Viêm vú là gì?
Viêm vú (hay còn được biết đến là viêm tuyến sữa khi cho con bú) là tình trạng viêm trong các mô của tuyến vú. Tình trạng này có thể nhanh chóng trở thành nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển trong các mô bị viêm.
Mẹ viêm tuyến sữa phải làm sao?
Mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu viêm vú khi ngực mẹ:
- Đỏ
- Cứng
- Đau
- Nóng
- Sưng lên
Mẹ cũng có thể cảm nhận giống như ngực mình có một khối u bởi sữa tích tụ trong vú. Trường hợp này thường được gọi là tắc ống dẫn sữa. Tuy nhiên thực tế đây không phải là hiện tượng tắc ống dẫn sữa mà là tình trạng sữa thấm vào các mô vú, khiến chúng bị viêm.
Đồng thời quầng vú sẽ có cảm giác căng tức vì ống tiết sữa, tiểu thùy và phế nang đều bị viêm.
Mẹ cũng có thể có các triệu chứng giống như cúm như:
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Nhiệt độ hơn 38,5 độ C
- Kiệt sức
Trung bình cứ mười người cho con bú thì có một người bị viêm vú kể cả các mẹ cho con bú bình. Kích thước bộ ngực không ảnh hưởng tới các vấn đề viêm vú. Không có bằng chứng nào cho thấy ngực lớn hay ngực nhỏ sẽ dễ bị viêm vú hơn.
Mẹ bị viêm vú sẽ có cảm giác rất đau ở vung ngực. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách cơn đau sẽ được loại bỏ nhanh chóng. Thường các mẹ sẽ bị viêm một bên vú nhưng cũng sẽ có khả năng bị viêm cả hai bên. Điều đáng buồn là viêm vú rất dễ tái phát và các mẹ sẽ có nguy cơ mắc viêm vú nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm vú?
Nguyên nhân gây ra viêm vú là do sữa được sản xuất quá nhiều trong khi con lại bú ít dẫn đến tình trạng ứ sữa. Trẻ bú ít có thể do con không bú được đủ vì bú sai khớp ngậm.
Nếu trẻ bú ít ở một bên, ngực mẹ sẽ căng sữa và có hiện tượng bị đau. Khi đó mẹ lại càng không muốn con bú vì cảm giác khó chịu đau đớn. Và điều này vô tình lại làm cho bên vú này càng căng tức, ứ sữa và dẫn đến viêm vú. Nếu con thích bú một bên hơn, thì nguy cơ vú còn lại bị viêm cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể dẫn tới viêm vú là:
- Tình trạng căng tức ngực, có thể do trẻ ngủ xuyên đêm không dậy bú
- Cho ăn theo thói quen nghiêm ngặt nhưng không hợp lí, các lần cho bé bú cách nhau rất lâu
- Ngực bị chèn ép do áo ngực chật, tư thế ngủ hoặc do thắt dây an toàn quá chặt
- Chấn thương vùng vú
Ngoài tình trạng ứ sữa nghiêm trọng dẫn đến viêm vú, một số loại vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng này. Nếu vú mẹ bị nứt vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết nứt đó vào hệ thống bạch huyết trong vú gây nhiễm trùng.
Các chị em lần đầu làm mẹ có nguy cơ bị viêm vú cao. Viêm vú thường xuất hiện phổ biến trong ba tháng đầu cho con bú, đặc biệt trong tuần thú hai hoặc thứ ba.
Những bé được ngậm núm giả hoặc bú bình sẽ dễ khiến mẹ bị viêm vú hơn. Thời gian bé bú cũng có thể ảnh hưởng đến vú mẹ. Nếu con bị dính lưỡi, con cũng gặp khó khăn để bú đúng khớp ngậm và mẹ sẽ có nguy cơ viêm vú cao hơn.
Viêm tuyến sữa và cách điều trị
Cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà đơn giản nhất là mẹ tiếp tục cho bé bú ở bên vú bị viêm. Mặc dù điều này có thể khiến mẹ đau đớn nhưng viêm vú sẽ trở nên tệ hơn nếu mẹ ngừng cho con bú ở bên vú này.
Nếu mẹ cảm thấy không khỏe hoặc việc tiếp tục cho bé bú không có hiệu quả mẹ cần đến thăm khám bác sĩ. Nếu mẹ đã bị viêm vú trong vài ngày và phát triển thành nhiễm trùng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn với mẹ đang cho con bú.
Mẹ viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì?
Dưới đây là một số phương pháp mẹ có thể thử, áp dụng được với tất cả các mẹ đang dùng kháng sinh hoặc là không:
- Đảm bảo bé ngậm vú đúng cách và bú đủ nhu cầu.
- Hãy thử các tư thế cho con bú khác nhau, để tìm ra tư thế giúp bé bú tốt nhất
- Đặt bé nằm sao cho hàm dưới của bé cùng phía với phần bị viêm của vú.
- Cho con bú thường xuyên, khoảng từ 8-12 lần bú mỗi ngày.
- Sau khi bú, nếu bé không bú cạn cạn sữa mẹ phải vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút. Việc này cũng tốt cho các mẹ bị đau núm vú.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Mặc quần áo rộng hoặc áo lót lỏng hơn cho đến khi cơn đau đỡ hơn.
- Làm ấm vú. Đặt một miếng vải nỉ lên da, tắm nước ấm hay vòi hoa sen. Tuy nhiên, chị em có thể chườm lạnh sẽ đỡ đau hơn. Một số chị em thấy đỡ hơn khi dùng lá bắp cải lạnh đặt lên vùng vú.
- Thử mát xa ngực nhẹ nhàng trong khi con bú để giúp sữa chảy ra. Nhẹ nhàng vuốt ve từ bầu vú về phía núm vú. Chú ý massage quá mạnh cũng có thể làm tình trạng viêm vú nặng hơn.
- Mẹ có thể uống thuốc giảm đau. Các loại thuốc như Ibuprofen haowjc paracetamol có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Aspirin không phù hợp với mẹ đang con bú.
Mẹ có thể thử các biện pháp trên trươc khi phải gặp bác sĩ và dúng kháng sinh. Nhưng nếu mẹ không đỡ, mẹ phải đến thăm khám bác sĩ. Nếu viêm vú không được chữ trị có thể phát triển thành nhọt. Nghĩa là trong vú và đầu tia sữa có mủ trắng. Khoảng 3% phụ nữ bị viêm vú sẽ có mủ.
Nhọt sẽ đỏ và nóng khi chạm vào, sưng to và gây sốt. Khi đã bị nhọt, mẹ cần đi khám ngay lập tức, đôi khi phải phẫu thuật để loại bỏ mủ.
Mẹ cũng có thể nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia về sữa mẹ để hướng dẫn cách để bé bú đúng khớp ngậm, tránh tình trạng tái viêm.
Viêm vú sẽ kéo dài bao lâu?
Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị viêm vú sẽ dễ dàng và nhanh chóng, cơn đau sẽ không kéo dài. Nếu mẹ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy uống đủ liều để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu vú vẫn đau và mẹ vẫn có hơi sốt sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh, hãy đến khám lần nữa. Mẹ có thể phải làm xét nghiệm để tìm ra chính xác loại vi khuẩn nào gây ra viêm vú để sử dụng thuốc phù hợp.
Có nên ngừng cho con bú nếu bị viêm vú?
Câu trả lời chắc chắn là không. Việc tiếp tục cho con bú khi bị viêm vú rất quan trọng. Sữa được thoát ra sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn. Mặc dù cho con bú khi đang bị viêm sẽ rất đau đơn nhưng mẹ cần cho bé bú nhiều nhất có thể.
Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?
Hãy thử đặt miếng dán ấm lên ngực trong vài phút trước mỗi lần cho bé ăn để giảm đau. Nhiệt độ cao hơn cũng giúp mẹ có phản xạ sữa xuống và việc cho con bú sẽ dễ chịu hơn.
Nếu con không bú hết sữa từ bên vú bị viêm hoặc nếu quá đau mẹ có thể sử dụng máy hút sữa và bảo quản lại phần sữa dư.
Viêm vú có ảnh hưởng đến con không?
Mặc dù mẹ có thể cảm thấy không khỏe và không thoải mái, nhưng may mắn là bệnh viêm vú sẽ không ảnh hưởng đến bé. Sữa ở vú bị viêm tuyệt đối an toàn với trẻ, nhưng vị có thể hơi mặn hơn bình thường.
Ngay cả khi mẹ bị viêm vú truyền nhiễm, và con nuốt phải vi khuẩn trong sữa, thì vi khuẩn cũng sẽ bị axit trong dạ dày tiêu diệt. Nên các mẹ cứ an tâm cho bé bú ở bên vú bị viêm.
Để an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ và bé, tốt nhất mẹ nên điều trị dứt điểm bênh viêm vú tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo