Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng khá thường gặp trong quá trình cho bé ăn sữa. Nếu không xử lý đúng cách, trẻ sẽ rất khó chịu, khó thở và thậm chí là gặp nguy hiểm. Trong bài viết này, POH sẽ mách mẹ những bước xử lý ọc sữa tại nhà an toàn và cách phòng tránh sặc sữa cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Nếu sữa mẹ chảy nhanh mà bé không kịp nuốt hoặc bé vừa ti xong sữa bị trào lên, trẻ rất dễ gặp tình trạng ọc sữa lên mũi. Một khi sữa chảy vào đường mũi, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc liên tục, ho, nấc cụt, khò khè và khó thở.
Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, hoặc do cách chăm sóc chưa đúng, tư thế bú không phù hợp.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ ọc sữa cao nhất vì cơ vòng thực quản dưới chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi trẻ bú quá no hoặc nằm không đúng tư thế, sữa dễ dàng bị đẩy ngược lên qua thực quản và trào lên mũi. Sữa trào lên mũi trẻ sẽ khiến bé khá hoảng sợ và khó chịu.
Nguy hiểm hơn, sữa còn có thể vào đường thở, đi vào phổi gây biến chứng nghiêm trọng. Mẹ cần chú ý dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi bao gồm bé khó thở nghiêm trọng, tím tái, ho không ngừng, sốt cao, da tái nhợt…
Trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè
Những yếu tố như sữa mẹ chảy quá mạnh, bé bú quá nhanh, bú nuốt phải nhiều hơi, áp lực bất ngờ lên bụng… cũng có thể khiến sữa trào lên. Nếu mẹ thấy bé bú nằm sữa chảy ra mũi thì là do tư thế không phù hợp.
Một số trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa công thức cũng sẽ dẫn đến kích ứng hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ ọc sữa. Những trẻ mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), viêm đường hô hấp hoặc rối loạn tiêu hóa thường dễ bị ọc sữa hơn các bé khỏe mạnh.
Có trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ do ăn quá no. Cha mẹ cần chú ý đến điều này để điều chỉnh cách chăm sóc bé.
Dù là hiện tượng thường gặp, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, ọc sữa lên mũi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần biết cách xử lý đúng để bảo vệ bé yêu.
Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi
Khi trẻ bị ọc sữa lên mũi, điều quan trọng nhất là mẹ phải giữ bình tĩnh và xử lý nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho bé. Các bước xử lý tại nhà cần thực hiện đúng để giúp bé thông thoáng đường thở và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng
Ngay khi phát hiện trẻ ọc sữa lên mũi, nhanh chóng đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng và nghiêng cả người sang một bên (tốt nhất là nghiêng sang trái). Tư thế này giúp sữa chảy ra ngoài, không tiếp tục trào ngược vào đường thở và giảm nguy cơ sặc.
Bước 2: Vỗ lưng
Mẹ khum tay vỗ lưng bé để giúp hỗ trợ đẩy phần sữa trào lên ra ngoài, vỗ tương tự như vỗ ợ hơi cho bé.
Bước 3: Làm sạch mũi miệng
Dùng khăn mềm và sạch để lau sữa chảy ra ở miệng và mũi của trẻ. Nếu thấy sữa còn đọng trong mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi dành cho trẻ sơ sinh để nhẹ nhàng làm sạch mũi bé.
Cách vệ sinh mũi khi bị ọc sữa an toàn và sạch sẽ đó là dùng dụng cụ hút mũi được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ.
Rửa sạch dụng cụ hút mũi rồi đặt đầu hút vào một bên lỗ mũi của bé, sau đó nhẹ nhàng bóp nhẹ để hút sữa và dịch mũi. Lặp lại với bên mũi còn lại. Không nên đưa đầu hút quá sâu để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Làm sạch mũi miệng bé nhẹ nhàng để tránh sữa còn động lại gây khó chịu
Bước 4: Bế bé lên và vỗ
Cuối cùng, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vỗ lưng bé theo hướng từ dưới lên để giúp sữa còn đọng trong họng hoặc mũi dễ dàng thoát ra ngoài.
Sau khi xử lý xong, mẹ cần quan sát kỹ trẻ. Nếu trẻ thở đều và không còn dấu hiệu khó chịu, mẹ có thể tiếp tục theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở hoặc quấy khóc không dứt, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi xử lý tình trạng ọc sữa, cha mẹ cần tránh các hành động sau:
- Không đặt trẻ nằm ngửa: Khi trẻ ọc sữa, đặt trẻ nằm ngửa có thể làm sữa tràn vào đường thở, gây nguy cơ sặc hoặc ngạt thở.
- Không dùng tay hoặc vật cứng ngoáy mũi: Nhiều mẹ có thói quen dùng tay hoặc tăm bông để lấy sữa trong mũi trẻ. Điều này không chỉ gây đau mà còn có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Không rung lắc trẻ: Rung lắc hoặc xốc mạnh trẻ để làm sữa chảy ra là cách xử lý hoàn toàn sai lầm. Rung lắc có thể khiến trẻ bị tổn thương não hoặc làm tình trạng sặc sữa nặng hơn.
- Không ép trẻ bú lại ngay sau khi ọc sữa: Sau khi ọc sữa, hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để ổn định, bé đang hoảng sợ khi bị sặc. Vì vậy, mẹ không nên ép trẻ bú lại ngay mà hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi cho bú lại.
- Không tự ý dùng thuốc: Trường hợp trẻ bị ọc sữa thường xuyên, mẹ cũng không tự ý sử dụng các loại thuốc chống trào ngược mà không có chỉ định của bác sĩ.
Không ép trẻ bú lại ngay sau khi bé bị ọc sữa
Việc áp dụng cách xử lý khi bé ọc sữa lên mũi đúng sẽ giúp bé dễ chịu hơn và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp phòng ngừa ọc sữa lên mũi ở trẻ
Để giảm nguy cơ trẻ bị ọc sữa lên mũi, mẹ có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là các biện pháp cụ thể mà mẹ có thể áp dụng.
Đầu tiên, nếu trẻ đang quấy khóc hoặc không có nhu cầu bú, mẹ không nên ép trẻ bú vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ọc sữa. Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái, bình tĩnh, và thử lại khi bé đã sẵn sàng.
Việc cho trẻ bú khi đang ngủ không chỉ làm tăng nguy cơ ọc sữa mà còn gây sặc nếu bé không kịp nuốt sữa. Vì vậy, hãy đảm bảo bé luôn tỉnh táo trong suốt quá trình bú để giảm thiểu rủi ro và giúp bé cảm nhận được sự thoải mái.
Trong quá trình cho bú, hãy luôn giữ đầu trẻ cao hơn cơ thể một chút để giảm nguy cơ sữa trào ngược lên thực quản và mũi. Nếu trẻ ti mẹ trực tiếp, mẹ hãy bế bé áp sát vào cơ thể, đầu hơi nghiêng và thẳng hàng với bầu vú. Tư thế này giúp sữa chảy xuôi tự nhiên và hạn chế việc trẻ bị sặc. Với các mẹ có tia sữa chảy nhanh và mạnh, nên vắt bớt một chút sữa đầu rồi mới cho bé ti, tránh sữa bắn ra quá mạnh khiến bé giật mình và bị sặc.
Đầy hơi cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên dạ dày và gây ọc sữa. Đối với trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa sao cho núm vú luôn đầy sữa. Như vậy sẽ hạn chế bé nuốt phải không khí trong khi bú. Sau khi cho bé ăn, mẹ nhớ vỗ ợ hơi thật kỹ cho bé.
Chọn núm vú có kích thước phù hợp với bé để đảm bảo sữa chảy ra với tốc độ vừa phải. Bởi lỗ trên núm bình quá lớn có thể khiến sữa chảy nhanh hơn khả năng nuốt của bé, gây nghẹn và làm tăng nguy cơ ọc sữa.
Sau khi bé bú xong, mẹ bế trẻ ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vỗ lưng để bé ợ hơi. Động tác này giúp giải phóng không khí trong dạ dày, giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và giảm nguy cơ trào ngược. Vỗ ợ là bước quan trọng mà nhiều cha mẹ thường bỏ qua nhưng lại rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ọc sữa.
Ngoài ra để được hướng dẫn chi tiết tư thế bú, cách chọn núm bình, vỗ ợ hơi siêu hiệu quả… giúp con tự ngủ, ngủ xuyên đêm mượt mà, mẹ tham khảo ngay POH EASY tại đây để được Giảng viên tư vấn 1-1 nha!
Ọc sữa lên mũi có thể xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu cha mẹ biết cách xử lý và phòng ngừa đúng cách sẽ có thể kiểm soát được tình huống này. Mẹ hãy quan sát kỹ các biểu hiện của bé để có cách xử lý phù hợp và an toàn nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo