MỤC LỤC
Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là như thế nào?
Để tầng sinh môn rách tự nhiên hơn bị rạch?
Khi nào cần rạch tầng sinh môn?
Làm thế nào để hạn chế rạch tầng sinh môn?
Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là như thế nào?
Rạch tầng sinh môn là một vết cắt phẫu thuật ở vùng cơ giữa âm đạo và hậu môn (khu vực được gọi là đáy chậu) được thực hiện ngay trước khi sinh để mở rộng âm đạo của mẹ bầu.
Các bác sĩ sản khoa thường rạch tầng sinh môn thường xuyên để tăng tốc độ sinh nở và ngăn chặn âm đạo bị rách. Đặc biệt là trong lần sinh thường đầu tiên, với niềm tin rằng vết mổ "sạch" của vết cắt tầng sinh môn sẽ dễ lành hơn vết rách tự phát.
Vẫn còn những tranh cãi về việc có nên cắt tầng sinh môn hay không
Nhiều chuyên gia cũng tin rằng phẫu thuật cắt tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này, chẳng hạn như đi vệ sinh không tự chủ.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua chỉ ra rằng điều này không hoàn toàn chính xác.
Thực tế, không tồn tại chứng cứ nào cho thấy phẫu thuật tầng sinh môn có thể bảo vệ được mô âm đạo và cơ sàn chậu của mẹ bầu và quy trình thực hiện thực sự có thể gây ra vấn đề.
Vì lý do này, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng như nhiều chuyên gia khác đồng ý rằng không nên thực hiện quy trình này thường xuyên.
Để tầng sinh môn rách tự nhiên hơn bị rạch?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị rách tầng sinh môn tự nhiên thường hồi phục trong cùng thời gian hoặc ít hơn và ít biến chứng hơn so với những người bị rạch tầng sinh môn.
Phụ nữ bị rạch tầng sinh môn có xu hướng mất nhiều máu hơn tại thời điểm sinh nở, đau nhiều hơn trong quá trình phục hồi và phải chờ đợi lâu hơn để quan hệ thoải mái.
Rạch tầng sinh môn có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ sau sinh
Rạch tầng sinh môn cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rạch tầng sinh môn cho lần sinh thường đầu tiên có liên quan đến việc tăng nguy cơ rách tầng sinh môn trong lần sinh tiếp theo.
Hơn nữa, những phụ nữ bị rạch tầng sinh môn có nguy cơ rách cơ vòng hậu môn (rách độ ba) hoặc rách thành trước trực tràng (rách độ bốn). Điều này có thể dẫn đến đau đáy chậu nhiều hơn sau khi sinh, đòi hơn nhiều thời gian hơn để phục hồi và có khả năng ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ sàn chậu.
Vết rách làm gián đoạn cơ thắt hậu môn khiến mẹ bầu dễ bị khó kiểm soát nhu động ruột hoặc khí.
Khi nào cần rạch tầng sinh môn?
Một vài tình huống bác sĩ cần rạch tầng sinh môn đó là:
- Nếu thai nhi quá lớn và cần thêm khoảng không để mẹ sinh nở dễ dàng hơn hoặc khi cần dùng kẹp, bác sĩ có thể lựa chọn rạch tầng sinh môn.
- Và nếu em bé cần được sinh ra càng nhanh càng tốt, nhịp tim thai nhi không ổn vào những phút cuối chuyển dạ - bác sĩ có thể quyết định rạch tầng sinh môn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sinh nở.
Trong những tình huống này, rạch tầng sinh môn là điều cần thiết để đảm bảo em bé được an toàn.
Làm thế nào để hạn chế rạch tầng sinh môn?
Bàn bạc trước với bác sĩ về lịch trình sinh nở.
Hỏi về tiên lượng phải thực hiện rạch tầng sinh môn và làm thế nào để tránh rách tầng sinh môn.
Mẹ cũng nên hỏi thêm về những trường hợp đã từng rạch tầng sinh môn trước đây.
Khâu tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?
Nếu quyết định rạch tầng sinh môn, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loại thuốc gây tê cục bộ và sử dụng kéo phẫu thuật để tạo ra một vết cắt nhỏ ở đáy chậu của mẹ bầu ngay trước khi sinh em bé.
Bác sĩ thực hiện tiêm gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật tầng sinh môn
(Đôi khi, nếu đáy chậu của mẹ bầu đã bị tê và mỏng đi do áp lực của đầu em bé - hoặc nếu mẹ bầu đã được gây tê ngoài màng cứng - bác sĩ có thể thực hiện rạch tầng sinh môn mà không cần dùng thuốc giảm đau.)
Sau khi sinh con, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ khác để chắc chắn rằng mẹ bầu hoàn toàn được gây tê trước khi vết cắt được khâu lại.
Chăm sóc sau phẫu thuật tầng sinh môn
Nếu đã rạch tầng sinh môn, mẹ bầu sẽ cần một thời gian để chữa lành. Các mũi khâu sẽ tự tan trong những tuần sau khi sinh.
Một số phụ nữ cảm thấy hơi đau sau tuần đầu tiên, trong khi những người khác cảm thấy khó chịu trong vòng một tháng hoặc hơn, đặc biệt nếu bị rách độ ba hoặc độ bốn.
Sử dụng túi nước đá trên vùng đáy chậu ngay sau khi sinh và trong 12 giờ tiếp theo hoặc lâu hơn (không liên tục) để làm tê vùng đó và ngăn ngừa hoặc giảm sưng.
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Đáy chậu sẽ phục hồi hoàn toàn sau bốn đến sáu tuần sau khi sinh. Lúc này nếu cảm thấy ổn mẹ bầu có thể thử quan hệ tình dục. Nếu bị rách độ ba hoặc độ bốn mẹ bầu cần kiểm tra trước khi quyết định quan hệ.
Hãy thử tắm nước ấm và dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu.
Mẹ sau sinh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi sẵn sàng
Thư giãn càng nhiều càng tốt và sử dụng chất bôi trơn hòa tan trong nước sẽ giúp quan hệ tình dục thoải mái hơn.
Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu đang cho con bú, vì việc tiết sữa làm giảm nồng độ estrogen của mẹ bầu, làm giảm lượng bôi trơn mà âm đạo có thể tạo ra.
Nhiều phụ nữ tiếp tục sử dụng chất bôi trơn trong quan hệ tình dục cho đến khi họ ngừng cho con bú.
Nếu mẹ bầu đã thử các biện pháp này và thấy rằng quan hệ tình dục vẫn không thoải mái hoặc đau đớn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc điều trị.
Nguồn: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo