Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?

đăng bởi

Không chỉ dừng lại là giúp trẻ sạch sẽ, việc tắm cho bé khiến sợi dây gắn kết của mẹ và bé trở nên bền chặt hơn. Thế nhưng tắm cho trẻ sơ sinh có thể khiến cho mẹ đau đầu vì hàng tá vấn đề xảy ra. Cùng điểm qua các rắc rối thường gặp của mẹ và cùng giải quyết nhé.

Tắm cho trẻ sơ sinh không đơn thuần chỉ là làm cho bé sạch sẽ mà còn tăng cường sự gắn kết mẹ con.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé giúp tình cảm mẹ và con yêu thêm gắn kết

Một số bé sơ sinh mới đầu đã thích tắm trong khi vài bé khác lại cần một chút thời gian để làm quen với những cảm giác mới này. Dù bé của mẹ thuộc nhóm nào thì mẹ cũng có thể tham khảo các bí quyết sau để giữ cho bé sạch sẽ và thoải mái.

 

 

Cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong 1-2 tuần đầu tiên mẹ sẽ thấy tắm bé khá dễ dàng. Mẹ lần lượt làm sạch từng bộ phận cho bé, từ đầu, cổ, bàn tay đến mông và chân. Đối với phần mặt, cổ và bàn tay, mẹ nên lau bằng miếng bông cotton ẩm. Còn với các bộ phận ở thân dưới, mẹ dùng khăn hoặc dung dịch vệ sinh dạng lỏng pha loãng với nước tắm. 

Dưới đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh:

- Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần làm ấm phòng và chuẩn bị tã, bỉm sạch cùng quần áo. Cho nước ấm vào chậu tắm nhỏ. Cởi quần áo và đặt bé lên một chiếc khăn sạch (khăn dùng để bé lau khô sau khi tắm xong).

- Rửa mặt gồm:

  • Lau sạch hai bên mắt cho bé: Nhúng một miếng bông sạch vào nước ấm, sau đó vắt kiệt nước đi. Nhẹ nhàng lau xung quanh mắt, bắt đầu từ phía đầu mắt (gần sống mũi). Sử dụng bông mới cho mỗi lần lau để tránh lây bẩn, dịch nào từ mắt này sang mắt kia. Đặc biệt là khi bé bị đau mắt.
  • Lau tai: Sử dụng khăn sạch, ẩm để lau tai rồi đến phía sau tai do những khu vực này có thể bị đọng sữa và mồ hôi. Đừng ngoáy tai vì màng nhĩ bé có thể bị tổn thương.

-Rửa tay: Tiếp đến rửa kĩ ngấn ở cổ và tay bé, đặc biệt là các kẽ ngon tay, chân dễ bị đọng mồ hôi và chất bẩn. Nếu trên da vẫn còn một lớp phủ màu trắng thì đừng cố rửa sạch vì đó là bã nhờn thai nhi. Đây là chất làm ẩm tự nhiên và rất tốt cho làn da non nớt của bé.

- Rửa bộ phận sinh dục: Làm sạch hoàn toàn bộ phận sinh dục và phần mông sau mỗi lần thay tã. Phân su của trẻ sơ sinh có tỷ lệ chất béo cao nên nhầy và dính hơn phân của người trưởng thành. Do đó, mẹ có thể dễ dàng lau sạch phân bé bằng dung dịch vệ sinh dạng lỏng (loại dành cho trẻ sơ sinh) hoặc khăn ướt không mùi.

- Tắm toàn thân: Hãy tìm những loại dung dịch vệ sinh/ sữa tắm và khăn lau dành riêng cho trẻ sơ sinh để bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Trước khi mua hoặc sử dụng, hãy bôi một ít lên một vùng da nhỏ trên người bé để xem có bị kích ứng không. Tuyệt đối tránh các sản phẩm nhiều bọt, hoặc khăn lau có chứa cồn hay hương liệu vì những thứ này có thể làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của làn da em bé.

- Sau khi tắm xong, mẹ hãy dùng khăn lau khô toàn thân. Đặc biệt chú ý đến ngấn cổ, tay, chân... Nếu thấy da bé hơi khô, mẹ có thể sử dụng một chút kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Sau đó, mẹ quấn bé trong khăn và ôm vào lòng để giữ ấm.

 

 

Thời điểm nào là thích hợp để tắm cho trẻ lần đầu tiên?

Nếu bé sinh đủ tháng và khỏe mạnh thì mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm lần đầu tiên trong vòng 2 giờ sau khi sinh. Lưu ý không kéo dài quá 5 đến 10 phút.

Các mẹ có thể tắm cho trẻ ngay mà không cần chờ cuống rốn rụng hay lành. Vì nước tắm không làm nhiễm trùng cuống rốn cũng như không làm chậm đi quá trình lành các vết thương. Tuy nhiên, sau khi tắm mẹ cần làm khô cuống rốn đúng cách.

Lần đầu tắm bé mẹ có thể cảm thấy hồi hộp và luống cuống. Tuy nhiên, mẹ hãy cứ bình tĩnh và giữ chặt con. Nếu thấy không ổn, mẹ có thể nhờ người thân đã có kinh nghiệm giúp một tay hoặc nhắc mẹ đầy đủ các bước thực hiện. Đến khi mẹ đã quen với việc tắm cho con rồi thì mọi việc dường như sẽ dễ dàng hơn!

Với những người lần đầu làm mẹ, giữ em bé ngọ ngoạy, ướt rượt và trơn không hề dễ dàng. Mẹ cần thời gian để luyện tập và hình thành sự tự tin. Đừng lo, bé sẽ sớm quen với việc đó thôi. Hầu hết trẻ sơ sinh đều cảm thấy dễ chịu khi được tắm với nước ấm. Đây cũng là một phương pháp xoa dịu cực kỳ hữu hiệu đối với những bé cáu bẳn và hay khóc.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Bé sơ sinh chỉ cần tắm từ 2 đến 3 lần một tuần. Trong những ngày còn lại, các mẹ hãy rửa mặt cho bé thường xuyên, vệ sinh bộ phận sinh dục, mông sau mỗi lần thay tã và lau người. Nếu mẹ nào muốn cho con tắm hàng ngày thì cũng tốt thôi, miễn là chú ý đến sức khỏe của trẻ.

Nếu gia đình sống ở khu vực mà nguồn nước có hàm lượng Magie và Canxi trên 1 lít nước vượt quá mức cho phép thì lưu ý: Tắm cho trẻ quá nhiều trong những tháng đầu có thể làm khô và tổn thương da bé.

Các mẹ có thể thêm một ít sữa tắm cho trẻ pha loãng hoặc sữa tắm vào nước để bảo vệ làn da của bé.Tuy nhiên, hãy chú ý rằng việc pha thêm sẽ khiến da bé trở nên trơn trượt hơn.

Với những trẻ đã biết bò hay chạy nhảy (trên 6 tháng), bé sẽ ra nhiều mồ hôi mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày, ngoài ra vào mùa hè bé nên được tắm nhiều hơn vào mùa đông.

Mẹ có thể tắm cho bé 2-3 ngày 1 lần

Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào?

Tắm cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ là câu hỏi thường gặp của mẹ. Có thể mỗi mẹ lại có lịch tắm cho trẻ sơ sinh khác nhau, phụ thuộc vào lịch sinh hoạt của gia đình.

Có người thích tắm vào buổi sáng để cơ thể bé tỉnh táo, sảng khoái. Buổi trưa lúc nhiệt độ ổn định nên cho rằng đây là lúc tắm cho bé phù hợp và an toàn nhất. Nhiều phụ huynh sẽ tắm cho bé vào chiều tối để bé dễ ngủ, thoải mái… và giúp bé phân biệt ngày đêm.

Một lời khuyên là, với điều kiện phòng tắm kín, vào mùa hè bố mẹ có thể tắm cho bé vào khoảng 16h-20h. Ở mùa đông nên tắm cho trẻ sớm hơn từ 10h-16h.

Nên tắm cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Trong vài tuần đầu tiên, vì bé còn rất nhỏ nên mẹ có thể dễ dàng cho tắm ở một cái chậu hoặc bồn tắm nhỏ.

Các mẹ cũng có thể sử dụng bồn tắm lớn, tuy nhiên nó có thể khó khăn vì bạn sẽ phải quỳ xuống hoặc nghiêng người sang một bên. Khi phụ nữ mới sinh con xong, việc giữ lưng thẳng vào không gây áp lực lên nó là rất quan trọng.

Nếu sử dụng bồn tắm lớn, mẹ hãy sử dụng thêm cả bồn tắm hỗ trợ. Và trong khi sử dụng bồn hỗ trợ thì không bao giờ để con một mình trong bất cứ hoàn cảnh nào vì bé có thể chìm xuống khoảng 5cm trong nước gây ngạt. Mẹ có thể tìm hiểu thêm điều này tại An toàn phòng tắm cho trẻ sơ sinh.

Tắm trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc tốt nhất là chọn thời điểm rảnh rỗi và ít bị gián đoạn nhất trong ngày, tốt nhất là khoảng thời gian giữa các cữ bú - khi bé vẫn còn tỉnh táo và tập trung. Khi đó, bé cũng sẽ không mệt, không quá đói và cũng không quá no.

Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước

  • Khi tắm, mẹ cần giữ ấm cho bé vì trẻ nhỏ hạ thân nhiệt rất nhanh. Hãy bật máy sưởi hoặc giữ căn phòng ấm cùng với nước ấm và đóng tất cả các cửa lại để tránh gió lùa.
  • Rửa sạch tay và sau đó chuẩn bị tất cả các đồ tắm cần thiết, bao gồm:

- Chậu tắm hoặc chậu nhỏ chuyên dụng rửa mặt,

- Khăn rửa mặt

- Khăn tắm sạch

- Sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ em (tốt nhất là loại không có chất tạo bọt), ,

- Quần áo và tã lót, bỉm sạch.

Bé sơ sinh có thể tè dầm và đi ngoài bất cứ lúc nào; do đó, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng để “ứng phó” kịp thời.

  • Xả nước lạnh vào bồn trước, sau đó chế thêm nước nóng vừa đủ để nước âm ấm và tránh gây bỏng da. Nếu dùng chậu để gội đầu cho bé, mẹ cần pha chế sẵn nước ấm.
  • Đổ đầy nước vào khoảng 8cm đến 10cm.
  • Nếu có nhiệt kế phòng tắm, mẹ có thể dùng để điều chỉnh độ ấm cho nước tắm của con nhiệt độ khoảng 36 đến 37 độ C hay không. Nếu không có nhiệt kế, hãy đo nhiệt độ nước bằng khuỷu tay thay vì dùng tay. Nước tắm đạt tiêu chuẩn không nóng cũng không lạnh, hơi ấm ấm.

Nếu bé bị viêm da cơ địa, chàm sữa, mẹ lưu ý tắm nước mát (32-34 độ) cho bé trong phòng ấm (mùa đông có thể bật sưởi, điều hòa làm ấm phòng) để tránh tình trạng viêm da cơ địa, chàm tái phát nặng hơn.

 

 

Tắm nhẹ nhàng và kỹ lưỡng

  • Cởi tã ra rồi quấn bé vào một chiếc khăn. Đầu tiên, mẹ lau mặt và gội đầu cho bé, sau đó vệ sinh các bộ phận còn lại trên cơ thể. Nếu bé không thích ở lâu trong nước, mẹ hãy lau rửa thật nhanh để bé vẫn giữ tinh thần thoải mái cho đến lúc tắm xong.
  • Rửa mắt, tai, mặt và cổ cũng như các bộ phận khác bằng miếng bông cotton và nước ấm.
  • Giữ bé sao cho đầu ở trên mặt nước, lấy khăn tay hoặc dạ mềm nhúng nước và lau. Chị em có thể cho một chút sửa tắm gội dịu nhẹ dành cho trẻ em nếu muốn. Nếu không muốn dầu gội dính vào nước tắm, hãy chuẩn bị một thau nước riêng để dành cho việc gội đầu. Làm sạch tóc và lau khô. Bé chỉ cần gội đầu 1-2 lần một tuần. Nếu bé bị viêm da tiết bã, mẹ cần gội đầu thường xuyên hơn với dầu gội đặc trị.
  • Bây giờ hãy cởi bỉm ra. Nếu bỉm bẩn, mẹ hãy làm sạch bộ phận sinh dục và phần mông trước khi tắm.
  • Dùng một tay đỡ cổ và đầu rồi cho bé đưa dần dần vào bồn. Nhúng nước lên đến quá vai để bé không bị lạnh. Trong giờ tắm, mẹ tuyệt đối không để bé một mình trong bồn dù chỉ là một giây.
  • Sử dụng nước sạch hoặc sữa tắm dạng lỏng dành riêng cho trẻ em để bảo vệ da bé yêu.
  • Nếu da bé khô hoặc nhạy cảm, hãy pha thêm một chút sữa tắm vào nước. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến da bé trở nên trơn hơn nên mẹ cần cẩn thận.
  • Nếu chỉ thích tắm cho bé bằng nước, tốt nhất mẹ vẫn nên sử dụng dung dịch vệ sinh dạng lỏng hoặc khăn lau dành cho trẻ để vệ sinh vùng sinh dục vì chỉ sử dụng nước sẽ khó làm sạch phân mỡ bám vào con.
  • Dùng tay, vải mềm để lau sạch từ trên xuống dưới, trước và sau. Tránh chà xát da bé. Nếu thấy bã nhờn thai nhi trong các ngấn tay của bé thì mẹ cứ giữ nguyên vì nó giúp bảo vệ da.
  • Rửa người bé thật sạch, sau đó ẵm bé lên và quấn khăn tắm trùm đầu. Mẹ đỡ đầu và cổ bé bằng một tay và tay kia thì đỡ ở phần mông, đùi.

Lau khô cho bé và giữ ấm cho bé

  • Bọc em bé trong khăn, vỗ nhẹ khăn để thấm nước, sau đó mặc tã vào.
  • Nếu da của bé có xu hướng bị khô, mẹ có thể bôi lên một chút kem dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Bây giờ thì mặc quần áo đã chuẩn bị sẵn vào cho bé. Trẻ sơ sinh bị mất nhiệt nhanh chóng, do đó, tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể lúc đó mà mẹ có thể quấn thêm cho bé một cái chăn nữa.

Mẹ gội đầu nhẹ nhàng cho con yêu

Khi gội đầu cho bé, mẹ nên thận trọng để tránh nước hay xà phòng vào tai. Các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh phải thật nhẹ dịu và đảm bảo. Hãy làm ướt tóc bé nhẹ nhàng và dùng ít dầu gội massage nhanh chóng và gội lại bằng nước sạch.

Sau đó đừng quên lau lại bằng khăn bông thật nhanh để nước không vào tai và giữ ấm cơ thể trẻ. Cơ thể trẻ có thể mất nhiệt nhanh nên bạn hãy lưu ý điều này.

Nhiều mẹ khá lo lắng không biết cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng sữa tắm thì phải như thế nào để an toàn. Khi mẹ đã chọn đúng sản phẩm sữa tắm cho trẻ sơ sinh thì cứ tắm bình thường cho bé, nên nhớ là không nên tắm quá lâu mà thôi.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn dễ dàng hơn nhiều so với trẻ chưa rụng rốn, mẹ phải đảm bảo để không bị nhiễm khuẩn vùng rốn của trẻ. Nếu da bé bị khô thì bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm. Thế nhưng đừng quên hỏi bác sĩ xem loại sản phẩm này có phù hợp với bé nhà mình không nhé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo