MỤC LỤC
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày và mẹo chữa
Nguyên nhân 1: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì chưa được ăn no
Nguyên nhân 2: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì không được ngủ đủNguyên nhân 3: Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người vì đầy hơi, đau bụng
Nguyên nhân 4: Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn vì khó chịu
Nguyên nhân 5: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì lịch sinh hoạt không ổn định
Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày không ngủ thì làm sao mà con sinh hoạt bài bản để phát triển trọn vẹn được đây? Còn chưa kể đến nếu bé khóc quá nhiều còn gây căng thẳng cho hệ thần kinh, thật sự là không tốt chút nào đối với trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, không phải là trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân đâu mẹ ạ. Tất cả những tiếng khóc của con đều có lý do và có cả cách cải thiện theo từng lý do cụ thể nữa. Mẹ tìm hiểu thêm trong bài viết của POH nhé!
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không?
Trẻ 0-3 tuổi có thể sẽ khóc nhiều lần trong ngày, vì ở độ tuổi này con chưa có ngôn ngữ và cách duy nhất để bé có thể báo hiệu cho bố mẹ biết có điều gì bất thường xảy ra với mình là: Khóc, khóc và khóc.
Vậy trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không? Thực tế thì ở một mức độ nhất định thì hành động khóc hầu như không gây hại gì cho trẻ sơ sinh, khóc là một hành động bản năng bình thường ở trẻ.
Tuy nhiên, nếu bé khóc quá nhiều thì rất có thể sẽ đối mặt với một số nguy cơ:
- Bé có thể đầy hơi dẫn đến đau bụng, dễ nôn trớ vì con nuốt phải nhiều hơi khi khóc
- Bé có thể căng thẳng, stress vì khi khóc thì cơ thể trẻ sản sinh ra hormone căng thẳng - cortisol. Nếu nồng độ hormone này ở mức cao về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển cảm xúc bình thường ở trẻ.
- Bé khó ngủ vì căng thẳng và mệt mỏi khi khóc quá nhiều, không ít bé còn tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại
- Sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng nếu con khóc quá nhiều. Cụ thể là bé có thể bị đau họng, khó thở hay thậm chí là nghẹt thở nếu thường xuyên xuất hiện cơn khóc lặng…
Vì thế, nếu bố mẹ hỏi rằng “có nên để trẻ sơ sinh khóc tự nín hay không?” thì câu trả lời của POH là “KHÔNG”, bố mẹ nhé!
Một khi bé khóc nghĩa là con đang khó chịu, con cần sự hỗ trợ của bố mẹ, thế nên bố mẹ đừng lờ đi tiếng khóc của bé, nhưng cũng đừng quá sốt sắng, vồ vập bế bé lên ngay khi con cất tiếng khóc. Điều bố mẹ nên làm khi con khóc là giữ thái độ bình tĩnh, quan sát và lắng nghe tiếng khóc của bé để đoán biết nhu cầu thật sự của con để hỗ trợ bé một cách tốt nhất.
Mẹ hãy tiếp tục theo dõi bài viết của POH để biết nguyên nhân thường gặp khiến bé quấy khóc và cách giúp con cải thiện triệt để nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày và mẹo chữa
Nguyên nhân 1: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì chưa được ăn no
Con không ăn no không phải là vì mẹ không cho bé ăn, mà có thể là do mẹ không cho bé ăn đúng cách, con không được ăn hiệu quả theo nhu cầu. Điều này rất dễ gặp phải ở các bé hay ti vặt, chỉ ăn một tí là ngủ, hay ăn một lúc lại đòi chơi, không tập trung. Các bé bú không đúng khớp ngậm cũng rất dễ gặp trường hợp này.
Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho trường hợp này:
- Với bé bú mẹ trực tiếp: Khi đã tập được khớp ngậm đúng cho bé, mẹ cần chú ý thời gian bé bú mẹ có đủ hay không, thông thường 30-40 phút
- Với bé bú bình: Mẹ không nên dựa vào số ml để ép bé ăn cho đủ số lượng, mà mỗi bé sẽ có nhu cầu ăn khác nhau. Thay vào đó mẹ có thể dựa vào số bỉm ướt theo độ tuổi của bé để nhận biết con đã ăn nó hay chưa.
Khi con khóc thì bố mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân để đáp ứng đúng nhu cầu của bé
Nguyên nhân 2: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì không được ngủ đủ
Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh cứ thức là khóc. Các mẹ thường gọi là gắt ngủ, do ngủ không đủ, ngủ thiếu giấc.
Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho trường hợp này:
Bé sơ sinh đang quen với môi trường trong bụng mẹ: Tối, được ôm ấp chặt chẽ bởi tử cung và bao bọc bởi những âm thanh đều đều quen thuộc bên trong cơ thể mẹ. Thế nên mẹ có thể mô phỏng các yếu tố trong bụng mẹ để thiết lập môi trường ngủ giúp bé an tâm ngủ sâu giấc như cho con ngủ trong phòng tối, quấn chặt giúp bé ngủ ngon, bật tiếng ồn trắng…
Còn buổi đêm thì mẹ nên để con ngủ giấc dài nhất có thể mà không nên chủ động gọi bé dậy ăn (trừ khi con trong trường hợp thiếu cân khẩn cấp). Khi nào đói con sẽ dậy và lúc đó mẹ mới cho con ăn.
Mẹ cũng có thể xem xét cai ăn đêm cho bé khi con đạt từ 6kg trở lên, lúc này thể chất của bé đã đủ khả năng tích lũy năng lượng để ngủ xuyên đêm rồi.
Tốt nhất là mẹ nên cho bé sinh hoạt theo lịch EASY phù hợp với độ tuổi, vì khi theo lịch EASY thì con sẽ có thời lượng ngủ ngày và ngủ đêm phù hợp nhất theo nhu cầu của bé.
Nguyên nhân 3: Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người vì đầy hơi, đau bụng
Có thể mẹ chưa biết: Trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy hơi vì con nuốt phải rất nhiều khí trong quá trình bú mút, thậm chí là càng khóc nhiều thì bé lại càng nuốt nhiều hơi và bị đầy hơi nghiêm trọng. Trong khi đó thì hệ tiêu hóa của bé lại chưa đủ hoàn thiện để có thể đẩy hơi ra ngoài, thành ra hơi thừa cứ quanh quẩn trong bụng và khiến con đau bụng, khó chịu.
Nếu mẹ thấy con vừa khóc vừa ưỡn người, trẻ khóc thét từng cơn thì rất có thể bé đang bị đầy hơi đấy!
Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho trường hợp này:
Nếu bé khóc do đau bụng đầy hơi thì mẹ cần có thói quen vỗ ợ cho bé sau mỗi lần ăn để bé luôn dễ chịu. Việc này còn giảm thiểu những hậu quả nguy hiểm từ việc bé bị nôn trớ trong khi ngủ. Sau khi cho bé ăn xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi và vỗ ợ hơi cho bé, tránh tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó chịu do đầy hơi nhé!
Nếu đã vỗ ợ đúng cách mà vẫn không “thoát” khỏi tình trạng trẻ sơ sinh khóc cả ngày lẫn đêm, khóc liên tục không thể trấn an thì mẹ cần xem thêm chất phân của bé và kiểm tra thêm các nguyên nhân khác có thể khiến con khó chịu.
Nguyên nhân 4: Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn vì khó chịu
Một số nguyên nhân có thể khiến bé khó chịu, khóc thét từng cơn là: Bỉm bẩn, bé quá nóng/quá lạnh, quần áo mặc không phù hợp, con đang ốm/bệnh hoặc bé khóc do hội chứng colic…
Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho trường hợp này:
Với những nguyên nhân này thì bố mẹ chỉ có cách duy nhất là đến bên cạnh con, kiểm tra trực tiếp bỉm của bé, sờ vào lưng hoặc bụng con xem con có đang nóng hay lạnh không, kiểm tra xem quần áo bé có vấn đề gì hoặc có sợi chỉ nào quấn vào tay hay chân con không…
Nguyên nhân 5: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì lịch sinh hoạt không ổn định
Bé chưa bày tỏ được nhu cầu cá nhân của mình cho mẹ hiểu và thậm chí chính bé cũng chưa thể định nghĩa được nhu cầu của mình. Con bất an với mọi thứ mới mẻ ở bên ngoài bụng mẹ và bé luôn sẵn sàng bật khóc nếu có điều gì bất ngờ xảy ra với mình. Đó là lý do mà trẻ sơ sinh có lịch sinh hoạt không ổn định thường hay quấy khóc.
Dễ hiểu nhất là có lúc bé muốn ngủ, thì mẹ lại tưởng con đói nên ép bé ăn. Lúc bé khóc vì đói thì lại nghĩ rằng con gắt ngủ. Thành ra bé càng ngày càng quấy khóc dữ dội vì không được đáp ứng đúng nhu cầu.
Chưa kể đến hậu quả của việc sinh hoạt theo lịch không phù hợp là ban ngày bé bị thiếu ngủ do thức quá nhiều so với tuần tuổi, ban đêm thì con lại quá mệt nên không thể vào giấc, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm.
Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc cho trường hợp này:
Cách duy nhất để cải thiện tình trạng quấy khóc của bé trong trường hợp này đó là xây dựng một nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp với độ tuổi của bé. Một nếp sinh hoạt được lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác sẽ giúp bé làm quen, nhận biết được quy luật và bé luôn cảm thấy an tâm, bớt quấy khóc.
Một khi bé được sinh hoạt theo nếp ổn định thì mẹ cũng dễ đoán biết được nhu cầu của con, đến giờ nào con sẽ buồn ngủ, đến giờ nào con sẽ đói… Khi được đáp ứng đúng và đủ nhu cầu thì con chẳng còn lý do gì để khóc cả.
Có nhiều lịch sinh hoạt dành cho bé sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo như EASY 3, EASY 4, EASY 5-6 và các lịch biến thể khác.
Mẹ nên lựa chọn lịch sinh hoạt phù hợp ứng với từng giai đoạn phát triển của bé, bên cạnh đó thì mẹ cũng cần quan sát các dấu hiệu của con để áp dụng lịch sinh hoạt phù hợp giúp bé luôn được ăn no ngủ đủ chơi ngoan.
Ở POH Easy, mẹ không chỉ được tư vấn từ A đến Z về lịch sinh hoạt của bé, mà còn giải quyết được vấn đề cho con ăn sao cho bé đủ no, vỗ ợ con sao cho con không phải khóc thét vì đầy hơi, và cho con tự ngủ sao cho con ngủ đủ giấc để con có thể phát triển một cách tối ưu.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo