MỤC LỤC
Dấu hiệu khi mẹ bị tắc tia sữa
4 cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất tại nhà
1 - Cách chữa tắc tia sữa nổi cục bằng cách cho con bú
2 - Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa
3 - Cách làm tan cục sữa tắc bằng nước ấm
4 - Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng lá bồ công anh
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng lá đinh lăng
Điều ám ảnh nhất với các mẹ cho con bú, hay hút sữa cho con ăn bình chính là tắc tia sữa. Nhiều mẹ còn mô tả cơn đau khi tắc tia là còn đau và khó chịu hơn cả đau đẻ.
Nhưng không chỉ khiến mẹ đau đớn, việc tắc tia còn cản trở quá trình tiết sữa, khiến mẹ bị giảm sữa. Về lâu dài nếu không có biện pháp chữa tắc tia sữa thì cục tắc tia có thể khiến mẹ bị áp xe, nhiễm trùng rất nghiêm trọng, và có thể khiến mẹ mất hẳn sữa.
Vậy mẹ phải làm gì khi bị tắc tia sữa? Hãy cùng POH tìm hiểu cách làm tan cục tắc sữa trong bài viết này nhé!
Dấu hiệu khi mẹ bị tắc tia sữa
Khi các tia sữa trong bầu ngực mẹ bị tắc thì mẹ có thể sờ thấy có cục cứng ở trong ngực, nhưng đôi khi ngực căng sữa sẽ khiến mẹ khó có thể kiểm tra tắc sữa bằng cách này. Vậy thì mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa sớm để xử lý, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, áp xe nặng nhé!
- Dấu hiệu 1: Ngực có cục cứng và rất đau khi chạm vào
- Dấu hiệu 2: Ngực có vùng bị tấy đỏ, có cảm giác nóng và sưng tại vùng da đó
- Dấu hiệu 3: Nếu tình trạng nặng hơn thì mẹ có thể có cảm giác bị ép lên lồng ngực, sốt cao. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tia sữa bị tắc đã nhiễm trùng, mẹ có nguy cơ bị viêm vú rất nguy hiểm.
Bất kỳ bà mẹ nào khi cho con bú cũng có nguy cơ bị tắc tia sữa, hoặc thậm chí có mẹ đã cai sữa cho con một thời gian rồi cũng có thể đột ngột bị tắc tia và phải can thiệp y tế. Mẹ hãy tham khảo một số nguyên nhân gây tắc tia sữa để phòng tránh tình trạng khó chịu này nhé:
- Nguyên nhân 1: Con bú sai khớp ngậm, bú lệch một bên khiến sữa mẹ dồn ứ, tắc lại trong ngực
- Nguyên nhân 2: Mẹ hút sữa sai cách, hút chưa kiệt sữa
- Nguyên nhân 3: Ngực mẹ bị chèn ép do mẹ mặc áo ngực không đúng kích cỡ, hoặc mẹ nằm sấp khi ngủ
- Nguyên nhân 4: Mẹ từng làm phẫu thuật hoặc sinh thiết ở ngực có thể ảnh hưởng đến ống dẫn sữa, dễ gây tắc tia
- Nguyên nhân 5: Mẹ bị ốm, không thể cho con bú nhưng cũng không hút được hết sữa ra ngoài
- Nguyên nhân 6: Mẹ cai sữa đột ngột cho bé
Khi biết những nguyên nhân này thì mẹ có thể phòng tránh tắc tia sữa bằng cách cho con bú đúng khớp ngậm, hút kiệt sữa đúng cách, mặc áo ngực thoải mái, tránh nằm sấp và nếu có cai sữa cho bé thì cai sữa từ từ chứ không dừng sữa đột ngột.
4 cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất tại nhà
Đôi khi, việc chăm con bận rộn có thể khiến mẹ quên mất cách phòng ngừa tắc tia sữa, và không may bị tắc tia rất đau đớn, bất tiện. Nếu không may gặp phải tình trạng tắc tia sữa như vậy thì mẹ có thể thử 4 cách chữa tắc tia sữa tại nhà mà POH nói đến sau đây.
1 - Cách chữa tắc tia sữa nổi cục bằng cách cho con bú
Miệng của bé khi con bú đúng khớp ngậm là máy hút sữa tự nhiên tuyệt vời nhất đấy mẹ ạ! Nếu mẹ cảm giác bầu ngực có cục cứng thì hãy cho bé bú ở bên ngực đó trước. Vào đầu cữ bú thì con thường đói bụng nên sẽ bú mút rất mạnh, lực bú của bé sẽ giúp mẹ đẩy cục sữa bị tắc ra ngoài nhanh hơn.
Sau khi con bú mà mẹ thấy trong ngực vẫn còn sữa thì nên tiếp tục dùng máy hút sữa hoặc học cách vắt sữa bằng tay để đưa hết sữa thừa trong ngực ra ngoài, tránh làm tinh trạng tắc tia sữa thêm nghiêm trọng.
Cho con bú đúng khớp ngậm giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng tắc tia sữa
2 - Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa
Xoa bóp và massage bầu ngực sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể khi bị tắc tia sữa. Có thể hiểu là massage đúng cách sẽ giúp kích thích ống dẫn sữa đẩy cục tắc sữa ra ngoài nhanh hơn, động tác xoa bóp cũng khiến cục tắc sữa mềm đi đáng kể.
Nhưng điều quan trọng là mẹ cần biết cách tự massage, xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách. Lúc bị tắc tia sữa thì thường mẹ đang rất đau rồi, chỉ cần động nhẹ vào ngực cũng có thể khiến mẹ đau đến mức chảy nước mắt. Mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng từ phía cục tắc sữa về phía núm vú, xoa bóp xong thì cho con bú hoặc hút sữa để hỗ trợ đưa cục tắc sữa ra ngoài.
Khi hết bị tắc sữa thì mẹ cũng nên xoa bóp, massage bầu ngực thường xuyên để tránh bị tắc sữa và gọi sữa về hiệu quả hơn.
3 - Cách làm tan cục sữa tắc bằng nước ấm
Uống gì để không bị tắc tia sữa, mà lại gọi sữa về nhiều cho con ăn là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi cho con bú. Bình thường thì mẹ nên uống nước ấm, dù là nước lọc, sữa hay nước canh thì cũng đều nên uống ấm, không nên uống nước lạnh. Nước ấm sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh sữa tốt hơn.
Mẹ cũng có thể dùng nước ấm để làm tan cục sữa tắc khi không may bị tắc tia sữa. Mẹ hãy cho nước ấm vào túi chườm, hoặc chai nước rồi chườm ấm tại vùng có tia tắc sữa. Mẹ có thể kết hợp vừa chườm ấm vừa massage nhẹ nhàng để cục sữa tắc tan ra nhanh hơn, rồi tiếp tục cho con bú và hút sữa ở bên ngực bị tắc. Tình trạng tắc sữa chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể.
4 - Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa
Mẹ cũng có thể tham khảo một số cách chữa tắc tia sữa theo mẹo dân gian. Tuy nhiên các mẹo này thường không được kiểm chứng rõ ràng, chỉ là lời truyền miệng từ đời này sang đời khác, vì thế có thể hiệu nghiệm với người này nhưng với người khác thì không có kết quả gì.
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng lá bồ công anh
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng lá đinh lăng
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng lá mít
Lời khuyên của POH
Tùy vào từng trường hợp mà tình trạng tắc tia sữa của các mẹ sẽ khác nhau, vì thế mẹ hãy cân nhắc khi thực hiện các mẹo chữa tắc tia sữa mà POH đề cập trong bài viết. Cách tốt nhất là mẹ nên đến kiểm tra tại phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đánh giá mức độ tắc tia sữa của mẹ. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và tư vấn cho mẹ cách chữa tắc tia sữa hiệu quả và an toàn nhất.
Để hạn chế tối đa tình trạng tắc tia sữa thì mẹ nên cho bé bú đúng khớp ngậm, hút sữa đúng cách và giãn cữ bú cũng như cữ hút sữa một cách hợp lý nhất.
Tất cả những điều này đều sẽ được các giảng viên của POH EASY (0-1 tuổi) hướng dẫn tỉ mỉ cho mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được các cô tư vấn cách nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả, hỗ trợ mẹ cách cho con sinh hoạt theo lịch EASY, tự ngủ và ngủ xuyên đêm để con phát triển toàn diện, tối ưu nhất.
Mẹ hãy tham khảo khóa học POH EASY của chúng mình tại đây nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo