MỤC LỤC
Làm thế nào để biết việc xuất huyết sau sinh có bất thường hay không?
Nguyên nhân gây xuất huyết muộn sau sinh?
Làm thế nào để biết việc xuất huyết sau sinh có bất thường hay không?
Hiện tượng băng huyết sau sinh là như thế nào?
Tất cả các bà mẹ mới sinh đều sẽ bị chảy máu âm đạo ngay sau khi sinh, vì tử cung bị bong lớp mô dày từ khi mang thai. Loại máu và dịch chảy ra này được gọi là sản dịch. Trong vài ngày đầu, nó thường có màu đỏ tươi nhưng sẽ dần sáng màu và chảy ít hơn.
Xuất huyết muộn sau sinh có thể cảnh báo những dấu hiệu bất thường
Tuy nhiên, một số phụ nữ bị chảy máu rất nhiều sau khi sinh, thậm chí là sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi thì việc điều trị là rất cần thiết. Tình trạng xuất huyết quá mức này được gọi là xuất huyết sau sinh (PPH).
Trong vòng 24 giờ đầu tiên, trường hợp này sẽ được coi là xuất huyết sau sinh thông thường.
Khoảng 1% phụ nữ sau sinh bị chảy máu nghiêm trọng trong khoảng 24 giờ đến 12 tuần sau khi sinh con, hết sản dịch lại ra máu tươi được gọi là xuất huyết muộn sau sinh (hay thứ phát sau sinh).
Xuất huyết muộn thường xảy ra từ một đến hai tuần sau khi người mẹ sinh em bé.
Các mẹ nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu đỏ tươi kéo dài hơn một vài ngày sau khi sinh vì điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề trong cơ thể.
Ngoài ra cũng cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị quá chảy máu và phải thay băng vệ sinh trong vòng một giờ, hoặc nếu bạn có xuất hiện cục máu đông lớn hơn cỡ của một quả bóng golf.
Lưu ý: Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn bị chảy máu nhiều và có bất kỳ dấu hiệu bị sốc nào, bao gồm:
- Mê man
- Cảm giác cơ thể yếu ớt
- Tim đập nhanh hoặc thấy hồi hộp
- Nhịp thở nhanh hoặc nông
- Đổ mồ hôi lạnh
- Bồn chồn không yên
- Cảm xúc bị rối loạn
Nguyên nhân gây xuất huyết muộn sau sinh?
Xuất huyết muộn sau sinh có thể xảy ra nếu tử cung của bạn không co bóp bình thường sau sinh. Đôi khi điều này xảy ra khi các mảnh nhau thai hoặc túi ối vẫn còn trong tử cung bạn sau khi sinh. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể gây ra xuất huyết muộn.
Các mẹ có thể có nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn nếu bị rối loạn đông máu toàn thân. Đó có thể là do di truyền hoặc phát triển trong thai kỳ bởi các biến chứng như bị tiền sản giật nghiêm trọng, hội chứng HELLP (Hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) hoặc nhau thai bong non.
Xuất huyết cũng có thể gây ra các vấn đề về đông máu, dẫn đến tình trạng chảy máu nặng hơn.
Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng không có nguyên nhân cụ thể cho vấn đề này.
Làm thế nào để điều trị xuất huyết muộn sau sinh?
Nếu xuất huyết sau sinh trở nên nguy hiểm đến tính mạng, bạn sẽ phải nhập viện cho đến khi nó được kiểm soát và tình trạng của bạn ổn định hơn.
Trước hết bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra lâm sàng và tiêm IV để cung cấp thêm chất lỏng và thuốc giúp tử cung co bóp. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng là nguyên nhân gây nên xuất huyết.
Các mẹ cũng sẽ được siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ mảnh nhau thai nào còn sót lại trong tử cung hay không. Nếu có thì bạn sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật và nạo cổ tử cung (D&C) để loại bỏ chúng.
Mẹ nên tiến hành thăm khám sớm để điều trị kịp thời
Bác sĩ cũng có thể đặt một "túi khí" nhỏ trong tử cung của bạn. Điều này sẽ tạo ra áp lực lên thành tử cung giúp nén các mạch máu và hỗ trợ đông máu. “Túi khí” thường được để lại qua đêm, cùng với một ống thông để giữ cho bàng quang được thoát nước.
Trong một vài trường hợp khi tình trạng xuất huyết không ngừng hoặc các thông số quan trọng không ổn định, bạn sẽ cần đến truyền máu. Phẫu thuật ổ bụng hay cắt bỏ tử cung thường không cần thiết để cầm máu.
Sau khi tình trạng xuất huyết được kiểm soát, bạn sẽ tiếp tục được truyền dịch IV và thuốc (thường là thêm 24 giờ nữa) để giúp tử cung co lại.
Đội ngũ y tế cũng sẽ theo dõi quá trình phục hồi của bạn cẩn thận để đảm bảo trường hợp của bạn dần tốt hơn và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cũng có thể tiếp tục dùng kháng sinh nếu cần.
Quá trình hồi phục sẽ diễn ra như thế nào?
Ban đầu các mẹ có thể cảm thấy cơ thể bị yếu và cảm giác lâng lâng, vì vậy đừng cố tự ra khỏi giường khi bạn vẫn còn ở trong bệnh viện nhé.
Sau khi về nhà, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Ngoài vitamin trước khi sinh với axit folic, có khả năng bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn thuốc bổ sung sắt để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do mất máu quá nhiều đấy.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo