Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau khi sinh con?

đăng bởi

Để biết phụ nữ sau sinh thay đổi như thế nào, các mẹ hãy cùng POH khám phá bài viết dưới đây nhé!

Tử cung của mẹ sẽ thay đổi như thế nào sau khi sinh?

Trong vòng vài phút sau khi sinh, các cơn co thắt làm cho tử cung của mẹ co lại, các sợi xơ chéo nhau sẽ thắt lại giống như khi chuyển dạ. Những cơn co thắt này giúp nhau thai tách ra khỏi thành tử cung.

Sau khi nhau thai được lấy ra, các cơn co tử cung sẽ chặn các mạch máu mở nơi nhau thai được gắn vào. Do đó, bạn có thể cảm thấy bị chuột rút, tình trạng này được gọi là Chứng đau bóp tử cung sau sinh.




Cơ thể mẹ sau sinh cần thời gian từ 6-8 tuần hoặc thậm chí lâu hơn để hồi phục và về lại vóc dáng ban đầu

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, người mẹ có thể cảm nhận đỉnh tử cung ở khu vực rốn của mình. Trong một tuần, tử cung của mẹ sẽ nặng khoảng 0,5kg - một nửa so với cân nặng của tử cung ngay sau khi sinh con.

Sau hai tuần, nó chỉ còn 0,3kg và sẽ nằm hoàn toàn trong khung xương chậu của bạn. Vào khoảng bốn tuần, nó sẽ gần với trọng lượng trước khi mang thai là dưới 0,1kg. Quá trình này được gọi là sự thoái triển của tử cung.

Người mẹ sẽ giảm bao nhiêu cân ngay sau khi sinh?

Các mẹ sẽ giảm tổng cộng khoảng 5,5kg với từ 3-3,5kg cho em bé, khoảng 0,5kg nhau thai và một 1-2kg cho máu cùng nước ối.

Có thể phải mất một khoảng thời gian để trở lại cân nặng trước khi mang thai, nhưng hãy yên tâm rằng bạn sẽ tiếp tục giảm cân trong thời kỳ hậu sản vì cơ thể cần loại bỏ tất cả lượng nước thừa mà các tế bào đã giữ lại khi mang thai, cùng với chất lỏng từ máu thừa có trong cơ thể bạn.

Vì vậy, trong những ngày đầu tiên sau khi sinh con, các mẹ sẽ tiết ra nhiều nước tiểu hơn bình thường với con số đáng kinh ngạc là 2,8 lít mỗi ngày đấy.

Ngoài ra bạn cũng có thể toát mồ hôi nhiều hơn. Vào cuối tuần đầu tiên, có khả năng các mẹ sẽ giảm khoảng 1,8-2,7kg trọng lượng nước, tùy thuộc vào lượng nước bạn giữ lại trong thai kỳ nhé.

Tại sao cơ thể vẫn trông như đang mang thai?

Ngay cả sau khi tử cung đã co lại về kích thước bình thường thì bạn vẫn có thể tiếp tục trông như đang mang thai trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Đó là bởi vì cơ bụng của mẹ đã bị căng ra khi mang thai và chúng cần có thời gian để trở lại như ban đầu (Tập thể dục thường xuyên là một biện pháp hiệu quả). Tuy nhiên một số phụ nữ có thể sẽ không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn "túi thai" của mình.

Bài tiết mất kiểm soát

Chuyển dạ và sinh nở có thể gây tổn thương cho bàng quang của người mẹ, khiến bạn cảm thấy sưng phồng và mất cảm giác về bài tiết.

Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể không cảm thấy muốn đi tiểu, đặc biệt là nếu quá trình chuyển dạ kéo dài, sử dụng máy hút thai hoặc kẹp forceps (phóc-xép) để hỗ trợ sinh sản, hay gây tê ngoài màng cứng.

Điều này cũng có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn có sử dụng ống thông trong khi chuyển dạ để đi tiểu và giúp giữ cho bàng quang không bị đầy.

Nhưng sau khi sinh, bàng quang của bạn sẽ đầy lên nhanh chóng với tất cả chất lỏng dư thừa mà thận đang xử lý, do đó, các mẹ nên cố gắng đi tiểu thường xuyên ngay cả khi bản thân không cảm thấy cần thiết.




Các mẹ nên đi tiểu thường xuyên để đào thải lượng nước thừa ra khỏi cơ thể

Nếu có quá nhiều nước tiểu tích tụ trong bàng quang thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi đi vào nhà vệ sinh đấy.

Hơn nữa, bàng quang cũng có thể trở nên quá căng, gây ra vấn đề về tiết niệu, đồng thời tử cung khó co lại sẽ dẫn đến nhiều cơn đau bóp tử cung sau sinh và chảy máu nặng.

Nếu không thể đi tiểu trong vòng vài giờ sau khi sinh, bạn sẽ cần đặt ống thông tiểu để giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang.

Nếu bạn sinh bằng phương pháp Mổ lấy thai (C-section) thì sẽ có ống thông tiểu để phẫu thuật, và nó được giữ nguyên vị trí trong một thời gian ngắn sau khi sinh.

Hãy cho y tá biết nếu mẹ gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc nếu mẹ chỉ sản xuất được một lượng nhỏ nước tiểu thôi nhé, bởi nếu bàng quang của bạn quá đầy thì nó cũng có thể khiến bạn không thể đi tiểu được đấy.

Vùng kín có nhỏ lại không?

Nếu các mẹ sinh thường thì âm đạo có thể sẽ vẫn lớn hơn một chút so với trước đấy nhé.

Sau sinh bao lâu thì vùng kín nhỏ lại? Ngay sau khi sinh, âm đạo bị giãn ra, đồng thời có thể bị sưng và bầm tím. Trong vài ngày tiếp đó, các vết sưng sẽ giảm dần, âm đạo của mẹ bắt đầu lấy lại trương lực cơ (Lực căng của cơ ở trạng thái nghỉ) và trong vài tuần tiếp theo nó sẽ dần dần nhỏ lại.

Cô bé'' bị rộng sau sinh phải làm sao? Câu trả lời là các mẹ nên thường xuyên thực hiện bài tập Kegel để giúp phục hồi trương lực cơ của mình nhé.

Nếu có một vết rách nhỏ ở tầng sinh môn mà không cần phải khâu thì nó sẽ nhanh chóng lành lại và có thể gây ra một chút khó chịu.

Còn nếu bạn đã phải rạch tầng sinh môn hoặc vết rách khá lớn khiến tầng sinh môn cần thời gian để phục hồi thì hãy chờ hỏi ý kiến bác sĩ khi nào có thể quan hệ vợ chồng được nhé.

Nếu vẫn thấy đau tầng sinh môn, hãy kiêng quan hệ cho đến khi tầng sinh môn lành hẳn. Trong lúc này, vợ chồng bạn có thể quyết định phương pháp tránh thai muốn sử dụng cho thời gian tới.

Khô hạn sau sinh?

Khi đã sẵn sàng cho chuyện chăn gối (cả về thể chất và tinh thần) thì hãy chắc chắn rằng bạn nên tiến hành từ từ. Có thể bạn sẽ thấy rằng mình khô hạn hơn so với khi đang mang thai do mức estrogen thấp hơn.

Tình trạng khô hạn này có thể còn rõ rệt hơn nếu các mẹ cho con bú vì nó có xu hướng làm giảm nồng độ estrogen. Điều này khiến bạn có thể bị đau lúc ban đầu, do vậy việc sử dụng chất bôi trơn là rất cần thiết.

Các mẹ nên mua chất bôi trơn gốc nước, đặc biệt nếu đang quyết định muốn dùng biện pháp màng chắn tránh thai, bởi chất bôi trơn gốc dầu có thể làm suy yếu tác dụng của cao su, khiến bao cao su bị rách hoặc làm hỏng màng chắn.

Sản dịch là gì?

Việc tiết dịch âm đạo (hay còn gọi là sản dịch) là bình thường trong một hoặc hai tháng sau khi bạn sinh con. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và mô bong ra từ niêm mạc tử cung.

Trong vài ngày đầu sau khi sinh, sản dịch chứa một lượng máu khá lớn, vì vậy nó sẽ có màu đỏ tươi và trông giống như một kỳ kinh nguyệt nặng. Mỗi ngày sau đó bạn sẽ tiết dịch ít hơn một chút và sau hai đến bốn ngày thì sản dịch sẽ có nhiều nước và có màu hồng hơn.

Khoảng 10 ngày sau sinh, các mẹ sẽ chỉ có một lượng nhỏ khí hư màu trắng hoặc màu vàng và giảm dần trong hai đến bốn tuần tiếp đó. Một số phụ nữ có thể tiếp tục có dịch hoặc những vết đốm không liên tục trong vài tuần sau đó.

Ngực căng tức, châm chích khi bắt đầu cho con bú?

Các lần đầu tiên bạn cho bé bú có thể sẽ gây ra một số cơn co rút ở bụng vì việc cho con bú kích thích giải phóng oxytocin - một loại hormone kích hoạt các cơn co tử cung.

Ngoài ra, khi bắt đầu có sữa mẹ, thường là hai đến ba ngày sau sinh, ngực của bạn có thể bị sưng, đau và trở nên cứng hơn.

Bạn cũng có thể cảm thấy nhói đau và thấy đầy một cách khó chịu. Đây được gọi là căng tức sữa và nó sẽ trở nên tốt hơn trong một hoặc hai ngày sau đó nhé.

Cho con bú thường xuyên giúp cơn đau ngực của mẹ trở nên dễ chịu hơn

Cho con bú thường xuyên là cách tốt nhất giúp giảm đau đấy. Việc cho bé bú thường xuyên ngay từ đầu đôi khi có thể ngăn chặn sự căng tức sữa cho mẹ đấy. Nếu em bé nhà bạn dường như gặp khó khăn trong việc ngậm vú đúng cách thì các mẹ nên nói chuyện với bác sĩ hoặc một chuyên gia tư vấn về việc cho con bú nhé.

Cơ thể mẹ sẽ thế nào nếu không nuôi con bằng sữa mẹ?

Bạn vẫn sẽ bắt đầu sản xuất sữa cho dù không lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ, ngực của bạn sẽ căng lên vài ngày sau khi sinh.

Điều này sẽ gây ra cảm giác khó chịu đáng kể và có thể kéo dài trong vài ngày. Cơn đau có xu hướng lên đến đỉnh điểm từ ba đến năm ngày sau sinh và có thể mất vài tuần để sữa dừng lại hoàn toàn.

Trong khoảng thời gian đó, hãy mặc một chiếc áo ngực có đệm mút suốt ngày đêm, đồng thời đặt túi lạnh lên ngực để giảm sưng và hạn chế sản xuất sữa. (Hãy nhớ bọc túi lạnh bằng vải để bảo vệ làn da của mình nhé.)

Các mẹ cũng có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, và nếu cảm thấy vô cùng khó chịu, hãy vắt sữa vừa đủ để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến quá trình bị kéo dài vì việc kích thích núm vú và vắt sữa sẽ làm cho cơ thể tạo ra nhiều sữa hơn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng đừng làm ấm ngực của mình nhé, vì điều này cũng có thể khuyến khích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn đấy.

Tại sao người mẹ bị rụng tóc sau sinh?

Nếu bạn cảm thấy tóc mình dần trở nên dày hơn trong thời kỳ mang thai thì hiện tại nó sẽ bắt đầu rụng đấy. Điều này xảy ra với một số bà mẹ mới trong vài tháng đầu sau khi sinh con. Tuy nhiên đừng lo lắng nhé vì bạn sẽ không bị hói đâu.

Khi mang thai, nồng độ estrogen cao có thể kéo dài giai đoạn mọc tóc của bạn, khiến tóc rụng ít hơn bình thường. Sau khi sinh con, nồng độ estrogen giảm mạnh và bạn bắt đầu rụng nhiều tóc hơn.

Theo thời gian (thường là trong vòng một năm hoặc lâu hơn), tốc độ mọc và rụng tóc sẽ trở lại như trước đây.

Thực tế là nếu bạn bị mọc quá nhiều tóc khi mang thai (do kết quả của sự gia tăng hormone gọi là androgen) thì có khả năng là phần lớn số tóc đó sẽ mất đi chỉ trong vòng sáu tháng sau khi sinh con thôi nhé.

Làn da của mẹ sẽ thay đổi như thế nào?

Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi do lần đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn cũng như toàn bộ cơ thể. Một số phụ nữ có làn da hoàn toàn mịn màng trong thai kỳ sẽ có nhiều mụn hơn trong một vài tháng sau khi sinh.




Các vết nám, mụn sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh em bé

Mặt khác, nếu bạn bị mụn trứng cá trong thai kỳ thì hiện tại tình trạng đó lại có thể được cải thiện.

Ngoài ra, nếu các mẹ bị nám da (có mảng da sẫm màu trên môi, mũi, má hoặc trán) hoặc xuất hiện một đường sẫm màu chạy từ rốn đến xương mu thì nó sẽ bắt đầu mờ dần trong vài tháng sau sinh.

Nó có thể sẽ biến mất hoàn toàn miễn là bạn bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

Bất kỳ vết rạn nào cũng sẽ dần dần có màu nhạt hơn, tuy nhiên chúng sẽ không biến mất hoàn toàn đâu nhé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo