Tiểu đường thai kỳ đe dọa sức khỏe thai nhi như thế nào?

đăng bởi

 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện trong quá trình mang thai. Giống như bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Khi ăn, hệ thống tiêu hóa chuyển hóa thực phẩm thành glucose. Glucose đi vào máu và cung cấp dưỡng chất cho các tế bào để nuôi cơ thể.

Với sự trợ giúp của insulin (một loại hoóc môn do tuyến tụy tạo ra), cơ bắp, chất béo và các tế bào khác sẽ hấp thụ glucose từ máu của mẹ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Nhưng nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc nếu các tế bào gặp vấn đề với việc phản ứng lại với insulin, thì lượng lớn glucose sẽ bị giữ lại trong máu thay vì truyền tới các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng.

Đối với các mẹ bầu, cơ thể tự nhiên sẽ trở nên kháng insulin để có nhiều glucose hơn giúp nuôi dưỡng em bé.

Đối với hầu hết các mẹ bầu tương lai, đây không phải là vấn đề. Khi cơ thể mẹ bầu cần thêm insulin để xử lý glucose dư thừa trong máu, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn.

Nhưng nếu tuyến tụy không đáp ứng kịp nhu cầu về insulin trong thai kỳ, lượng đường trong máu có thể sẽ tăng cao do các tế bào không sử dụng glucose.

Điều này dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh cần được nhận biết và điều trị nhanh chóng vì nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé.

Không giống như các loại bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ không tồn tại mãi. Khi em bé được sinh ra, lượng đường trong máu rất có thể sẽ trở lại bình thường một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Mời mẹ tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Xét nghiệm dung nạp glucose cho bà bầu

 

 

Tôi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, và không phải tất cả phụ nữ mắc bệnh này đều có các biểu hiện rõ ràng. Khoảng 5 đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Từ 25 tuổi trở lên
  • Có người thân bị bệnh tiểu đường
  • Thừa cân, đặc biệt là nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30 hoặc cao hơn
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Cơ thể không dung nạp glucose
  • Dùng một số loại thuốc như glucocorticoids (đối với bệnh hen suyễn hoặc bệnh tự miễn), thuốc chẹn beta (đối với huyết áp cao hoặc nhịp tim nhanh) hoặc thuốc chống loạn (đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần)
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây
  • Tiền sử sinh con có cân nặng cao bất thường
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha hoặc người khu vực Thái Bình Dương

Thật không may, không có cách nào để đảm bảo mẹ bầu sẽ không mắc tiểu đường thai kỳ. Nhưng có nhiều cách để giảm rủi ro. Áp dụng lối sống lành mạnh - ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên - sẽ có thể giúp mẹ bầu tránh được căn bệnh này.

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao bác sĩ sẽ cho các mẹ bầu xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai từ 24 đến 28 tuần.

Nếu mẹ bầu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ đề nghị làm xét nghiệm sớm hơn. Hầu hết các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phát hiện họ mắc bệnh sau khi làm xét nghiệm này.

Thừa cân tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Xét nghiệm phổ biến nhất cho bệnh tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm sàng lọc glucose đường uống. Xét nghiệm này đo lường tính hiệu quả việc sản xuất insulin của cơ thể.

Vào ngày xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu một chất lỏng ngọt để uống. Một giờ sau, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra mức glucose.

Nếu xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu quá cao, mẹ bầu sẽ phải thực hiện một xét nghiệm dài hơn gọi là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

Đối với xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ cần phải nhịn ăn trước khi uống một chất lỏng ngọt. Mẹ sẽ được kiểm tra máu khi nhịn ăn, sau đó một lần nữa sau một, hai và ba giờ. Nếu kết quả của hai xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu quá cao, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Cả hai xét nghiệm này đều an toàn cho mẹ và em bé và không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhưng uống chất lỏng có thể có mùi vị khó chịu và khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn sau đó.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Nhiều mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ của mình bằng cách tuân theo kế hoạch tập thể dục và chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh (các thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, rau và các thực phẩm khác giải phóng đường chậm).

Tuy nhiên, khoảng 15% mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần dùng thuốc để cân bằng lượng đường trong máu (thuốc chống tăng đường huyết).

Tiêm insulin là phương pháp điều trị y tế phổ biến nhất cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu cần insulin, mẹ bầu sẽ có tới ba mũi tiêm mỗi ngày và bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ bầu cách tự tiêm.

Theo dõi lượng đường trong máu là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ cho các mẹ cách tự kiểm tra bằng một thiết bị đặc biệt.

Mẹ bầu sẽ chích ngón tay bằng một cây kim nhỏ vào buổi sáng và thêm một lần nữa sau một hoặc hai giờ sau khi ăn. Nhiều mẹ thấy thủ tục khó chịu này là phần tồi tệ nhất trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hầu hết các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể theo dõi được mức glucose đều có một thai kỳ thành công và một em bé khỏe mạnh.

Nhưng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu và em bé có nhiều khả năng phát triển một số biến chứng nhất định.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có nhiều khả năng chuyển dạ sớm (sinh non). Trẻ sinh ra sớm có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khỏe và cũng có thể cần được chăm sóc thêm sau khi sinh. Mẹ cũng có thể có nguy cơ cao huyết áp hoặc tiền sản giật.

Những điều kiện này làm cho sinh non dễ xảy ra hơn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho bạn và em bé.

Em bé mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng lớn hơn trung bình. Trẻ lớn có thể bị khó sinh, do đó dễ bị tổn thương dây thần kinh ở cổ và vai. Đôi khi, mẹ bầu thậm chí sẽ phải sinh mổ. Em bé cũng có thể bị hạ đường huyết sau khi sinh và khó thở (suy hô hấp).

Làm thế nào để mang thai khỏe mạnh với tiểu đường thai kỳ?

Điều quan trọng nhất mẹ bầu có thể làm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh là tuân theo kế hoạch điều trị được bác sĩ khuyến nghị. Điều này bao gồm bám sát kế hoạch bữa ăn, theo dõi lượng đường trong máu, tập thể dục thường xuyên và thăm khám thai đầy đủ.

Mặc dù chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy buồn bã và lo lắng, nhưng với sự điều trị đúng đắn và quản lý cẩn thận, mẹ bầu hoàn toàn có thể mang thai không biến chứng và sinh em bé khỏe mạnh.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học

Lúc đầu có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có thể cảm thấy thiếu thốn khi không thể thưởng thức những món ăn yêu thích. Mẹ bầu cũng có thể thấy thiếu động lực để tập thể dục, đặc biệt nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Bạn không đơn độc trong cuộc đấu tranh với những thay đổi này. Nhưng bằng cách thay đổi lối sống và các loại thực phẩm bạn ăn, các mẹ bầu đang cho em bé cơ hội tốt nhất để có một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.

Ngay cả khi mẹ bầu cảm thấy khó khăn trong việc tuân thủ kế hoạch điều trị, điều quan trọng là bạn phải cố gắng hết sức. Bác sĩ có thể sẽ cung cấp lời khuyên và hỗ trợ thêm nếu mẹ bầu gặp khó khăn.

 

 

Thời điểm nên liên hệ với bác sĩ

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, có thể mẹ bầu sẽ phải gặp bác sĩ thường xuyên. Nhưng nếu cảm thấy không ổn giữa các lần khám hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Những triệu chứng sau có thể chỉ ra rằng lượng đường trong máu của mẹ bầu quá cao:

  • Cảm thấy rất khát
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Cảm thây chóng mặt
  • Mờ mắt

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra và kiểm tra bổ sung để đảm bảo rằng mẹ bầu và em bé đều khỏe mạnh.


Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti