Chữa trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

đăng bởi

 

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở khu vực trực tràng. Khi các mạch máu này bị sưng bất thường, bạn sẽ cảm thấy một búi trĩ mềm sa ra khỏi hậu môn.

Búi trĩ có thể có kích thước khác nhau, từ những búi chỉ nhỏ như hạt nho khô cho đến những búi lớn như một quả nho. Chúng có thể chỉ đơn thuần gây ngứa và đâu hoặc thậm chí có thể gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ sau sinh mổ khiến mẹ đau đớn khi đi đại tiện

Trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ thường phổ biến trong thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ phát triển trong thai kỳ sẽ tự hết ngay sau khi bạn sinh con, đặc biệt là nếu bạn luôn giữ cẩn thận để không bị táo bón với một số biện pháp đơn giản được đề cập bên dưới.

Tuy nhiên đôi khi chúng vẫn sẽ kéo dài: Khoảng 25% phụ nữ mắc bệnh trĩ sau sinh bị kéo dài tới sáu tháng sau đó. Các búi trĩ có thể co lại nhưng triệu chứng sẽ thường xuyên xuất hiện.

 

 

Nguyên nhân của bệnh trĩ?

Mang thai khiến bạn dễ bị trĩ (cũng như sưng tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả ở âm hộ) vì nhiều lý do.

Tử cung đang phát triển của người mẹ sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới (một tĩnh mạch lớn ở bên phải của cơ thể nhận máu từ các chi dưới).

Áp lực này có thể làm chậm quá trình máu từ nửa dưới cơ thể quay trở lại, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung của bạn và khiến chúng bị to ra.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai làm các thành tĩnh mạch bị yếu đi, khiến chúng sưng lên dễ dàng hơn. Progesterone cũng góp phần gây táo bón bằng cách làm chậm đường ruột của bạn.

Táo bón (một vấn đề phổ biến khác khi mang thai) có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ vì bạn có xu hướng cố gắng rặn ra và điều này là nguyên nhân gây nên trĩ.

Ngoài ra, việc cố gắng đẩy em bé ra trong khi chuyển dạ cũng khiến mẹ dễ bị lòi trĩ sau sinh.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Dưới đây là một số cách để giảm đau do bệnh trĩ:

  • Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng. Hãy nằm xuống khi đang cho con bú, khi đang đọc sách hoặc xem TV.
  • Để giảm đau tạm thời, các mẹ có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ cho con bú là acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều hơn số lượng được khuyến nghị và không được dùng aspirin (hoặc các sản phẩm có chứa aspirin) nếu bạn đang cho con bú. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu cơn đau vẫn tiếp tục nhé.
  • Chườm túi nước đá (có lớp bọc mềm bên ngoài) vào khu vực bị ảnh hưởng nhiều lần trong một ngày. Nước đá có thể làm giảm sưng và cảm giác khó chịu. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh của một số chị em chia sẻ lại là dùng nước đá hòa cùng nước cây phỉ cũng sẽ làm dịu cơn đau.

Ngâm mình trong bồn nước ấm giúp cải thiện trĩ sau sinh hiệu quả

  • Ngâm nửa người dưới trong bồn tắm hoặc chậu nhựa nhỏ đầy nước ấm và đặt trên bồn cầu của bạn (bồn tắm ngồi). Sử dụng bồn tắm ngồi cho phép bạn ngâm nước ấm cho khu vực trực tràng của mình chỉ bằng cách ngồi xuống. Nếu không được cung cấp thiết bị này ở bệnh viện thì bạn có thể mua một chiếc bồn tắm ngồi tại bất kỳ nhà thuốc nào nhé. Hãy thử ngâm vài lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
  •  Liệu pháp nóng - lạnh thay thế. Các mẹ có thể bắt đầu với một túi nước đá, sau đó là bồn tắm ngồi ấm áp.
  •  Sau mỗi lần đi đại tiện, hãy làm sạch một cách thật nhẹ nhàng, sử dụng chai nhựa có vòi xịt được cung cấp trong bệnh viện bệnh viện. Hoặc cũng có thể thử sử dụng khăn lau có chứa nước cây phỉ được làm riêng cho những người mắc bệnh trĩ.
  • Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không mùi, ít gây kích ứng hơn các loại khác.
  • Yêu cầu chuyên gia sức khỏe của bạn gợi ý loại thuốc gây tê tại chỗ an toàn hoặc thuốc để nhét vào hậu môn. Có rất nhiều sản phẩm cứu trợ bệnh trĩ trên thị trường, nhưng hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn trước khi tự mình thử nhé. Và hãy nhớ rằng hầu hết các sản phẩm này chỉ được sử dụng cho một đợt điều trị ngắn, tối đa là một tuần. Việc tiếp tục sử dụng chúng có thể gây viêm nhiễm nặng hơn đấy.

Lưu ý: Nếu có các mũi khâu ở khu vực trực tràng, hãy chắc chắn là bạn đã thảo luận kỹ vấn đề chăm sóc hậu sản với bác sĩ.

Nếu đã phẫu thuật rạch tầng sinh môn hoặc nếu vết rách kéo dài vào trong trực tràng thì tuyệt đối không nên đặt bất cứ thứ gì - kể cả thuốc- vào trực tràng cho đến khi nhận được sự đồng ý từ bác sĩ nhé.

Làm thế nào để thúc đẩy quá trình hồi phục?

Những thói quen lành mạnh có thể giúp gia tăng tốc độ của quá trình chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển trở lại trong tương lai. Trước hết, bạn nên thực hiện các bước sau để tránh bị táo bón:

Mẹ bị trĩ sau sinh nên ăn gì?

  • Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và đậu.
  • Uống nhiều nước (8 đến 10 ly mỗi ngày).
  • Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn chỉ có đủ thời gian để đi bộ ngắn và nhanh. Đừng nhịn đi đại tiện trong trường hợp có cảm giác muốn đi, việc chờ đợi có thể làm cho phân khô hơn và khó thoát ra đấy. Ngoài ra, hãy cố gắng không rặn quá mức và không ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn mức cần thiết vì điều này sẽ gây thêm áp lực cho khu vực trực tràng. Các mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng nhé.
  • Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegels giúp tăng lưu thông ở khu vực trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Chúng cũng tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, thúc đẩy cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh.

 

 

Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu những quá trình chăm sóc hậu sản của bạn không có tác dụng hoặc nếu bạn bị xuất huyết. Bất kỳ loại xuất huyết trực tràng nào cũng nên được kiểm tra bởi bác sĩ nhé.

Các mẹ cũng có thể gọi nếu nhận thấy búi trĩ bị cứng lại và khiến bạn trở nên đau đớn hơn. Có thể một cục máu đông hoặc "huyết khối" đã được hình thành bên trong và bạn sẽ cần đến một cuộc tiểu phẫu để điều trị đấy.

Tuy nhiên sẽ hiếm khi cần đến tiểu phẫu. Trong một vài trường hợp, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị thu nhỏ búi trĩ.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo