TOP 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Hoài Anh

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên nếu con bị nôn trớ vòi rồng, hay là vừa ăn đã trớ hết sữa ra… thì lại là vấn đề khiến nhiều gia đình lo lắng.

Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh để giúp con cải thiện tình trạng nôn trớ khó chịu này nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Nôn trớ là hiện tượng sữa hoặc thức ăn trong dạ dày của con bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng, hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh nôn trớ

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ chính là vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

Thêm vào đó thì cũng có một phần nguyên nhân đến từ cách chăm sóc của bố mẹ có thể chưa phù hợp với bé, ví dụ như:

  • Ép con ăn quá no khiến dạ dày con bị quá tải
  • Cho con bú sai khớp ngậm, sai tư thế khiến bé tích tụ nhiều hơi thừa ở trong dạ dày và đẩy ngược sữa ra ngoài
  • Vỗ ợ cho bé chưa đúng cách hoặc không vỗ ợ
  • Cho bé di chuyển hoặc hoạt động mạnh khi vừa ăn xong

Với những nguyên nhân này thì chỉ cần bố mẹ làm ngược lại là đã có thể giúp con giảm nôn trớ đáng kể rồi. Ví dụ nếu đang ép con ăn no quá thì bố mẹ hãy sửa lại cách ăn, mời con ăn chủ động và tôn trọng nhu cầu ăn của bé.

Nếu con đang bú sai khớp ngậm, sai tư thế thì hãy chỉnh khớp ngậm và tư thế bú chuẩn cho bé. Sau đó học cách vỗ ợ hơi cho con đúng cách và nâng cao đầu cho bé sau khi con ăn no.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cũng được nhiều mẹ quan tâm với hi vọng giúp con đỡ nôn trớ, bởi vì con cứ hơi uốn éo, vặn mình một cái là lại nôn ộc ra hết cả sữa. Lời khuyên của POH trong trường hợp này là mẹ hãy kiểm tra xem bé có bị đẩy hơi hay không và vỗ ợ thật chuẩn, thật kỹ cho bé trước, trong, sau khi ăn và bất cứ lúc nào bé có dấu hiệu đầy hơi. Hành động uốn éo, vặn mình của bé cũng là một trong những dấu hiệu đầy hơi đấy mẹ ạ.

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh nôn trớ

Nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa chỉ 1, 2 lần trong ngày thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Trớ ra cặn sữa thì có nghĩa là con cũng đã tiêu hóa sữa được một phần rồi, chỉ còn lại cặn mà thôi. Và đây là do hệ tiêu hóa hoạt động chưa mượt mà nên con mới có tình trạng này.

Nhưng đôi khi tình trạng nôn trớ ở trẻ còn có thể là do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Nhất là khi bé nôn trớ kèm đau bụng, hoặc nôn có lẫn dịch, máu…

Một số bệnh lý có thể khiến con nôn trớ kèm các triệu chứng như vậy là: Các bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng đạm bò, viêm hô hấp trên; nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng thần kinh hay tổn thương não, co thắt môn vị, hoặc có thể là do bé bị xoắn ruột, tắc ruột…

Đặc biệt là đối với bé 2 tuổi ăn vào là nôn hay trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều lần thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu đi kèm của bé. Bởi vì thông thường thì trẻ ở độ tuổi này không nôn thường xuyên nữa, nếu bé nôn nhiều lần kèm triệu chứng khác thì bố mẹ cần cảnh giác.

 

TOP 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh nếu như có chỉ định của bác sĩ, đừng vì sốt ruột mà dùng thuốc bừa bãi cho con. Thay vào đó mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên của POH để giảm tình trạng nôn trớ cho bé:

  • Kiểm tra xem bé có dị ứng đạm bò hay có bệnh lý bẩm sinh nào không
  • Cho con ăn đúng khớp ngậm, đúng tư thế
  • Tôn trọng nhu cầu ăn của con, cho bé ăn no theo nhu cầu chứ không nên ép bé ăn tiêu cực
  • Vỗ ợ thật kỹ cho bé
  • Không cho con đùa nghịch, hoạt động mạnh ngay sau khi ăn

Hoặc mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh như sau

Tất cả những mẹo trên đây có thể hiệu quả với em bé này, nhưng không hiệu quả với em bé khác bởi vì cơ địa của mỗi trẻ cũng khác nhau. Tốt nhất là POH khuyên mẹ nên tìm hiểu tường tận nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ, và nếu là nguyên nhân bệnh lý thì nên chữa trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hoặc nếu mẹ muốn con vừa ăn tốt, ngủ tốt, vừa giảm nôn trớ hiệu quả thì tham khảo ngay khóa học POH EASY nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo