Tiểu dắt và són tiểu sau sinh

đăng bởi

 

Tại sao tôi vẫn bị són nước tiểu mặc dù đã sinh con từ vài tháng trước?

Bạn có thể gặp phải trường hợp són tiểu được gọi là tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh. Đây cũng là một tình huống phổ biến ở phụ nữ mang thai, và một số người thấy rằng nó tiếp tục làm phiền đến họ sau khi sinh.

Thậm chí nhiều mẹ gặp phải tình trạng ho bị són tiểu sau sinh

Thông thường các dây thần kinh, dây chằng và cơ sàn chậu hoạt động cùng nhau để hỗ trợ bàng quang của bạn và giữ cho niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị chảy ra.

Bị căng dãn quá mức hay bị tổn thương các bộ phận này trong khi mang thai hoặc sinh nở có thể gây rò rỉ nước tiểu.

Những ai có nhiều khả năng bị tiểu không tự chủ sau khi mang thai?

Phụ nữ béo phì có nhiều khả năng xuất hiện tình trạng trên, đồng thời nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất.

Phụ nữ bị tiểu không tự chủ trước hoặc trong khi mang thai cũng dễ mắc phải sau khi sinh và đôi khi chúng sẽ kéo dài đến vài năm.

Bạn có thể dễ bị tiểu dắt và són tiểu sau sinh nếu lựa chọn phương pháp sinh thường thay vì sinh mổ. Trong trường hợp đi tiểu bị buốt sau khi sinh thường, mẹ nên thăm khám sớm để biết nguyên nhân.

 

 

Ngoài ra, ngay cả một số bà mẹ sinh mổ và đã tránh chuyển dạ vẫn tiếp tục bị són tiểu sau khi sinh đấy.

Bạn cũng có thể có nguy cơ són tiểu sau sinh cao hơn nếu:

  • Bị tiểu đường thai kỳ
  • Sinh thường có thiết bị hỗ trợ, đặc biệt là sử dụng kẹp forceps
  • Có giai đoạn rặn đẻ dài hoặc em bé có kích thước lớn
  • Đã từng sinh con trước đây, đặc biệt là nếu bạn sinh thường
  • Hút thuốc lá
  • Nghiên cứu gần đây cho thấy khuynh hướng di truyền cũng có thể đóng nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Tiểu dắt và són tiểu sau sinh sẽ kéo dài trong bao lâu?

Đối với một số bà mẹ, tiểu són sẽ dừng hoàn toàn hoặc trở nên ít thường xuyên hơn trong vài tuần sau khi sinh, trong khi đối với những người khác, nó có thể tồn tại ở các mức độ khác nhau trong vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Một số người mắc chứng tiểu không tự chủ (lần đầu tiên hoặc lần tiếp theo) trong nhiều năm sau vì vấn đề trở nên phổ biến hơn với tuổi tác.

Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh gặp phải tình trạng này với số lượng tương tự, bất kể số lần mang thai và sinh nở của họ.

 

 

Cách chữa bệnh són tiểu sau sinh

Hãy chia sẻ với bác sĩ để được khám lâm sàng nhằm loại trừ trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu (đặc biệt là nếu bạn cũng có các triệu chứng như đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi sau sinh).

Nếu đó không phải là nguyên nhân, cô ấy có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để kiểm tra.

Cô ấy có thể sẽ khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách tập thể dục Kegel thường xuyên và biến nó thành thói quen lâu dài.

Khi được thực hành một cách chính xác và thường xuyên, chúng có thể củng cố cơ sàn chậu và giúp bạn kiểm soát bàng quang tốt hơn đấy. Bác sĩ cũng sẽ đảm bảo là bạn biết thực hiện bài tập này đúng cách.

Nếu các mẹ bị béo phì khi bạn mang thai hay tăng cân nhiều hơn so với khuyến cáo thì sẽ cần phải giảm thừa cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục.

Ngoài ra bạn còn có thể áp dụng những cách sau:

  • Đóng băng vệ sinh để bảo vệ quần áo của bạn khỏi việc tiểu són.
  • Hãy thử bắt chéo chân và siết chặt cơ xương chậu khi bạn cảm thấy muốn hắt hơi hoặc ho.

Mẹo chữa són tiểu mẹ có thể áp dụng

  • Hạn chế uống rượu và caffeine. (Có một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ ít caffeine sẽ có ích hơn đấy.)
  • Ngăn ngừa táo bón vì việc cố gắng rặn khi đi đại tiện có thể làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Nếu các mẹ tiếp tục bị tiểu không tự chủ trong hơn một tháng sau khi thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên thì hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một nhà vật lý trị liệu phục hồi sàn chậu.

Nhiều phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ đã tìm thấy lối thoát cho mình thông qua liệu pháp sàn chậu cá nhân.

Nếu tập luyện cơ sàn chậu không giúp ích cho tình trạng của bạn thì hãy cân nhắc các phương pháp điều trị có thể khác, chẳng hạn như dùng thuốc, liệu pháp phản hồi sinh học Biofeedback hay phẫu thuật.

Bạn nên cùng thảo luận về ưu nhược điểm của các biện pháp này với bác sĩ nhằm tìm ra phương án thích hợp nhất cho mình nhé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo