm, chạm và ngửi khi khám phá thế giới.
Bởi vậy ba mẹ cần đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của con. Mẹ nên tạo thói quen ngủ tốt cho con ngay từ khi chào đời bằng cách dạy trẻ phân biệt ngày đêm.
Cho trẻ ăn
Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong sáu tháng đầu đời. Sữa cũng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con cho đến khi được một tuổi. Nếu mẹ muốn cai sữa cho con trước sáu tháng tuổi mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khoa học đã chứng minh nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh phổ biến thấp hơn. Ví dụ như:
- Tình trạng dị ứng như hen suyễn và bệnh chàm
- Bệnh tiêu chảy
- Vấn đề về đường hô hấp
- Nhiễm trùng tai
Sữa công thức tuy không thể có hết các đặc tính của sữa mẹ nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển tốt. Khi cho bé ăn, mẹ phải đảm bảo đúng tư thế để tránh nhiễm trùng tai. Cho bé ăn cũng là khoảng thời gian mẹ con âu yếm và giao tiếp bằng ánh mặt với nhau nhiều nhất
Những câu chuyện chăm sóc trẻ hàng ngày
Mẹ phải đảm bảo con yêu luôn thoải mái. Nếu phát hiện con đang bị nóng thì mẹ có thể cởi bớt một lớp áo. Hay nếu tã của con bị ướt thì mẹ thay tã mới để con dễ chịu hơn.
Trong những năm tháng đầu đời này, mẹ và bé luôn đồng hành cùng nhau. Mẹ sẽ là người luôn bên cạnh, đáp ứng các nhu cầu của con. Mẹ là hậu phương vững chắc để con tiếp tục “nhiệm vụ” khám phá thế giới đầy thử thách của mình.
Nói chuyện với con
Nói chuyện với con và khuyến khích con "đáp" lại sẽ giúp con thể hiện bản thân nhiều hơn. Kỹ năng giao tiếp tốt rất quan trọng trong việc giúp con phát triển và trở thành người hạnh phúc.
Mẹ thậm chí có thể nói chuyện với con từ khi mang thai. Trò chuyện với thai nhi là một cách tuyệt vời để hình thành liên kết giữa mẹ và bé. Con sẽ nhận ra giọng nói của mẹ ngay cả khi đang nằm trong bụng.
Mẹ nói truyện nhiều với con giúp bé phát triển nhanh hơn về mặt ngôn ngữ
Khi em bé ra đời, mẹ có thể nói chuyện với con mọi lúc: trong khi thay tã, cho con ăn, cho con tắm... Con sẽ phản ứng lại ngay nếu biết mẹ đang nói chuyện với mình. Vậy nên mẹ hãy cố gắng nhìn thẳng vào con khi nói chuyện với bé để xem những biểu cảm ngộ nghĩnh của con nhé.
Nếu mẹ không biết nói gì với con thì cũng đừng lo lắng. Mẹ chỉ cần mô tả những gì mẹ đang làm và những gì con đang làm. Ví dụ: "Mẹ đang cho nước ấm vào bồn tắm để tắm cho con yêu nhé".
Mẹ cũng có thể bắt chước bập bẹ như con nhưng trẻ thường sẽ thích nghe giọng nói cao và chậm của người lớn. Nếu dùng giọng điệu của người lớn nói chuyện với bé, con có thể nhận ra các nguyên âm và các từ ngữ đó dễ dàng và chính xác hơn trong giai đoạn tập nói sau này.
Đọc cho con nghe
Đọc thành tiếng là một trong những hoạt động quan trọng nhất mẹ có thể làm để giúp xây dựng vốn từ vựng của con, đồng thời tăng cường trí tưởng tượng và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Cho con xem những cuốn sách rất thú vị cũng sẽ khuyến khích bé phát triển thói quen đọc sách say này.
Đọc sách cũng là cơ hội để âu yếm và dành thời gian bên con. Các bé có thể "thưởng thức" những cuốn sách đơn giản ngay từ sáu tháng tuổi, nhưng mẹ có thể bắt đầu đọc cho con nghe ngay từ khi bé ra đời. Đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ là một cách giúp mẹ thư giãn và cũng giúp hình thành thói quen ngủ của con.
Ngoài ra mẹ có thể mua những cuốn sách dành riêng cho trẻ sơ sinh. Những cuốn sách như vậy thường có màu sắc tương phản, các sọc ngang dọc màu đen trắng, những hình minh họa lớn và đơn giản giúp trẻ tập trung tốt hơn.
Kích thích các giác quan của con
Kích thích sự phát triển giác quan cũng rất quan trọng. Để con học hỏi về các địa điểm, vật thể và môi trường xung quanh mẹ phải tạo điều kiện để con tiếp xúc với các đối tượng này. Mỗi tương tác mới sẽ mang đến cho con thông tin về thế giới và vị trí của con trong đó.
Tất nhiên, đôi lúc con có thể bị kích thích quá mức bởi mọi thứ xung quanh. Mẹ không nên đưa dồn dập các thông tin cho con suốt cả ngày hay cố gắng thu hút tất cả các giác quan của con cùng một lúc.
Đồ chơi hay những đồ gia dụng trong nhà cũng giúp trẻ học hỏi. Càng lớn con sẽ càng thích chơi nhiều hơn. Nhưng mẹ chỉ nên cho con chơi từ một đến hai đồ vật mỗi lần.
Để giúp con tận dụng tối đa thời gian chơi mẹ có thể thử các mẹo sau:
- Chọn các đồ vật rắn có hình dạng, kết cấu, màu sắc, âm thanh và trọng lượng khác nhau.
- Hát những bài hát thiếu nhi cho con. Thử nghiệm với các thể loại âm nhạc khác nhau để tìm ra loại con thích nhất.
- Chơi các trò chơi tương tác như trò chơi ú oà ....
- Đi dạo và mua sắm cùng con để con gặp gỡ nhiều người. Ngay cả những hoạt động đơn giản hàng ngày cũng sẽ kích thích sự phát triển trí não của con. Nói chuyện với con trong khi di chuyển, chỉ vào các đồ vật và những thứ thú vị trên đường đi.
Có phòng riêng để bé vui chơi
Để giúp trẻ phát triển các cơ khỏe mạnh con phải thường xuyên tập giữ thăng bằng, thực hành bò di chuyên và tập đi. Trẻ sẽ cân một không gian đủ lớn và an toàn. nếu có điều kiện ba mẹ hãy dành một phòng chơi cho bé.
Không gian an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé. Bé sẽ được thỏa thích khám phá môi trường xung quanh mà không phải nghe mẹ nói "không" hay "đừng sờ vào".
Con có khám phá thế giới đồ chơi của mình không?
Để đảm bảo không gian chơi được an toàn ba mẹ phải cất các vật có thể gây nguy hiểm ra khỏi tầm với của con. Ví dụ trong nhà bếp, mẹ phải lắp ổ khóa cho tất cả các tủ bếp. Với các đồ an toàn bé có thể chơi được như bát nhựa, cốc đo lường, thìa gỗ, nồi và chảo, thì mẹ nên để riêng một chỗ để bé dễ dàng lấy chơi.
Để con được thử thách
Các hoạt động vượt quá khả năng của con nhiều lúc khiến con chán nản, cáu gắt. Tuy nhiên những khó khăn này góp phần rèn luyện thể chất và phát triển kỹ năng của con rất nhiều.
Khi phải đối mặt với một hoạt động không dễ dàng thực hiện được, con phải tìm ra một cách mới để hoàn thành nó. Đây chính là lúc vai trò của não bộ được phát huy tốt nhất để phát triển. Hãy để con thử trước. Nếu con vẫn gặp khó khăn, mẹ hãy chỉ cho con thấy cách thực hiện rồi để con tự mình thử lại.
Chăm sóc bản thân
Những tương tác đơn giản hàng ngày giữa mẹ và con rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Nhưng nếu mẹ cảm thấy kiệt sức, hãy cố gắng tìm cách chia sẻ trách nhiệm gia đình và nuôi dạy con cái với bố của bé. Bằng cách này, mẹ có thể cảm thấy thoải mái hơn và đỡ bị áp lực quá nhiều.
Nếu là mẹ đơn thân, hãy cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ. Sẽ luôn có những người có thể giúp đỡ và hỗ trợ mẹ chăm con. Thỉnh thoảng hãy đối xử tốt với bản thân một chút. Làm cha làm mẹ nhiều khi rất mệt mỏi và mẹ cần thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng.
Nếu mẹ đang phải vật lộn với chứng trầm cảm sau sinh hoặc gặp khó khăn trong việc gắn kết với con, hãy gặp các chuyên gia tư vấn sức khỏe và tâm lí để được giúp đỡ. Mẹ cũng có thể gặp gỡ các bà mẹ khác đang gặp vấn đề tương tự để chia sẻ vấn đề của mình.
Mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không tìm được ai giúp mình. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được điều trị giải tỏa kịp thời dễ dẫn đến trầm cảm. Một khi mẹ bị trầm cảm quá trình học tập và cách cư xử của trẻ sẽ chịu sự tác động không nhỏ.
Tìm nhà trẻ tốt
Nếu mẹ phải đi làm thì việc thuê người trông trẻ cũng là cách vừa giúp con yêu được chăm sóc tốt, mẹ vừa đảm bảo kinh tế gia đình.
Tuy nhiên, dù tìm người bế hay nhờ người thân hoặc gửi nhà trẻ thì mẹ đều phải chọn người có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em và có uy tín, yêu trẻ con và có đủ kiên nhẫn để giúp con phát triển tốt nhất.
Nguồn: Babycenter
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo