Bà mẹ sau sinh - Biến chứng và phục hồi sau sinh

đăng bởi

Sau sinh, mẹ bộn bề biết bao với việc chăm sóc em bé sơ sinh của mình, từ việc cho con bú, tắm, thay tã hay ru em bé ngủ cũng đủ khiến mẹ thấm mệt. Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên bỏ bê chính bản thân mình trong giai đoạn này.

Trải qua một cuộc sinh nở với những cơn đau dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ cũng đã yếu đi nhiều, do đó mẹ cần thời gian để phục hồi và lấy lại sức khỏe sau sinh.

Đây cũng chính là thắc mắc của nhiều mẹ bầu không biết sau sinh bao lâu thì cơ thể hồi phục, những biến chứng thường gặp sau sinh và cách điều trị là gì?

Sau sinh bao lâu thì sức khỏe hồi phục?

Là phái đẹp, sức khỏe không phải là điều duy nhất khiến các mẹ quan tâm. Chị em lúc này còn có tâm lý tham khảo thật nhiều thông tin trên mạng hay hỏi xin kinh nghiệm của các mẹ đã trải quả thời kỳ sinh nở về bí kíp phục hồi nhan sắc sau sinh.

Đó có thể là một vấn đề tế nhị là làm thế nào để phục hồi vùng kín sau sinh hay biện pháp chăm sóc da sau sinh là gì, làm thế nào để lấy lại nhan sắc, vóc dáng và vòng eo con kiến từng khiến anh chồng mình điêu đứng.

Đừng chần chừ gì nữa, để tìm hiểu tất cả những kiến thức bổ ích về các biến chứng và phương pháp phục hồi nhanh chóng và an toàn sau sinh, mời các mẹ cùng tiếp tục đọc hết bài viết này của POH nhé!

 

MỤC LỤC

Phục hồi sau sinh

     Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi thế nào?

     Phục hồi sau sinh mổ

     Kiểm tra sức khỏe sau sinh

     Điều trị chấn thương xương cụt sau sinh

     Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

     Phục hồi vùng chậu sau sinh

     Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh

     Điều trị lộn tử cung sau sinh

Biến chứng sau sinh

     Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết?

     Bắng huyết sau sinh

     Đau lưng sau sinh

     Chữa trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

     Nhiễm trùng sau sinh và tất cả những chú ý cho mẹ

     Chuột rút sau sinh

     Hiện tượng sưng phù sau sinh

     Rụng tóc trầm trọng sau sinh, mẹ phải làm gì?

     Đổ mồ hôi sau sinh và cách điều trị

     Điều trị nám và àn nhang sau sinh

     Tiểu dắt và són tiểu sau sinh

     Mắt bị đỏ sau sinh điều trị thế nào?

 

Phục hồi sau sinh

Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi thế nào?

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh có nhiều sự thay đổi nhất định, trong đó mẹ giảm trọng lượng cơ thể đến vài kí là điều hiển nhiên khi em bé chào đời kèm theo sản dịch, dịch âm đạo, nước ối và một số các vật chất phụ khác.

Các cơn co thắt khiến cho tử cung của người mẹ co lại trong vòng vài phút đầu sau sinh. Hiện tượng này cũng giống như co thắt trong lúc chuyển dạ sinh con vậy, các cơn co thắt diễn ra giúp nhau thai tách ra khỏi thành tử cung.

Sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài, mẹ có thể cảm nhận được những cơn chuột rút sau sinh rất phổ biến. Hiện tượng phụ nữ thay máu sau sinh cũng được nhiều mẹ truyền tai nhau.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều mẹ gặp phải những triệu chứng khó chịu không đáng có sau sinh cũng giống như các biểu hiện trong suốt thai kỳ vậy. Mẹ hãy đọc bài viết 26 vấn đề phiền phức trong thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải của POH để tham khảo nhé!

Dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng

Phụ nữ sau sinh thay đổi như thế nào?

Những thay đổi và một số vấn đề mà mẹ có thể nhận thấy sau sinh bao gồm: mẹ có một bộ ngực lớn hơn, việc này là điều hiển nhiên do sữa mẹ cần được tiết ra nhiều hơn để nuôi dưỡng em bé sơ sinh, táo bón và trĩ là căn bệnh thường gặp trong cả thai kỳ và sau khi em bé chào đời.

Rụng tóc, đau nhức âm đạo, toát nhiều mồ hôi, rạn da, giãn tĩnh mạch, tiết dịch âm đạo, sưng phù chân tay, xuất huyết muộn, thay đổi tính tình sau khi sinh cũng như cảm xúc bị xáo trộn cũng là những hiện tượng có thể thấy ở nhiều bà mẹ. POH sẽ nêu rõ cách điều trị các vấn đề trên ở dưới bài viết, các mẹ cùng theo dõi tiếp nhé!

Vậy phụ nữ sau sinh cảm nhận sự thay đổi ở cơ thể mình như thế nào? Sau sinh bao lâu thì thay da đổi thịt? Mẹ phải làm thế nào để cải thiện tình trạng sức khỏe yếu sau sinh? Hãy tham khảo bài viết Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi thế nào của POH nhé!

 

Phục hồi sau sinh mổ

Một điều hiển nhiên là sau sinh mổ, người mẹ sẽ cần một khoảng thời gian lâu hơn rất nhiều để hồi phục so với sinh thường. Việc hồi sức sau sinh mổ cần sự cố gắng của cả bà mẹ sau sinh cũng như sự hỗ trợ từ các chuyên gia, sự giúp đỡ từ phía gia đình, đặc biệt là người chồng.

Các chuyên gia dành cho mẹ những lời khuyên bổ ích để quá trình phục hồi sau sinh mổ được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng như: Mẹ cần chú ý tư thế nằm sau sinh mổ đặc biệt là khi cho con bú, đây được coi là thử thách rất lớn đối với các chị em khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ nên tránh đặt bé chạm vào phần vết mổ để không bị đau, sưng tấy cũng như để vết thương có thời gian liền lại nhanh nhất. Một chế độ phục hồi sức khỏe sau sinh mổ bao gồm chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, chế độ nghỉ ngơi, và vận động nhẹ nhàng điều độ.

sinh mổ

Quá trình hồi phục vết mổ sau sinh sẽ diễn ra thuận lợi nếu mẹ chú ý làm theo lời khuyên của bác sĩ

Một vấn đề rất quan trọng để mẹ phục hồi sớm đó chính là thực hiện một số cách nhanh đánh hơi sau sinh mổ. Tại sao lại như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết đối với các trường hợp phẫu thuật vùng bụng, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện động tác “thải khí” để kích thích nhu động ruột giúp phục hồi chức năng đường ruột.

Người mẹ sau sinh nhờ vậy mà có thể tiêu hóa tốt hơn giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn cũng như cung cấp nguồn sữa nhiều dinh dưỡng cho con yêu hơn.

Vậy lưu ý cho mẹ sau sinh mổ là gì, hiện tượng tự sướng sau sinh mổ như thế nào, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ thế nào là tốt nhất cho cả mẹ và bé yêu? Để biết chi tiết, ba mẹ đọc thêm bài viết Phục hồi sau sinh mổ của POH nhé!

Kiểm tra sức khỏe sau sinh

Sau sinh, người mẹ có những sự thay đổi nhất định về sức khỏe, ngoại hình, cũng như tinh thần và cảm xúc. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe sau sinh là điều mà các chuyên gia khuyến khích tất cả các mẹ nên làm để đảm bảo sức khỏe của mẹ được ổn định và không có biến chứng gì nguy hiểm.

Đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ, thì việc kiểm tra sức khỏe sau sinh mổ cũng như kiểm tra vết mổ sau sinh để tránh nhiễm trùng vết thương là đặc biệt quan trọng.

Mẹ kiểm tra sức khoẻ sau sinh để đảm bảo không có biến chứng nguy hiểm

Những triệu chứng mà mẹ vẫn có thể gặp phải sau sinh 6 tuần như chảy máu âm đạo, phần bụng bị khó chịu, đau vùng chậu, són tiểu hoặc đau ngực, khi thăm khám mẹ hãy trình bày với bác sĩ. Thực hiện siêu âm sau sinh sẽ giúp mẹ tìm ra vấn đề của mình.

Các chuyên gia có thể cho mẹ những lời khuyên hữu ích về các biện pháp hay loại thuốc cần thiết giúp mẹ nhanh hồi phục. Kiểm tra sức khỏe sau sinh cũng giúp phát hiện những biến chứng hay bệnh nguy hiểm mẹ có thể mắc phải. Vậy nên mẹ đừng quên thăm khám bác sĩ sớm nhé!

Vậy trong lần kiểm tra sức khỏe sau sinh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những gì? Siêu âm vết mổ sau sinh được thực hiện như thế nào? Tái khám sau sinh một tháng hay trong khoảng thời gian bao lâu? Để biết chi tiết, ba mẹ tham khảo bài viết Kiểm tra sức khỏe sau sinh của POH nhé!

Điều trị chấn thương xương cụt sau sinh

Trong quá trình mang nặng đẻ đau, áp lực của em bé có thể khiến mẹ bị chấn thương vùng xương cụt hoặc thậm chí là khiến cho xương cụt bị lệch, gãy xương cụt. Thông thường các mẹ sẽ có cảm giác đau xương cụt hoặc đau lưng gần xương cụt chính là vùng bị ảnh hưởng.

Tình trạng đau xương cụt sau sinh còn có một phần tác động rất lớn từ sự thay đổi nội tiết tố ở người mẹ sau sinh và cả chế độ dinh dưỡng. Một số nguyên nhân phổ biến là: mẹ bị thiếu hụt canxi, chưa có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể bị thiếu chất.

Mẹ sau sinh bị đau xương cụt phải làm sao?

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh đau xương cụt còn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân về bệnh lý mà các mẹ nên chú ý như bệnh thoái hóa xương cụt, mẹ mắc bệnh xương khớp hay phụ khoa,…

Do đó, để cải thiện tình trạng này, mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi, vận động và dinh dưỡng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cũng như thăm khám bác sĩ sớm để biết nguyên nhân. Từ đó bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống viêm không chứa steroid giúp giảm đau và sưng cho mẹ.

Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Điều trị chấn thương xương cụt sau sinh của POH để biết cách giảm đau xương cụt sau sinh cũng như có một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để sớm phục hồi nhé!

Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

Chắc hẳn các mẹ đã khá quen thuộc với hội chứng ống cổ tay ngay từ trong thời kỳ mang thai rồi phải không nào? Mẹ có thể đọc lại bài viết Hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ của POH để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Thông thường ngay từ khi mang bầu, hội chứng ống cổ tay có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí là khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thế nhưng hầu hết là những tháng cuối thai kỳ. Bệnh sẽ giảm hẳn hoặc biến mất khi mẹ sinh con vì chất dịch trong cơ đã quay về nguyên trạng ban đầu.

Thế nhưng trong nhiều trường hợp, khi đã sinh em bé cảm giác đau nhức, tê tay vẫn còn, mẹ có thể cần đến nẹp cổ tay, tiêm thuốc cortisone để giúp giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí là tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.

Tình trạng đau nhức, tê tay ở mẹ vẫn không cải thiện sau khi sinh em bé

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập là vô cùng quan trọng giúp mẹ cải thiện tình trạng đau mỏi, tê tay của mình. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, vitamin nhóm B, folic acid, vitamin D, magie nên được mẹ đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Trong trường hợp tình trạng bệnh vẫn không có gì biến chuyển, tốt hơn hết mẹ nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm.

Nhiều mẹ còn băn khoăn không biết có nên mổ ống cổ tay không, chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay như thế nào? Có hiệu quả khi điều trị hội chứng ống cổ tay bằng đông y, hay phương pháp bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay tiến hành ra sao?

Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh của POH để biết thêm chi tiết nhé!

Phục hồi vùng chậu sau sinh

Sàn chậu là vùng trải dài giữa xương mu cho đến xương cụt, là tổng thể của bộ phận sinh dục (tử cung, âm đạo), niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Các cơ sàn chậu giúp kiểm soát việc đi tiểu, tiêu đồng thời còn giúp co bóp và mở âm đạo trong quan hệ tình dục.

Quá trình mang thai và chuyển dạ gây ảnh hưởng rất lớn đối với vùng chậu của các chị em.

Không chỉ gặp phải tình trạng sau sinh bị đau xương cụt, người mẹ lúc này còn có biểu hiện đau xương chậu sau sinh mổ hoặc trong trường hợp sinh thường, quá trình chuyển dạ dẫn đến tình trạng sưng hoặc thậm chí là tổn thương nghiêm trọng cho vùng này.

Mẹ bị viêm xương chậu sau sinh nên tập những động tác nhẹ nhàng

Để tránh trường hợp bị rách, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thông thường sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn sao cho đầu em bé có thể chui qua được. Những vết thương này gây đau đớn rất nhiều cho các mẹ.

Thông thường sau khi khâu người mẹ cần từ hai đến 3 tuần để vết thương lành lại. Trong vài ngày đầu sau sinh người mẹ sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu và đi tiêu. Trường hợp nghiêm trọng người mẹ cần nghỉ ngơi từ một tháng thậm chí lâu hơn để vết thương lành lại.

Do là bộ phận liền kề với các bộ phận khác, hiện tượng đau buốt vùng xương mu sau sinh hay đau hông sau khi sinh con cũng là những hiện tượng không có gì xa lạ cả. Vậy làm sao để điều trị đau bại hông sau khi sinh, những mẹo giúp mẹ phục hồi vùng chậu của mình là gì?

POH đã mách cho các mẹ những mẹo rất đơn giản và hiệu quả trong bài viết Phục hồi vùng chậu sau sinh, ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh

Giãn tĩnh mạch không còn là hiện tượng xa lạ đối với các mẹ bầu phải không nào. Nó không chỉ khiến thai kỳ trở nên khó chịu mà còn để lại những dấu vết không mấy xinh đẹp trên làn da, cướp đi vẻ tự tin của các chị em.

Như các mẹ đều biết tay, chân và âm đạo là những vùng dễ gặp hiện tượng này nhất. giãn tĩnh mạch tay, chân và giãn tĩnh mạch môi lớn thông thường sẽ cải thiện và dần biến mất sau khi mẹ sinh em bé, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể cần nhiều thời gian hơn đối với một số mẹ.

Mẹ sau sinh bị giãn tĩnh mạch gây mất tự tin

Hiện tượng giãn tĩnh mạch đặc biệt có xu hướng lâu khỏi hơn đối với những mẹ bị giãn tĩnh mạch ngay từ trước khi mang thai, mang thai nhiều lần, có gen di truyền từ người thân cũng bị giãn tĩnh mạch, thừa cân hoặc phải đứng trong một thời gian dài.

Để chữa giãn tĩnh mạch sau sinh, người mẹ cần tập thể dục điều độ mỗi ngày, đi bộ giúp lưu thông máu huyết, hạn chế đứng lâu, không bắt chéo chân khi ngồi giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ thừa cân cũng là cách giúp mẹ điều trị hiệu quả đó.

Giãn tĩnh mạch biểu hiện như thế nào có thể gây nguy hiểm cho bà mẹ sau sinh, điều trị dứt điểm tình trạng khó chịu này bằng cách nào? Ba mẹ tham khảo bài viết Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh của POH để biết thêm chi tiết nhé!

Điều trị lộn tử cung sau sinh

Lộn tử cung là gì?

Lộn tử cung hay lộn lòng tử cung là một biến chứng mặc dù hiếm gặp ở bà mẹ sau sinh (cứ có 3000 ca sinh thì có một mẹ mắc phải biến chứng này) nhưng lại rất nghiêm trọng vì gây nguy hiểm vô cùng lớn đối với sức khỏe người mẹ.

Lộn tử cung là hiện tượng tử cung bị đẩy lộn đáy vào trong buồng tử cung hay trong âm đạo, gây hiện tượng chảy máu nhiều ồ ạt, khiến mẹ bị sốc, có thể gây nhiễm khuẩn, vô niệu và suy thận đe dọa tính mạng người mẹ nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Lộn tử cung sau sinh mẹ cần được điều trị ngay

Nguyên nhân gây lộn tử cung ở mẹ được các bác sĩ nhắc đến phổ biến bao gồm: mẹ bầu chuyển dạ sinh nở khó khăn, thai nhi to gây khó sinh, người sinh nở nhiều lần khiến các cơ tử cung bị nhão, sót rau, rau không bong, bánh rau bám chặt vào đáy tử cung dẫn đến hiện tượng dây chằng tử cung bị giãn gây lộn tử cung dễ dàng.

Lộn tử cung sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người mẹ. Vậy điều trị lộn tử cung sau sinh thế nào? Ba mẹ đọc bài viết Điều trị lộn tử cung sau sinh của POH để có những thông tin bổ ích nhé!

Biến chứng sau sinh

Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết?

Tất cả các mẹ bầu đều sẽ bị mất một số lượng máu nhất định trong quá trình sinh nở và cả sau sinh một thời gian. Trong thai kỳ, lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng khoảng 50% do đó mẹ cũng đã chuẩn bị khá tốt để đối phó với hiện tượng mất máu này rồi, các mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Trong từ 3 đến 4 ngày đầu sau khi con yêu chào đời, người mẹ sẽ thấy hiện tượng máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm còn được gọi là sản dịch (sản dịch lúc này có màu đỏ tươi là do chứa một lượng máu lớn kết hợp với các mô từ niêm mạc tử cung và vi khuẩn).

Mẹ sẽ thấy hiện tượng này giảm dần sau đó là sản dịch màu nâu đen khi nội mạc tử cung co lại rồi chuyển sang màu hồng nhạt. Sau 10 ngày, sản dịch dần chuyển màu sang hơi ngà, hoặc không màu và không có mùi.

Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết?

Trường hợp sản dịch ra máu cục có thể là do mẹ nằm hoặc ngồi quá lâu khiến máu tích tụ trong âm đạo, mẹ không cần quá lo lắng. Để đối phó với tình trạng này, mẹ chỉ cần dùng băng vệ sinh và thay liên tục cứ 2h mỗi lần tùy thuộc vào lượng sản dịch ở mỗi mẹ.

Trong trường hợp sản dịch sau sinh có mùi hôi, hay gặp bất kỳ biểu hiện lạ nào khác, mẹ nên thăm khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và cách điều trị kịp thời vì có thể mẹ đã bị bế sản dịch.

Thông thường sản dịch sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tuần rồi hết hẳn. Do đó, nếu mẹ hết sản dịch ra máu đỏ thẫm hay thậm chí sau sinh 2 tháng vẫn ra máu hoặc sau sinh 4 tháng vẫn ra máu thì đây không phải là sản dịch mà là hiện tượng băng huyết muộn sau sinh mẹ đừng nhầm lẫn nhé.

Mẹ hãy theo dõi tiếp phần dưới để tìm hiểu về hiện tượng Băng huyết muộn sau sinh. Để có những kiến thức về hiện tượng sản dịch, mẹ tham khảo bài viết Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết của POH nhé!

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là gì?

Không giống với sản dịch, máu khi bị băng huyết hay xuất huyết sau sinh có màu đỏ tươi chứ không phải đỏ thẫm, đồng thời chảy ra với lượng lớn hơn rất nhiều so với sản dịch, kèm theo các triệu chứng như đau đầu chóng mặt và đau ở vùng tầng sinh môn.

Xuất huyết sau sinh có thể xảy ra trong vòng 24h đầu sau sinh, đây là hiện tượng xuất huyết sớm sau sinh thường xảy ra do một số nguyên nhân như: thai nhi quá lớn, quá trình chuyển dạ kéo dài lâu, mang song thai, đa thai, mẹ bầu bị rách cổ tử cung, có tầng sinh môn dày khiến cho máu chảy ồ ạt trong và ngay sau khi sinh.

Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng xuất huyết sau 24h đến 12 tuần còn được gọi là xuất huyết muộn sau sinh, chỉ có khoảng 1% số phụ nữ gặp phải hiện tượng này.

Nguyên nhân xuất huyết muộn có thể do tử cung của người mẹ không co bóp lại bình thường, còn sót nhau thai thai trong tử cung vẫn chưa ra hết hoặc mẹ bị nhiễm trùng, mắc các biến chứng như tiền sản giật. Đây cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi ở một số mẹ.

Trong trường hợp chảy máu ồ ạt, người mẹ cần đến bác sĩ để tiến hành cầm máu, truyền máu đồng thời thực hiện một số phẫu thuật khác để chấm dứt tình trạng mất máu.

Ba mẹ tham khảo bài viết Xuất huyết sau sinh và Xuất huyết muộn sau sinh của POH để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Đau lưng sau sinh

Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau lưng kèm với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt hay ốm nghén thai kỳ. Thông thường cũng giống như các biểu hiện khác, hiện tượng đau lưng sẽ giảm dần theo thời gian con yêu chào đời.

Thế nhưng, một cuộc chuyển dạ, sinh con khó khăn và kéo dài vẫn có thể khiến cho người mẹ tiếp tục phải sống chung với căn bệnh này lâu hơn đó các mẹ ạ.

Đặc biệt là đối với các mẹ cho con bú sai tư thế, phải chăm sóc em bé sơ sinh 24/7 quá vất vả khi cơ thể chưa kịp hồi phục thì tình trạng đau lưng của mẹ càng thêm tồi tệ và khó khắc phục.

Do đó nhiều mẹ bị đau lưng sau sinh 1 năm hay thậm chí đau lưng sau sinh mổ 2 năm là hoàn toàn không hiếm gặp.

Cách trị đau lưng sau khi sinh mổ cho các mẹ là gì?

Vậy nên, mẹ chú ý điều trị sớm biến chứng này để không gặp phải hậu quả đáng tiếc về lâu về dài. Một số cách trị đau lưng cho phụ nữ sau sinh là mẹ có thể tập các bài tập giảm đau lưng sau sinh, cải thiện tư thế đứng ngồi sao cho thẳng, cho bé bú ở một tư thế thoải mái nhất.

Ngâm mình trong bồn nước ấm, chườm nóng hay lạnh ở vùng đau, matxa làm dịu cơ bắp cũng có thể giúp chữa đau thắt lưng sau sinh hiệu quả đó các mẹ ạ.

Để biết những mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cũng như thuốc trị đau lưng sau sinh nào hiệu quả và an toàn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ tham khảo bài viết Đau lưng sau sinh của POH nhé!

Chữa trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

Bệnh trĩ hay còn có cái tên gọi dân gian là bệnh lòi dom là do sự phình tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn vốn có vai trò kiểm soát hoạt động thải phân. Tuy nhiên, các mô lúc này bị sưng hoặc viêm tạo nên các khối mềm có thể lòi ra bên ngoài hậu môn (búi trĩ).

Búi trí có kích thước nhỏ như quả nho khô cho đến lớn giống như quả nho tươi. Trĩ gây ngứa hậu môn ở người bệnh hoặc thậm chí là chảy máu đặc biệt khi đi tiêu.

Tại sao sau sinh lại bị trĩ?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến cho các mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón. Trong quá trình chuyển dạ, những cơn đau rặn sinh khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Thông thường, bệnh phát triển trong thai kỳ sẽ dần khỏi ngay sau khi con yêu chào đời.

Bác sĩ tư vấn mẹ cách chữa bệnh trĩ ngoại sau sinh

Tuy nhiên đôi khi bệnh vẫn có thể tiếp tục phát triển ở nhiều mẹ ngay cả khi sau sinh. Có khoảng 25% phụ nữ mắc trĩ kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ chính là do mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!

Kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh chính là mẹ tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để giảm áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng, không đi vệ sinh quá lâu, chườm lạnh hoặc ấm vào vùng sưng để cảm thấy dễ chịu hơn, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và đảm bảo khô ráo.

Mẹ bị trĩ sau sinh nên ăn gì, thuốc điều trị trĩ sau sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và nguồn sữa mẹ cho con yêu là gì? Ba mẹ tham khảo bài viết Chữa trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào của POH nhé!

Nhiễm trùng sau sinh và tất cả những chú ý cho mẹ

Trong quá trình phục hồi, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do đó đây là thời gian mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn sau sinh. Trong thực tế, một số loại nhiễm trùng đã bắt đầu ngay từ khi chuyển dạ, sinh con thế nhưng biểu hiện thường không rõ ràng trong những ngày đầu hoặc thậm chí là vài tuần sau sinh.

Các loại nhiễm trùng mẹ thường gặp bao gồm: Viêm nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung), viêm vú, nhiễm trùng vết mổ sau sinh, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Các triệu chứng nhiễm trùng sau sinh thường đi kèm với sốt, ớn lạnh hoặc cảm giác khó chịu. Những biểu hiện cụ thể khác của bệnh nhiễm trùng bao gồm: đau bụng dưới, sản dịch có mùi khó chịu (nhiễm trùng nội mạc tử cung), ngực bị đau, căng cứng, bị đỏ thường gặp ở một bên vú (nhiễm trùng vú).

Mẹ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh cần được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có biểu hiện là vết mổ bị đỏ, sưng, chảy mủ đồng thời có cảm giác đau vùng vết mổ, vết mổ có biểu hiện tách ra mà không liền lại. Đây cũng chính là những dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn mà các mẹ nên lưu ý.

Đi tiểu khó khăn, gây đau đớn, cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên nhưng lại có rất ít nước tiểu, tiểu dắt và són tiểu lại là những biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh.

Trong trường hợp gặp phải những biểu hiện bất thường trên, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ đến được kiểm tra và điều trị sớm.

Vậy nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không, nhiễm trùng máu sau sinh mổ có những biểu hiện gì, bạch cầu tăng cao sau sinh phải điều trị thế nào? Ba mẹ cùng tham khảo bài viết Nhiễm trùng sau sinh và tất cả những chú ý cho mẹ của POH để có những thông tin bổ ích nhé!

Chuột rút sau sinh

Chuột rút như chuột rút ngón tay, chuột rút chân hay vùng bụng không chỉ là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu trong thai kỳ do các cơ ở chân phải chống đỡ với trọng lượng ngày càng lớn của mẹ bầu trong suốt 480 ngày mang thai mà còn là biểu hiện thường thấy ở hầu hết các bà mẹ sau sinh.

Lúc này chuột rút ở các mẹ còn được gọi là những cơn đau sau sinh do hiện tượng tử cung co bóp để trở về kích thước ban đầu sau khi em bé chào đời. Đây cũng chính là nguyên nhân đau dạ con sau sinh ở các mẹ đó.

Nuôi con bằng sữa mẹ đẩy nhanh quá trình co lại của tử cung

Hiện tượng chuột rút ở vùng bụng dưới sẽ dữ dội nhất trong một đến hai ngày đầu sau sinh và sẽ giảm dần từ ngày thứ 3 trở đi (mặc dù có thể mất tới 6 tuần hoặc lâu hơn để tử cung trở về kích thước ban đầu.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng chuột rút ở các mẹ bị nặng nề hơn do việc bé bú sẽ kích hoạt giải phóng hormone oxytocin, từ đó gây ra các cơn co thắt.

Thế nhưng theo các chuyên gia đây lại là một việc tốt do hiện tượng chuột rút do con yêu bú mẹ sẽ giúp tử cung co lại kích thước bình thường nhanh hơn, giảm nguy cơ thiếu máu sau sinh do mất máu.

Vậy bị chuột rút là thiếu chất gì, chuột rút là biểu hiện của bệnh gì có gây nguy hiểm không, mẹo chữa chuột rút sau sinh cho các mẹ là gì? Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Chuột rút sau sinh của POH để có những mẹo điều trị tình trạng chuột rút và đau dạ con hiệu quả nhất nhé!

Hiện tượng sưng, phù sau sinh

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu giữ lại nước và lượng máu cũng tăng lên gần 50% gây nên hiện tượng sưng phù. Thông thường, mẹ bầu bị sưng phù sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi con yêu chào đời sau khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên đối với các mẹ mắc tiền sản giật hoặc huyết áp cao từ khi mang thai thì sưng phù sẽ deo bám mẹ thêm một thời gian nữa đó. Thông thường sưng phù phổ biến nhất là ở chân, tay và mắt cá chân.

Mặt bị phù nước hoặc thậm chí phù toàn thân cũng có thể viếng thăm một số ít các mẹ sau sinh nữa đó.

Mẹ bị phù tay chân sau sinh

Để giảm hiện tượng mặt bị sưng sau khi sinh, cũng như hiện tượng phù nề chân tay, mắt cá chân, mẹ nên uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu, kê chân tay lên cao khi nằm nghỉ ngơi để máu không dồn vào những bộ phận này gây phù nhé.

Bị phù nề thông thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng mà chỉ gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt và đi lại của các mẹ.

Thế nhưng mẹ chú ý hiện tượng phù nề kèm theo các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thì lại là dấu hiệu của huyết áo cao, sưng đau dữ dội ở một bên chân có thể báo hiệu cục máu đông, sưng nặng kèm với đau ngực hoặc khó thở có thể mẹ bị cục máu đông trong phổi, mẹ nên thăm khám sớm nhé!

Ba mẹ tham khảo bài viết Hiện tượng sưng, phù sau sinh của POH để tìm hiểu về hiện tượng dị ứng sưng phù mặt cũng như cách giảm sưng phù mặt sau sinh nhé!

Rụng tóc trầm trọng sau sinh, mẹ phải làm gì?

Lần đầu làm mẹ, rất nhiều chị em phải ngạc nhiên vì hiện tượng tóc rụng quá nhiều trong vài tháng đầu sau sinh. Thế nhưng đây lại là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Tóc của mẹ sẽ sớm trở lại bình thường vào sinh nhật đầu tiên của con yêu thôi.

Có tới 85% đến 95% tóc trên đầu đang phát triển mạnh mẽ mỗi ngày, trong khi sẽ có từ 5% đến 15% tóc chấm dứt quá trình phát triển và rụng đi trong khi mẹ gội và chải tóc, ngay sau đó số tóc này sẽ được thay thế bằng tóc mới mọc lên. Trung bình một người phụ nữ sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày.

Cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà của mẹ là gì?

Nồng độ estrogen tăng cao trong thai kỳ khiến cho tóc của mẹ bầu mọc nhiều hơn, đồng thời ít rụng, mẹ bầu có mái tóc dày và bóng mượt hơn là điều hiển nhiên. Tuy nhiên sau sinh, mức estrogen giảm mạnh và rất nhiều nang tóc không hoạt động nữa khiến cho tóc rụng nhiều.

Trong trường hợp nghĩ rằng tóc rụng nhiều quá mức mẹ có thể tưởng tượng được, hãy thăm khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu mẹ bị thiếu máu hoặc viêm tuyến giáp sau sinh cần được điều trị sớm.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể chữa rụng tóc sau sinh bằng dầu dừa, khi gội hãy matxa để kích thích các nang tóc phát triển, nhờ đó mái tóc sẽ mọc dày và ít rụng hơn. Bồ kết cũng là phương pháp chữa rụng tóc sau sinh hiệu quả, mẹ có thể thử nhé!

Ngoài ra, hãy tham khảo bài viết Rụng tóc trầm trọng sau sinh, mẹ phải làm gì của POH để biết rụng tóc sau sinh nên uống thuốc gì và cách chăm sóc tóc sau khi sinh dành cho các mẹ nhé!

Đổ mồ hôi sau sinh và cách điều trị

Phụ nữ sau sinh bị ra nhiều mồ hôi trong những tuần đầu con yêu chào đời đặc biệt là vào ban đêm là hiện tượng phổ biến ở nhiều mẹ. Đổ mồ hôi là một cách giúp cơ thể loại bỏ bớt lượng nước thừa trong thai kỳ, do đó sau sinh lỗ chân lông sẽ phải hoạt động liên tục để tiền hành hoạt động này.

Cảm xúc căng thẳng và sự sụt giảm estrogen cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bị ra mồ hôi lạnh sau sinh. Đổ nhiều mồ hôi sau sinh là hoàn toàn bình thường thế nhưng nếu kèm theo sốt thì đây lại là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng hoặc bị nhiễm lạnh sau khi sinh hoặc có vấn đề về tuyến giáp.

Mẹ trị đổ mồ hôi sau sinh bằng cách hạn chế mặc nhiều đồ

Hiện tượng này sẽ kéo dài vài tuần sau sinh và có xu hướng kéo dài hơn đối với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Uống nhiều nước, mặc quần áo cotton nhẹ, tắm nước ấm hoặc nước mát trước khi đi ngủ, đặt một chiếc khăn trên gối ngủ là cách trị mồ hôi sau sinh hiệu quả cho các mẹ đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh bị nóng trong người.

Ngoài ra, ba mẹ hãy tham khảo thêm bài viết Đổ mồ hôi sau sinh và cách điều trị của POH để có những thông tin bổ ích về cách chăm sóc sức khỏe giúp mẹ sớm phục hồi sau sinh nhé!

Điều trị nám và tàn nhang sau sinh

Liên quan đến vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và tự tin của phái đẹp thì sau sinh tàn nhang có hết không chính là thắc mắc phổ biến của các mẹ sau sinh.

Theo các chuyên gia, hiện tượng nám và tàn nhang phát triển trong thời kỳ mang thai sẽ mờ dần và biến mất trong vài tháng sau sinh khi nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ trở lại bình thường và cơ thể ngừng sản xuất quá nhiều sắc tố da còn gọi là melanin.

Tuy nhiên, nám và tàn nhang có thể quay trở lại khi mẹ bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen đó.

Trị tàn nhang sau sinh bằng nghệ có hiệu quả không?

Vậy sinh xong làm gì để hết tàn nhang? Câu trả lời dành cho các mẹ là hãy chăm sóc và bảo vệ làn da của mình thật cẩn thận bằng những cách như: thường xuyên bôi kem chống nắng với độ SPF từ 30 trở lên cho dù trời có nắng hay không, sử dụng kem hay sữa rửa mặt phù hợp và thao tác nhẹ nhàng với làn da của mình.

Ngoài ra, mẹ nên cân nhắc đối với các biện pháp tránh thai có chứa estrogen như thuốc tránh thai, vòng tránh thai, miếng dán tránh thai vì các phương pháp này khiến tình trạng nám và tàn nhang trở nên nghiêm trọng hơn đó.

Nhiều mẹ còn truyền tai nhau về cách trị nám tàn nhang sau sinh như trị tàn nhang bằng sữa mẹ, nghệ hoặc bôi một số loại thuốc. Để biết những mẹo này, ba mẹ tham khảo bài viết Điều trị nám và tàn nhang sau sinh của POH nhé!

 

Tiểu dắt và són tiểu sau sinh

Đi tiểu thường xuyên hay són tiểu trong thai kỳ là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu. Thế nhưng tiểu không kiểm soát sau sinh vẫn làm phiền nhiều mẹ ngay cả sau khi con yêu chào đời.

Thông thường các dây thần kinh, dây chằng và cơ sàn chậu hoạt động cùng nhau để hỗ trợ bàng quang kiểm soát hoạt động đi tiêu, đi tiểu. Thế nhưng quá trình sinh nở, những bộ phận này có thể bị kéo dãn quá mức, bị tổn thương khiến cho nước tiểu bị rò rỉ còn gọi là hiện tượng tiểu không tự chủ sau sinh.

Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình huống trớ trêu ở nhiều bà mẹ_đái dầm sau sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tiểu dắt và són tiểu sau sinh sẽ phổ biến hơn ở các mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi lớn, sinh thường nhiều lần, bà mẹ hút thuốc, và có gen di truyền.

Mẹ không nhịn tiểu được sau sinh

Mẹ không nhịn tiểu được sau sinh

Đây cũng có thể là biểu hiện mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, đặc biệt là khi mẹ gặp phải triệu chứng tiểu buốt, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, mẹ nên thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

Để cải thiện tình hình, mẹ nên tiến hành tập các bài tập chữa són tiểu như bài tập kegel giúp hỗ trợ cơ sàn chậu và kiểm soát bàng quang tốt hơn, hạn chế uống rượu, cà phê, phòng ngừa táo bón, …

Bí tiểu sau sinh là gì? Cách chữa tiểu buốt sau sinh cũng như mẹo chữa són tiểu dành cho các bà mẹ sau sinh thế nào? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Tiểu dắt và són tiểu sau sinh của POH để có những thông tin bổ ích nhé.

Mắt bị đỏ ngầu sau sinh điều trị như thế nào?

Áp lực quá lớn trong quá trình chuyển dạ có thể khiến các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết mắt, khiến máu tích tụ trong lòng trắng của mắt. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng mắt bị đỏ tròng trắng sau sinh ở các mẹ.

Một số nguyên nhân khác có thể gây nên hiện tượng mắt đỏ sau sinh bao gồm: Mẹ sau sinh bị họ, nôn hoặc làm bất cứ hoạt động nào quá sức làm cơ mắt bị căng, thậm chí là đẻ xong bị đau mắt đỏ cũng có thể là một nguyên nhân phổ biến đó các mẹ ạ.

Sau sinh mắt mẹ bị đỏ

Trong trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ cải thiện dần, các vết đỏ sẽ dần biến mất khi cơ thể hấp thụ lại máu. Thời gian cần thiết để mắt hồi phục là từ một đến hai tuần để mắt mẹ sáng hẳn lên.

Trong trường hợp sau sinh, mắt bị đỏ và ngứa kèm theo đau mắt là biểu hiện của bệnh lý gì nguy hiểm không? Mẹ hãy tham khảo bài viết Mắt bị đỏ ngầu sau sinh điều trị như thế nào của POH để tìm ra lời giải đáp cho mình nhé!

Xem thêm: Bà mẹ sau sinh_Lấy lại vóc dáng và quan hệ sau sinh

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo