Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ khoa học

đăng bởi Hoài Anh

Việc hút sữa mẹ cho bé dùng sau đang ngày càng phổ biến với các mẹ chăm con nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng sữa khi ở bên ngoài, mẹ cần chú ý bảo quản đúng cách, đặc biệt là phần sữa mẹ dư ra. Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Hãy cùng POH tìm hiểu với bài viết sau!

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Khi sữa mẹ được hút ra, việc bảo quản đúng cách sẽ giúp sữa giữ được chất lượng tốt nhất và an toàn cho em bé khi sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn về thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi hút ra từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ dựa trên phương pháp và nhiệt độ lưu trữ.

Bảng thời gian bảo quản sữa mẹ hút ra

Với các loại sữa khác nhau, thời gian và điều kiện bảo quản cũng khác nhau:

  • Sữa mẹ mới vắt hoặc hút ra: Có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 4 giờ, bảo quản trong tủ mát khoảng 4 ngày, và cấp đông trong tủ đông từ 6 đến 12 tháng. Để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên sử dụng sữa ở tủ đông trong vòng 6 tháng. 
  • Sữa mẹ rã đông: Sữa mẹ đã được rã đông chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 1 đến 2 giờ và trong tủ mát khoảng 24 giờ. Sau khi đã rã đông, sữa mẹ không nên tái trữ đông lại.
  • Sữa mẹ trẻ bú còn thừa: Sữa mẹ còn dư sau khi bé bú chỉ nên được bảo quản trong khoảng 2 giờ. Sau thời gian này, mẹ không nên dùng sữa đó để đảm bảo an toàn cho bé.

Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu?

Hóa ra đây là câu trả lời cho câu hỏi của mẹ: “Sữa mẹ bé bú còn dư để được bao lâu?”

Sữa mẹ hút ra mẹ nên chia vào các túi hoặc bình khác nhau. Khi cho bé ăn, mẹ lấy một lượng phù hợp với bé, phần còn lại để riêng. Ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C trở xuống) sữa hút ra ngoài sẽ để được tối đa 4 giờ.

Đối với phần sữa còn dư lại trong các bình trữ mà bé chưa tiếp xúc, sữa dư vẫn để được thời gian khoảng 4 giờ. Tuy nhiên, mẹ nên nhanh chóng quyết định có dùng sữa này nữa hay không. Nếu không có ý định sử dụng tiếp trong khoảng thời gian này, mẹ nên cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng sữa.

Với sữa mẹ hút ra mà bé đang uống dở, tức là sữa đã có tiếp xúc với miệng, nước bọt của bé, mẹ có thể để bên ngoài tối đa 2 giờ; để tủ lạnh tối đa . Sau thời gian đó mẹ không sử dụng nữa. Sữa bé uống dở mẹ cũng không nên trữ lại trong tủ lạnh hay tủ đông vì sẽ không an toàn cho lần dùng sau.

Giải đáp một số thắc mắc về bảo quản sữa mẹ còn dư

Sữa mẹ để ngăn mát lấy ra ngoài để được bao lâu?

Khi sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, thời gian sử dụng an toàn là từ 3 đến 4 ngày. Nếu sữa đã lấy ra khỏi tủ, ở nhiệt độ phòng thông thường sữa sẽ dùng được trong tối đa 24 giờ. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên sử dụng máy hâm để làm ấm sữa và giữ được giá trị dinh dưỡng.

Sữa sau khi đã lấy ra và sử dụng thì không thể trữ lạnh dùng tiếp, vì vậy mẹ chỉ nên lấy một lượng vừa đủ cho mỗi cữ ăn của bé.

Sữa lấy từ ngăn mát tủ lạnh ra để được tối đa 24 giờ

Sữa mẹ hâm lại để được bao lâu?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, sữa mẹ hâm nóng nên cho bé dùng luôn. Phần dư lại sau cữ ăn cũng chỉ sử dụng trong vòng tối đa 2 giờ. Sau thời gian đó sữa có thể bị nhiễm khuẩn, bị hỏng hoặc mất chất. 

Nếu nhiệt độ phòng thấp, mẹ có thể giữ phần sữa dư ở trong bình hâm, đừng để ở ngoài rồi hâm lại nhiều lần. Việc hâm đi hâm lại có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và không an toàn cho sức khỏe của bé.

Sữa mẹ hâm nóng quá có sao không? 

Hâm nóng sữa mẹ là một bước cần thiết để sữa có nhiệt độ phù hợp trước khi cho bé bú. Tuy nhiên nếu sữa mẹ bị hâm nóng quá mức, nhiệt độ cao sẽ làm giảm một số dưỡng chất, enzyme, vitamin và các kháng thể có lợi trong sữa. 

Nếu mẹ không cẩn thận hâm sữa nóng quá cũng có nguy cơ làm bỏng miệng bé. Cách tốt nhất là mẹ dùng máy hâm chuyên dụng, đảm bảo sữa được hâm nóng khoảng 40 độ là phù hợp nhất.

Sữa mẹ nên được hâm ở nhiệt độ vừa phải để đảm bảo dinh dưỡng

Tại sao không được đổ sữa mẹ?

Nhiều mẹ có suy nghĩ đổ sữa mẹ là lãng phí, hoặc gia đình “kiêng” đổ sữa mẹ. Tuy nhiên với sữa đã hư hỏng, dù có tiếc mẹ cũng không nên sử dụng lại.

Để tránh lãng phí, mẹ hãy lưu trữ sữa đúng cách để đảm bảo bé được ăn sữa mẹ ngay khi cần. Nếu lượng sữa dồi dào, mẹ có thể nghĩ đến chuyện tặng sữa, dùng sữa làm các món ăn, hoà vào nước rửa mặt của mẹ… Tuy nhiên, tất cả sữa dùng cho những mục trên đều phải là sữa an toàn, được lưu trữ đúng cách và không có dấu hiệu bị chua, bị hỏng.

Mẹ uống sữa mẹ được không?

Một số mẹ vì tiếc sữa nên sau khi bé ăn không hết, mẹ hoặc bé lớn sẽ uống nốt phần sữa đó. Mặc dù sữa mẹ rất bổ dưỡng và có lợi cho em bé, nhưng không khuyến khích việc mẹ uống sữa mẹ. Bởi sữa mẹ được sản xuất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé và có thể không phù hợp với cơ thể người lớn. 

Đối với các bé lớn hơn cũng tương tự như vậy. Trường hợp hai bé cách nhau ít tuổi, sữa mẹ vẫn mang lại lợi ích cho bé lớn. Nhưng tốt nhất là mẹ nên tập trung vào việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và các con.

Sữa công thức bé bú không hết để được bao lâu?

Bên cạnh sữa mẹ, nhiều gia đình cũng quan tâm tới thời gian bảo quản sữa công thức sau khi bé bú không hết. Sữa công thức thường ở dạng bột hoặc dạng thanh nên không cần bảo quản trong tủ lạnh. Đến cữ ăn mẹ chỉ cần pha cùng với nước ấm cho bé.

Sữa công thức không thể bảo quản lâu như sữa mẹ, trung bình chỉ có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 1 đến 2 giờ. Nếu sữa chưa được sử dụng hết, mẹ nên đổ bỏ sữa còn dư để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Mỗi lần pha sữa cho bé mẹ cần tiệt trùng và làm sạch bình sữa, dụng cụ pha sữa kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.

Việc bảo quản sữa mẹ còn dư đúng cách rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn cho em bé. Mẹ hãy tuân theo các hướng dẫn về thời gian và điều kiện bảo quản để tận dụng tối đa lợi ích của sữa mẹ. 

Bên cạnh yếu tố thời gian mẹ cũng nên chú ý tới dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng để kịp thời bỏ phần sữa đó. Tốt nhất mẹ nên chủ động đong đếm lượng sữa phù hợp cho mỗi cữ ăn của bé để lấy vừa đủ, không dư quá nhiều tránh lãng phí.

Trong chương trình POH EASY , POH cũng mang đến cho mẹ rất nhiều thông tin hữu ích về nuôi con sữa mẹ, kích sữa, tập khớp ngậm, bảo quản sữa và cho bé bú đúng cách. Mẹ có thể tham khảo chương trình POH EASY - hướng dẫn nuôi con EASY - Tự ngủ giúp bé ăn no ngủ đủ tại đây!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo