MỤC LỤC
Tắc sữa (viêm tắc tuyến sữa) là gì?
13 Nguyên nhân gây tắc sữa nổi cục, tắc tia sữa nặng
Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả từ bác sĩ sữa mẹ
Hướng dẫn chi tiết cách làm tan cục sữa tắc bằng kỹ thuật vắt tay
Tắc sữa không chỉ gây đau đớn kéo dài cho các mẹ mà còn có thể dẫn đến viêm vú, áp-xe vú nếu không được xử lý kịp thời. Trong bài viết này, POH sẽ chia sẽ các kỹ thuật chữa thông tắc tia sữa và cách làm tan cục sữa tắc chi tiết, giúp các mẹ sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh tắc sữa!
Tắc sữa (viêm tắc tuyến sữa) là gì?
Tắc sữa, hay viêm tắc tuyến sữa, là khi có nguyên nhân nào đó gây tắc nghẽn trong các ống dẫn sữa. Khi một hoặc nhiều tia sữa không thể lưu thông bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng tắc tia sữa nổi cục trong ngực.
Khi sữa bị tắc, mẹ thường sẽ cảm nhận được có cục cứng nổi lên ở vùng ngực, ngực đỏ lên, kèm theo cảm giác nóng rát, đau nhức và căng tức khó chịu.
Tắc tia sữa có cục cứng, đau nhức khiến các mẹ rất đau đớn
Viêm tắc tuyến sữa gồm các thể:
- Tắc sữa: Đây là giai đoạn đầu, khi sữa không lưu thông được gây tắc ống dẫn sữa, hình thành cục cứng trong ngực khiến ngực căng tức nhưng sữa khó chảy ra.
- Viêm vú vô khuẩn: Nếu tắc sữa không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn tới tình trạng viêm vú. Ở giai đoạn này, tuyến sữa bị viêm nhưng chưa có sự xâm nhập của vi khuẩn. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức lan rộng hơn và ngực có biểu hiện sưng đỏ.
- Viêm vú nhiễm khuẩn: Khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa bị tắc, mẹ có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, ngực sưng đỏ và đau rát dữ dội. Đây là biểu hiện viêm vú nhiễm khuẩn. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và theo dõi y tế.
- Áp xe vú: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng viêm tắc tuyến sữa. Áp-xe xảy ra khi ổ mủ hình thành trong tuyến vú. Áp xe vú cần được dẫn lưu mủ và điều trị y khoa ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
13 Nguyên nhân gây tắc sữa nổi cục, tắc tia sữa nặng
Tắc sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố sinh lý và thói quen cho con bú hàng ngày của mẹ. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ dễ gặp tình trạng tắc tia sữa thành cục cứng, tắc tia sữa nổi cục:
1. Cương sữa hoặc vắt sữa không kiếp: Là tình trạng sữa sản xuất quá nhiều nhưng không được giải phóng kịp thời làm ngực căng tức. Cương sữa thường xảy ra sau sinh 1-2 ngày, bầu ngực bắt đầu xuống sữa mà mẹ không kịp thời cho con bú hoặc vắt ra dẫn đến tắc nghẽn các ống dẫn sữa. Hoặc mẹ đã vắt nhưng vắt không kiệt sữa, vẫn còn sữa tồn đọng trong bầu ngực. Thường thì sữa xuống sau sẽ là sữa đặc, nhiều chất béo, nên nếu không rút hết ra ngoài thì dễ gây viêm tắc
2. Số lần cho con bú ít: Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa đều đặn, lượng sữa dư thừa sẽ tích tụ trong ngực, gây tắc tia sữa. Có mẹ chỉ quên một cữ, hoặc bé ngủ quá cữ bú là mẹ đã tắc tia sữa.
3. Trẻ ngậm bắt vú kém (sai khớp ngậm): Trẻ ngậm bắt vú không đúng cách nên mút sữa kém, đôi khi bú lâu nhưng ngực chỉ ra ít sữa. Phần sữa còn dư trong ngực mẹ chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tắc tia sữa. Tắc sữa cũng có thể liên quan đến những dị tật ở cấu trúc miệng như hở hàm ếch, ngắn hãm lưỡi làm giảm hiệu quả bú của trẻ.
4. Thói quen cho trẻ bú lệch một bên: Các mẹ thường có một bên cho con bú thuận hơn. Tuy nhiên chỉ cho bé bú một bên ngực thường xuyên có thể khiến bên còn lại bị tích tụ sữa và dẫn đến tắc nghẽn.
5. Tư thế cho con bú không chuẩn: Nếu tư thế bú không đúng, trẻ sẽ khó mút được sữa. Và tương tự như khi sai khớp ngậm, phần sữa bé không bú được sẽ còn dưa lại trong ngực. Nếu mẹ không chủ động vắt kiệt bầu ngực, rất dễ gặp tình trạng tắc tia sữa.
6. Trẻ thích bú bình không thích bú mẹ: Trẻ bú mẹ trực tiếp cũng là một cách giúp giảm nguy cơ tắc sữa. Trẻ có thói quen bú bình ít bú mẹ, thì mẹ cần có biệt pháp hút sữa và vắt sữa hiệu quả, nếu không sẽ rất dễ bị tắc tia sữa.
Phần sữa dư trong ngực mẹ là một trong những nguyên nhân chính gây tắc tia sữa
7. Mẹ mặc áo ngực chật hoặc có thói quen ngủ nằm sấp: Áo ngực chật hoặc tư thế nằm sấp tạo áp lực lên bầu ngực, làm cản trở dòng chảy của sữa, cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ tắc sữa.
8. Biến chứng sau sinh: Một số biến chứng sau sinh như tổn thương vùng ngực hoặc đau do mổ đẻ làm mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú. Việc bú không hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng đau núm ti hoặc tắc tia sữa.
9. Do chế độ ăn của mẹ: Chế độ ăn ít nước, thiếu dưỡng chất hoặc ăn quá nhiều đồ béo, đồ ngọt cũng được cho là có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa và lưu thông trong ống dẫn sữa.
10. Tiền sử viêm tắc tuyến sữa: Mẹ có cơ địa ống dẫn sữa hẹp, hoặc từng bị viêm tắc tuyến sữa sẽ có nguy cơ cao tái phát tình trạng này. Đây cũng là lí do mẹ dễ bị tắc tia sữa tái đi tái lại nhiều lần.
11. Chấn thương vú hoặc phẫu thuật: Chấn thương hoặc phẫu thuật vùng ngực có thể làm tổn thương các ống dẫn sữa, gây tắc nghẽn trong quá trình cho con bú.
12. Vệ sinh ngực không đúng cách: Nếu mẹ vệ sinh không sạch sẽ vùng ngực, đặc biệt là núm vú, sữa khô kết thành cục cặn sữa sẽ gây tắc ở đầu ti. Sữa không chảy ra được dần tích tụ thành cục sữa tắc trong ngực.
13. Mẹ stress, căng thẳng sau sinh: Căng thẳng và áp lực tâm lý làm giảm tiết hormone oxytocin - hormone hỗ trợ đẩy sữa, dẫn đến nguy cơ tắc tia sữa.
Stress và căng thẳng sau sinh cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa
Nếu chẳng may mẹ đã gặp phải tình trạng tắc tia sữa khó nhằn, hãy tham khảo một số cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả dưới đây!
Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả từ bác sĩ sữa mẹ
Uống Lecithin và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần hút sữa
Sữa có nhiều chất béo thường dễ tạo cặn, dẫn đến tắc tia sữa thành cục cứng. Mẹ có thể thử uống Lecithin để giảm tình trạng này. Khi đang tắc sữa hoặc viêm, mẹ nên uống 6 viên/ngày, chia làm 3 lần. Sau khi hết tắc, duy trì 2 viên/ngày để phòng ngừa tái phát.
Bên cạnh đó, mẹ cần vệ sinh núm vú sạch sẽ sau mỗi lần hút sữa hoặc cho con bú. Dùng khăn sạch lau từng kẽ núm vú ngay sau khi bé ti hoặc hút sữa. Cuối ngày, mẹ kiểm tra dưới đèn và gẩy sạch cặn sữa bám ở núm vú. Nếu có mụn sữa, sát trùng bằng Betadin và dùng kim vô khuẩn khêu ra.
Hút sữa đều đặn, không bỏ cữ
Việc hút sữa đều đặn rất quan trọng vì nó vừa giúp giảm nguy cơ tắc sữa, vừa đảm bảo nguồn sữa. Mẹ có thể lên lịch hút sữa cách nhau 3-4 giờ, cả ban ngày và ban đêm để không có sữa tồn động.
Trong lịch hút sữa, cữ hút cuối ngày (khoảng lúc 24h) là quan trọng nhất, mẹ hãy vắt kiệt sữa bằng tay sau khi hút máy để sữa siêu đặc trong bầu vú không gây tắc tia. Đối với mẹ theo phương pháp EASY, có thể tranh thủ hút sữa khi bé chơi tự lập hoặc ngay sau khi bé vừa ngủ.
Học cách vắt tay đúng kỹ thuật
Vắt sữa bằng tay giúp giải phóng lượng sữa còn đọng lại mà máy hút sữa không hút được. Đây là kỹ năng "sống còn" với mẹ bỉm sữa, đặc biệt khi bị tắc tia sữa có cục cứng.
Vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật giúp thông tác tia sữa hiệu quả
Ở phần sau, POH sẽ chia sẻ từng bước tập vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật. Sau mỗi lần hút sữa, mẹ nên tự vắt tay một lần nữa để làm trống bầu ngực hoàn toàn.
Uống đủ nước hàng ngày
Các mẹ cho con bú cần uống nhiều nước hơn bình thường. Nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, ưu tiên nước ấm. Mẹ cũng có thể uống kết hợp các loại nước thảo dược lợi sữa như nước đinh lăng, nước bồ công anh…
Ngoài ra, mẹ cần tránh các món ăn nhiều chất béo động vật, đồ chiên rán để giảm nguy cơ tích tụ cặn sữa.
Xử lý viêm tuyến sữa đúng cách
Khi đã bị viêm, mẹ cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn, bao gồm kháng sinh (nếu cần thiết) để giảm viêm nhiễm.
Thông tia sữa chỉ là bước đầu, mẹ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như hút sữa đều đặn, không bỏ cữ, vệ sinh núm vú đúng cách, kết hợp uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tắc sữa tái phát.
Nếu viêm tuyến sữa tái phát liên tục, mẹ cần đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn.
Cách chữa tắc tia sữa nặng
Nếu tình trạng tắc tia sữa vẫn tái phát nhiều lần và các biện pháp trên không hiệu quả, giải pháp cuối cùng được đưa ra đó là tiêm thuốc cắt sữa. Đây là quyết định cần được mẹ suy xét kỹ lưỡng, vì việc từ bỏ sữa mẹ đồng nghĩa với việc không thể tiếp tục nuôi con sữa mẹ.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo quyết định phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có thể, giữ lại sữa mẹ cho bé vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Hướng dẫn chi tiết cách làm tan cục sữa tắc bằng kỹ thuật vắt tay
Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất là gọi dịch vụ thông tác tia sữa tại nhà. Nhưng việc tắc tia sữa rất dễ tái đi tái lại, đôi khi mới thông tắc hôm trước, hôm sau mẹ lại nổi cục cứng, đau tức ở ngực. Vậy nên cách tốt nhất là mẹ nên học cách vắt tay làm tan cục sữa tắc.
Hướng dẫn cách làm tan cục sữa tắc bằng kỹ thuật vắt tay
Biết cách vắt sữa bằng tay không chỉ giúp mẹ giải quyết tình trạng tắc sữa mà còn hỗ trợ phòng ngừa tái phát hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần thực hiện đúng kỹ thuật và kiên trì luyện tập để quen tay.
Chuẩn bị dụng cụ
- Bình sữa hoặc cốc hứng sữa đã được rửa sạch và tiệt trùng.
- Túi trữ sữa: Sử dụng trong trường hợp mẹ vắt được nhiều sữa để bảo quản.
Các bước vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật
Bước 1: Vệ sinh tay và núm vú
Rửa tay sạch sẽ và dùng khăn ấm đắp lên bầu ngực để kích thích các tia sữa, sau đó lau sạch đầu ti.
Bước 2: Cách massage tan cục sữa
Massage ngực nhẹ nhàng trong vòng 1-3 phút, hoặc 3-5 phút nếu mẹ có nhiều thời gian. Nếu có cục sữa tắc, mẹ áp dụng cách massage dùng tay xoa theo vòng tròn từ ngoài vào trong hoặc dùng lược để chải từ chân ngực về phía núm vú. Đây là mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược được nhiều mẹ nhắc tới.
Bước 3: Chọn tư thế thoải mái
Tư thế lý tưởng là mẹ đứng thẳng, đặt bình sữa hoặc cốc hứng trên bàn với độ cao vừa phải để không gây đau lưng. Gắn cốc hứng sữa vào ngực để sữa dễ dàng chảy vào cốc. Nếu không muốn đứng, mẹ hãy chọn tư thế thoải mái nhất.
Bước 4: Cách nâng ngực
Một tay nâng bầu vú, ngón cái và ngón trỏ đặt quanh chân ngực. Ngón cái của tay còn lại (thường là tay thuận) đặt ở phía trên núm vú, cách núm khoảng 2.5-3 cm. Ngón trỏ và ngón giữa tay thuận đặt phía dưới núm vú, đối diện ngón cái.
Điều chỉnh vị trí ngón tay tùy theo kích thước quầng vú (lùi vào trong nếu quầng rộng, đặt ngoài nếu quầng hẹp).
Bước 5: Thực hiện động tác vắt sữa
Ấn nhẹ ngón tay vào thành ngực, giữ nguyên lực, sau đó ép quầng vú về phía trước để đẩy sữa ra. Động tác vắt nhẹ nhàng, dứt khoát, không bóp chặt quầng vú theo chiều dọc để tránh tổn thương mô ngực.
Hãy tưởng tượng động tác em bé đang mút sữa để cử động các ngón tay mô phỏng động tác đó.
Bước 6: Nới lỏng và lặp lại
Thả lỏng lực tay thuận rồi lặp lại động tác trên liên tục. Ấn vào rồi lại bỏ ra, lặp lại động tác này để sữa ra đều hơn.
Kết hợp với động tác lăn tròn các ngón tay quanh bầu ngực để thông tia sữa bị tắc quanh bầu vú và kích thích sữa chảy đều hơn.
Bước 7: Chú ý tới thời gian và lượng sữa cần vắt
Nếu mục tiêu của mẹ là vắt bớt sữa đầu, mẹ có thể dừng lại khi sữa bắt đầu đặc hoặc giảm độ trong. Nếu cần vắt nhiều, mẹ nên vắt mỗi bên ngực khoảng 3-5 phút, sau đó đổi bên, lặp lại trong vòng 30-40 phút.
Bước 8: Rửa sạch tay và lau sạch bầu ngực sau khi vắt.
Bí quyết phòng ngừa tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa
Để tránh tình trạng tắc tia sữa, mẹ cần chuẩn bị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả ngay từ khi sữa về.
Cho trẻ bú đúng cách
Một trong những điều quan trọng giúp phòng ngừa tắc tia sữa là đảm bảo kỹ thuật cho con bú đúng cách từ đầu:
- Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh bởi sữa non là nguồn dinh dưỡng quý giá. Đồng thời động tác bú mút của em bé cũng kích thích quá trình tiết sữa ổn định.
- Khuyến khích bé ngậm bú đúng (chỉnh khớp ngậm). Mẹ cần đảm bảo bé ngậm bắt vú đúng cách để bú hiệu quả và tránh tổn thương núm vú.
- Để bé bú thoải mái, bú kiệt sữa một bên vú trước khi chuyển sang bên còn lại, giảm nguy cơ tồn đọng sữa.
- Duy trì bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu và bú mẹ thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa tắc sữa.
- Duy trì lịch bú đều đặn, không giãn cữ đột ngột hoặc bỏ qua các cữ bú ban đêm.
Cho bé bú đúng cách giúp phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả
Chăm sóc vú đúng cách
Nếu mẹ gặp các tình trạng như tụt núm vú, sữa căng quá mức hoặc chấn thương vú, việc chăm sóc kỹ vùng ngực là rất quan trọng. Khi có thời gian, mẹ hãy massage nhẹ nhàng để làm mềm vú.
Sử dụng máy hút sữa hoặc vắt tay để giảm căng tức, đặc biệt khi bé không bú hết sữa trong ngực. Và điều rất quan trọng đó là vệ sinh núm vú thường xuyên và đảm bảo vùng ngực luôn sạch sẽ.
Kiểm soát sự cương sữa
Trong tuần đầu tiên sau khi sữa xuống, mẹ có thể cảm thấy vùng ngực rất căng tức. Tình trạng này dễ dẫn đến tắc tia sữa nếu không kiểm soát đúng cách.
Để tránh tắc tia sữa khi cương sữa, mẹ cần vắt kiệt sữa sau mỗi cữ bú. Hướng dẫn bé ngậm bắt vú đúng cách để đảm bảo mút hiệu quả và tránh tổn thương núm vú. Khi vú căng quá mức mẹ nên vắt sữa bớt để làm mềm, giúp bé ngậm vú dễ dàng hơn.
Tình trạng cương sữa thường giảm sau 1-2 ngày nếu lượng sữa điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của bé.
Nhận biết các dấu hiệu tắc sữa
Khi mẹ gặp các vấn đề sau, cần xử lý ngay để tránh nguy cơ tắc tia sữa nặng hơn:
- Đầu vú sưng đau, khó chịu sau cữ bú.
- Cặn sữa xuất hiện nhiều ở đầu núm vú sau khi bé bú.
- Một vùng ở bầu ngực bị đau, nổi cục, sưng đỏ, nóng rát
- Mẹ sờ thấy cục cứng ở ngực hoặc bên nách
- Trẻ không thỏa mãn sau cữ bú, có dấu hiệu quấy khóc hoặc đói.
Khi nhận thấy vú có dấu hiệu tắc nghẽn, mẹ cần xử lý ngay để tránh biến chứng. Nếu cần, nằm nghỉ để giảm mệt mỏi và giúp sữa lưu thông tốt hơn.
Mẹ nên cho bé bú từ bên vú đau để kích thích thông tia sữa. Không nên chườm quá nóng hoặc day nắn mạnh vì điều này có thể làm tổn thương mô ngực và tia sữa, gây khó khăn hơn trong việc điều trị. Nếu tình trạng đau nhức không cải thiện, mẹ cần đi khám ngay vào hôm sau để được hỗ trợ y tế kịp thời.
[banner_bottom-display]
Tắc sữa là một vấn đề không hiếm gặp, nhưng nếu được xử lý đúng cách và kịp thời, mẹ hoàn toàn có thể giải quyết tình trạng này. Nếu mẹ kiên trì thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý trên, tình trạng tắc tia sữa sẽ giảm đáng kể. Trường hợp tắc sữa nặng và mẹ không thể tự làm tan cục sữa tắc, mẹ hãy thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tham khảo thêm video hướng dẫn cách vắt sữa bằng tay chi tiết và các kiến thức nuôi con sữa mẹ hữu ích trong khoá học chăm sóc trẻ sau sinh - POH EASY!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo