Bé ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách khắc phục giúp bé tìm lại giấc ngủ ngon

đăng bởi Hoài Anh

Con có ngủ ngon thì mới nhanh lớn, khỏe mạnh, thế nhưng sự thật là giấc ngủ của trẻ sơ sinh không hề êm đềm và con rất hay giật mình khi ngủ. 

Vậy thì bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì, hay trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân thì cần làm sao để khắc phục, giúp con ngủ ngon lành? Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu nhé!

Hậu quả khi bé ngủ hay giật mình

Bé hay giật mình khóc thét lên khiến mẹ rất lo lắng. Tình trạng giật mình có thể khiến con giật mình tỉnh giấc luôn dẫn đến việc trẻ thiếu ngủ. Và một khi trẻ ngủ không đủ giấc thì con có thể phải đối mặt với các hậu quả như sau:

  • Nguy cơ suy giảm khả năng nhận thức & suy giảm trí nhớ: Khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ là lúc trí não của bé nghỉ ngơi, các liên kết thần kinh trong não không ngừng nhân bản và phát triển. Vì thế nên khi trẻ ngủ ít thì não bộ không đủ thời gian nghỉ ngơi, cản trở khả năng nhận thức và khả năng ghi nhớ của trẻ.
  • Nguy cơ chậm phát triển thể chất: Con lớn lên trong giấc ngủ vì hormone GH quyết định sự phát triển thể chất của con chủ yếu được tiết ra khi bé ngủ ngon giấc vào ban đêm. Với những em bé cứ hơi một tí lại giật mình thon thót, khiến con tỉnh giấc đêm nhiều lần thì giấc ngủ đêm của bé cũng gián đoạn, con không nhận được đủ hormone tăng trưởng GH cần thiết cho sự phát triển.
  • Nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ ngủ ngon giấc thường khỏe mạnh hơn, đó là vì các protein chống lại bệnh tật được não sản sinh đủ trong giấc ngủ. Nếu con hay giật mình, thiếu ngủ, ngủ ít thì sẽ thiếu hụt những protein quan trọng cho hệ miễn dịch này.
  • Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ lâu ngày có thể khiến con phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, hô hấp và các vấn đề về thần kinh khác…

Với tất cả những nguy cơ này thì POH thật sự mong rằng không có một em bé nào phải rơi vào tình huống thiếu ngủ, ngủ ít. Mẹ hãy giúp con ngủ ngon, ngủ đủ giấc bằng cách tìm hiểu về hiện tượng giật mình ở trẻ và cách giúp con khắc phục tình trạng này với POH nhé!

Hiểu lầm về việc bé ngủ hay giật mình

Con đang ngủ ngon lành như một thiên thần tự nhiên giật mình bắn cả lên, tay chân khua khoắng khắp nơi rồi tỉnh giấc khóc thét lên thì bố mẹ nào cũng xót ruột cả. Tuy nhiên, có rất nhiều hiểu lầm xung quanh hiện tượng bé ngủ hay giật mình có thể cản trở con đường tìm đến giấc ngủ ngon của bé. 

Trẻ hay bị giật mình là thiếu chất gì? Mẹ xem ngay

Trẻ sơ sinh rất non nớt, rồi tâm lý bố mẹ cũng rất nhạy cảm nên có bất cứ điều gì xảy ra với con là bố mẹ lại nghĩ ngay đến việc hay là mình chăm con không tốt nên bé bị thiếu chất? Với hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ cũng thế, có nhiều người cứ thấy trẻ như thế là nói ngay rằng con thiếu chất đấy, thiếu canxi, thiếu vitamin D…

Sự thật là gì? Sữa mẹ hoàn toàn có đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời, nếu bé được ăn hiệu quả và ăn no thì mẹ có thể yên tâm về nguồn dinh dưỡng của bé. Trong trường hợp con hấp thu kém, nghi ngờ bé thiếu chất thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra kỹ càng cho bé.

Việc nên bổ sung thêm chất gì cho con, bổ sung với liều lượng như thế nào để an toàn nhất cho bé, thì mẹ cũng nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ, chứ không nên tự ý mua bên ngoài rồi bổ sung bừa bãi cho con.

  Bé ngủ hay giật mình có thể khiến con gián đoạn giấc ngủ, thiếu ngủ, ngủ ít.

Lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

Nguyên nhân thực sự khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét lên có rất nhiều và được chia ra hai loại, gồm có nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

  • Bé ngủ hay giật mình do nguyên nhân sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh có một phản xạ sinh lý mà có thể mẹ chưa biết, đó là phản xạ moro. Khi trẻ sơ sinh ở trong bụng mẹ thì con quen với môi trường không trọng lượng, nhưng khi chào đời thì cơ thể con phải làm quen với lực hút của trái đất. Cảm giác chống chếnh khi mới làm quen với môi trường bên ngoài khiến con thường xuyên giật mình thon thót - đây chính là phản xạ moro, là sinh lý bình thường của trẻ.

Với trẻ lớn hơn, trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét hay trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét thì phản xạ moro không còn nữa. Lúc này bé ngủ mà giật mình thì nguyên nhân có thể là do tiếng ồn lớn, bất ngờ, con gặp ác mộng hoặc thần kinh của bé căng thẳng trước khi đi ngủ.

  • Bé ngủ hay giật mình do nguyên nhân bệnh lý gì?

Cũng có rất nhiều bệnh lý ở trẻ sơ sinh có biểu hiện là giật mình nhiều lần khi ngủ. Ví dụ như thiếu canxi, thiếu máu, trào ngược dạ dày, các bệnh lý tổn thương thần kinh… Nếu nghi ngờ về việc con mắc bệnh khiến bé giật mình, ngủ không ngon thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ tuyệt đối không nên bổ sung thuốc bừa bãi cho con.

Bé bao nhiêu tháng mới hết giật mình?

Nếu con giật mình với nguyên nhân sinh lý là do phản xạ moro thì mẹ có thể yên tâm là hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn vào khi bé được khoảng 3 tháng tuổi. Sau giai đoạn này thì bé vẫn có thể giật mình khi ngủ, nhưng lý do lúc này có thể là vì tiếng ồn lớn, thay đổi môi trường ngủ, con mơ thấy những điều không tốt… chứ không phải là vì phản xạ moro nữa. 

Còn với nguyên nhân bệnh lý thì mẹ cứ làm theo chỉ định của bác sĩ, khi đã chữa trị đúng cách thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng sớm muộn con cũng sẽ hết giật mình và ngủ ngon lành thôi.

Như vậy thì thời điểm bé hết giật mình, ngủ ngon lành mà không bị gián đoạn phụ thuộc rất nhiều vào cách khắc phục mà mẹ lựa chọn. Mẹ hay tham khảo ở phần tiếp theo của bài viết nhé!

Quấn là cách giúp con hạn chế tỉnh giấc do phản xạ giật mình hiệu quả

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo