MỤC LỤC
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
3. Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?
Hút sữa ra cho con ăn bình là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Cách cho bé ăn này vừa có thể cho bé ăn sữa mẹ hoàn toàn, mà mẹ lại dễ dàng theo dõi lượng sữa của bé. Hơn nữa cũng tiện cho mẹ hơn vì ai cũng có thể cho con ăn, nhất là khi mẹ ốm, có việc phải ra ngoài hay đi làm trở lại.
Tuy nhiên, khi lựa chọn hút sữa ra thì mẹ cũng cần phải biết bảo quản sữa mẹ đúng cách. Vì sữa mẹ không có chất bảo quản nên rất dễ hỏng và biến chất khi được hút ra ngoài. Mẹ hãy theo dõi bài viết của POH để được giải đáp thắc mắc về cách bảo quản sữa mẹ hé!
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh thường được áp dụng khi mẹ có việc phải đi ra ngoài lâu quá giờ hút sữa, không thể về nhà để cất sữa ngay được. Phổ biến hơn là các mẹ đi làm cần phải ở công ty đến chiều nhưng công ty không có tủ lạnh, hoặc tủ lạnh không đủ điều kiện trữ sữa cho bé.
Sữa mẹ có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng tối đa 4 tiếng. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng về việc bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh trong thời gian ngắn. Nhưng mẹ phải đảm bảo nhiệt độ phòng không quá 24-26 độ C và các dụng cụ hút sữa, trữ sữa được khử trùng đúng cách.
Sữa để trong phòng nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sữa, hoặc tránh các nguồn nhiệt khác tiếp xúc với sữa.
Nếu trữ sữa quá 4 tiếng thì mẹ nên lựa chọn cách khác để bảo quản sữa mẹ trước khi có thể về nhà và cho sữa vào tủ đông chuyên dụng. POH gợi ý mẹ có thể sử dụng đá khô và thùng/túi cách nhiệt để bảo quản sữa tốt hơn. Nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời và sữa mẹ vẫn nên được trữ trong tủ lạnh/tủ đông chuyên dụng càng sớm càng tốt.
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Nếu mẹ thực hiện bảo quản sữa mẹ sau khi hút đúng cách trong tủ lạnh thì có thể bảo quản tối đa khoảng 4 ngày ở ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ dưới 4 độ C), và 6-12 tháng nếu được bảo quản ở ngăn đông (nhiệt độ từ -18 đến -20 độ C).
Để đảm bảo sữa mẹ luôn an toàn và giữ lại nhiều dưỡng chất nhất cho con, mẹ hãy chú ý một số điều sau khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:
-Các dụng cụ hút sữa và trữ sữa cần được tiệt trùng sạch sẽ, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ
-Mẹ nên trữ lượng sữa vừa đủ cho cữ ăn của bé vào mỗi túi và không nên trữ quá dung tích được quy định ở túi trữ sữa. Mẹ nhớ ghi ngày tháng hút sữa vào mỗi túi để theo dõi hạn sử dụng của từng túi sữa
-Mẹ nên sử dụng các dụng cụ hút/trữ sữa làm bằng nhựa an toàn cho bé
-Nên trữ sữa trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp và ổn định, tránh đóng mở tủ nhiều lần làm thất thoát nhiệt độ trong tủ
-Không nên để sữa ở cánh tủ lạnh vì khu vực này nhiệt độ không ổn định
-Sữa của con nên được trữ trong tủ riêng biệt, không nên trữ chung với các loại đồ ăn khác để tránh nhiễm khuẩn
Về cách dồn sữa mẹ trong ngày thì POH khuyên mẹ nên để sữa cũ và sữa mới có cùng nhiệt độ rồi mới dồn các túi nhỏ vào một túi lớn để tiện bảo quản. Ví dụ như cữ sữa hút lúc 9h mẹ đang trữ trong ngăn mát, sau đó mẹ muốn dồn thêm sữa của cữ sữa 12h vừa mới hút ra vào túi 9h thì mẹ nên để túi 12h vào ngăn mát để hai túi sữa có cùng nhiệt độ, rồi mới dồn vào chung một túi.
Lý do mẹ nên dồn như vậy là vì sữa mẹ có thể bị biến chất khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, việc đổ trực tiếp sữa mới hút, hoặc sữa đang ở nhiệt độ phòng vào chung với sữa đang trữ trong ngăn mát sẽ khiến cả 2 túi sữa không còn đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé nữa.
Sữa mẹ mới hút ra có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 24-26 độ C tối đa là 4 tiếng.
3. Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách
Những thắc mắc về việc sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không, hay sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu, cũng như các bước hâm sữa mẹ đúng cách sẽ được POH bật mí với mẹ trong phần tiếp theo của bài viết này.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không? Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi mẹ và sở thích của bé. Nếu sữa mẹ được bảo quản đúng cách ở nhiệt độ phòng như POH nói ở phần 1 thì mẹ có thể cho bé ăn luôn mà không cần hâm nóng.
Tuy nhiên, nhiều em bé lại thích uống sữa ấm, vì thế nếu bé có sở thích như thế thì mẹ có thể hâm sữa ấm một chút rồi cho bé ăn, chỉ cần ấm hơn nhiệt độ cơ thể một chút (khoảng 40 độ C) là đủ rồi. Nếu mẹ hâm sữa đúng cách thì sẽ không làm sữa biến chất đâu, mẹ đừng quá lo lắng.
Sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu?
“Sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi thường xuyên sử dụng máy hâm sữa cho bé. POH xin được giải đáp thắc mắc này như sau: Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì thời gian lưu trữ sữa càng dài, còn ở nhiệt độ của máy hâm sữa thì tốt nhất mẹ nên cho bé ăn ngay khi sữa ấm đúng nhiệt độ bé cần.
Trong trường hợp mẹ bận việc và chưa thể cho con ăn ngay được, thì thời gian ủ ấm sữa trong máy hâm sữa cũng không nên vượt quá 1 tiếng đồng hồ. Nếu sữa đang hâm nóng là sữa mới vắt thì mẹ có thể tiếp tục trữ vào ngăn mát tủ lạnh để cho bé ăn nếu con có nhu cầu. Còn nếu sữa đó được hâm nóng từ sữa đã trữ trong ngăn mát/ngăn đá tủ lạnh thì mẹ nên đổ đi, tuyệt đối không trữ đông lại sữa đã rã đông.
Các bước hâm sữa mẹ đúng cách
Bước 1: Mẹ vệ sinh tay, các dụng cụ hâm sữa thật sạch sẽ. Nên căn giờ hâm sữa trước giờ bé ăn khoảng 20-30 phút để con không cáu gắt vì phải đợi sữa quá lâu.
Bước 2: Mẹ lấy đúng lượng sữa con cần, hoặc có thể dư ra một chút nhưng nếu trẻ ăn dư thì sữa sẽ đổ đi chứ không được trữ đông lại.
-Sữa mẹ có thể đựng trong túi trữ sữa hoặc bình sữa đều được
-Nếu là sữa trữ đông ở ngăn đá thì mẹ nên bỏ sữa xuống ngăn mát để sữa rã đông từ từ về dạng lỏng rồi mới hâm sữa. Làm vậy sữa sẽ không bị giảm nhiệt độ đột ngột, hạn chế bị mất dưỡng chất
Bước 3: Tùy vào cách hâm sữa mà mẹ sẽ thực hiện
-Nếu mẹ chọn hâm sữa bằng nước ấm thì mẹ có thể để túi trữ sữa/bình sữa dưới vòi nước ấm chảy cho đến khi sữa đạt nhiệt độ thích hợp. Hoặc mẹ có thể ngâm túi sữa/bình sữa vào một bát nước ấm. Nước hâm sữa nên để khoảng 37-40 độ C.
-Nếu mẹ chọn máy hâm sữa thì mẹ chỉ cần cho bình sữa vào khoang hâm sữa của máy, cắm điện và chọn chế độ phù hợp. Khi sữa đủ ấm thì máy sẽ tự ngắt và mẹ có thể cho bé ăn
-Lưu ý: Mẹ không nên hâm ấm sữa của bé trong lò vi sóng vì sữa sẽ không đều nhiệt, và có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Bước 4: Mẹ nên thử nhiệt độ sữa trước khi cho bé ăn bằng nhiệt kế chuyên dụng. Hoặc mẹ có thể thử nhỏ một vài giọt sữa ra phía trong của cổ tay, nếu thấy nhiệt độ giống như ở vị trí đó là sữa phù hợp cho bé ăn.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình không hề dễ dàng, vì thế các giảng viên của POH EASY (0-1 tuổi) luôn theo sát và hướng dẫn 1-1 cho mẹ cách cho con bú, hút sữa, trữ sữa hiệu quả nhất.
Mẹ hãy tham gia POH EASY (0-1 tuổi) để được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cùng giảng viên nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo