Điều trị chấn thương xương cụt sau sinh

đăng bởi

Việc đau xương cụt sau sinh không phải hiện tượng phổ biến nhưng lại là một thông tin mẹ cần biết để quá trình sinh và phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn. Vậy đau xương cụt diễn ra như thế nào, cách điều trị gãy xương cụt sau sinh ra sao? Chúng ta cùng hiểu trong bài viết dưới đây của POH nhé.

 

 

Xương cụt sẽ bị tổn thương như thế nào trong khi sinh?

Áp lực khi em bé đi qua đường sinh của bạn có thể làm bầm tím, trật khớp hoặc thậm chí làm gãy xương cụt. Gãy xương thường không phổ biến, tuy nhiên một số phụ nữ vẫn nghe thấy tiếng xương nứt hoặc bật ra khi bị gãy.

Mẹ bị đau vùng xương cụt sau sinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chăm sóc em bé

Xương cụt được tạo thành từ ba đến năm đốt sống cuối cùng của cột sống, phần lớn là 4 đốt sống. Đốt sống trên cùng của xương cụt có thể hoặc không thể hợp nhất với các đốt bên dưới nó, nhưng ba đốt sống dưới thường được hợp nhất với nhau.

Một số cơ xương chậu và dây chằng cũng được gắn vào xương cụt.

Năm đốt sống kết dính phía trên xương cụt được gọi là xương cùng. Có một khớp nối giữa xương cụt và xương cùng thường cho phép con người thực hiện một vài chuyển động hữu hạn.

Bạn sẽ có nhiều khả năng bị tổn thương xương sống trong khi sinh nếu em bé quá lớn hoặc nằm ở một vị trí khác lạ, hoặc nếu xương chậu của bạn rất hẹp hay có hình dạng kỳ lạ.

Hình dạng và tính di động của xương cụt cũng có thể đóng một vai trò khá lớn. Phụ nữ trước đây bị thương ở xương cụt sẽ có nguy cơ tổn thương trở lại nhiều hơn khi sinh thường.

 

 

Bạn sẽ có cảm giác như thế nào?

Nếu bị tổn thương xương cụt, bạn có thể sẽ bị đau ở khu vực đó và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng nhất khi ngồi. Bạn cũng sẽ cảm thấy đau khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc nếu bạn rặn khi đi vệ sinh.

Chấn thương xương cụt được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn chia sẻ với bác sĩ rằng bạn đang bị đau ở vùng xương cụt, cô ấy sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi và tiến hành khám lâm sàng, cả bên ngoài và bên trong trực tràng.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang để xác định xem bạn có bị tổn thương xương cụt hay không.

Chấn thương xương cụt sẽ được điều trị như thế nào?

Các mẹ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và chườm nước đá trên vùng đau nhiều lần trong vài ngày đầu để giảm sưng và đau.

Bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen để giảm sưng đau. Trong khoảng thời gian này, nằm nghiêng về một bên có lẽ sẽ là tư thế thoải mái nhất đấy.

Nếu cơn đau vẫn không giảm sau một tuần hoặc lâu hơn thì hãy nói với bác sĩ để được kê đơn một loại thuốc giảm đau mạnh hơn nhé.

Trong trường hợp bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn rằng cô ấy biết để lựa chọn cho bạn loại thuốc phù hợp, an toàn cho trẻ sơ sinh.

Yoga cho các mẹ đau xương cụt sau sinh

Khi phải ngồi dậy thì một chiếc gối hoặc đệm hình vòng tròn có thể giúp ích, nhưng bạn cũng thấy rằng nó sẽ làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Một số phụ nữ sử dụng đệm hình chữ V đặc biệt giúp họ hơi nghiêng về phía trước. Loại đệm này có một phần được cắt ra ở phía sau nên sẽ không tạo áp lực lên vùng xương cụt.

Trong một vài trường hợp, việc ngồi trên một vị trí vững chắc rồi chuyển trọng lượng của bạn từ bên này sang bên kia có thể làm bạn thoải mái hơn. Một chiếc bồn tắm ngồi ấm áp cũng có thể hữu ích và giúp bạn thư giãn cơ sàn chậu của mình đấy.

Táo bón cũng sẽ rất đau nếu bạn bị tổn thương xương chậu. Do đó, các mẹ nên phòng tránh bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và sử dụng thuốc nhuận tràng nếu cần nhé.

Một số cách thức khác mẹ có thể áp dụng cách thức chữ đau xương cụt khác mẹ có thể áp dụng là vật lý trị liệu, vận động, phẫu thuật… Hiện nay có khá nhiều bài yoga hỗ trợ mẹ phục hồi sau chấn thương xương cụt.

Một số trường hợp nghiêm trong hơn đó là thoái hóa xương cụt hay gãy xương cụt thì mẹ phải lưu ý hết sức, chúng có thể gây ra tình trạng đau đầu mãn tính, tổn thương hệ thần kinh...   Cách điều trị gãy xương cụt hiện nay gồm bảo tồn không phẫu thuật và phẫu thuật.

Với cách thứ nhất bảo tồn không phẫu thuật thì chủ yếu là giảm đau do sự gãy xương có thể có cơ chế tự liền xương, không nhất thiết phải làm lại xương. Ví dụ như: Các bài vận động liên quan đến vùng này, tiêm một số loại thuốc hay sử dụng thuốc giảm đau, chế độ ăn uống lành mạnh… Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi gãy xương cụt đe dọa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Tình trạng đau xương cụt, gãy xương cụt không nguy hiểm bằng các xương khác thế nhưng cũng không đồng nghĩa với mọi người bị bệnh có thể coi thường. Mẹ nên nhờ người thân trông coi, chia sẻ công việc chăm bé để điều trị đau xương cụt dứt điểm.

 

 

Mất bao lâu để phục hồi chấn thương?

Xương cụt bị bầm tím thường sẽ tự lành trong một vài tuần, còn tình trạng gãy xương thường mất đến tám tuần để lành lại, nhưng có thể bạn sẽ bị đau kéo dài hơn do bị viêm ở các cơ và dây chằng xung quanh hoặc căng nhức mãn tính ở cơ sàn chậu.

Nếu bạn tiếp tục bị đau, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia. Việc điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu hoặc tiêm steroid và thuốc gây mê.

Trong một vài trường hợp hiếm gặp khi cơn đau mãn tính nghiêm trọng không thể dịu đi bằng các biện pháp thông thường thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải lúc nào cũng tốt và có nguy cơ gây biến chứng.

Những điều nên biết trong lần mang thai tiếp theo?

Nếu có thai lần nữa, hãy cho bác sĩ biết rằng bạn đã bị gãy hoặc bầm tím xương chậu trong lần sinh nở trước đó. Nhờ đó, các bạn có thể cùng thảo luận về những ưu và nhược điểm của việc sinh thường hoặc sinh mổ trong khoảng thời gian này.

Lần mang thai tiếp theo, mẹ nên xem xét kỹ vấn đề sinh thường hay sinh mổ khi bị đau xương cụt trước đó

Nếu trước đây các mẹ đã bị gãy xương cụt khi sinh một bé con khá lớn và lần này đứa bé có vẻ nhỏ hơn nhiều thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp sinh thường.

Nếu có ý định đó thì bạn nên thử các vị trí sinh nở khác nhau để giúp tránh làm tổn thương khu vực cũ, tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa đâu nhé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo