MỤC LỤC
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?
Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có gây buồn nôn không?
Mời mẹ tham khảo ngay bài viết sau của POH:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?
Hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường đề nghị xét nghiệm sàng lọc glucose (còn gọi là nghiệm pháp thử thách glucose hoặc GCT) trong khoảng từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bác sĩ đọc kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao mà một số phụ nữ mắc phải trong thai kỳ. Từ 2 đến 5% bà mẹ tương lai mắc phải tình trạng này, khiến cho bệnh này trở thành một trong những những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ.
Và vì bệnh này hiếm khi gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên xét nghiệm là cách duy nhất để kiểm tra xem mẹ có mắc bệnh hay không.
Giống như các xét nghiệm sàng lọc khác, GCT sẽ không đưa ra chẩn đoán. Thay vào đó, xét nghiệm này được thiết kế để xác định những phụ nữ có thể có vấn đề và cần thêm xét nghiệm để xem liệu họ có mắc bệnh hay không.
Nên nếu như kết quả ở phần xét nghiệm này là dương tính thì cũng không có nghĩa là mẹ mắc tiểu đường thai kỳ.
Thực tế, chỉ có khoảng 1 phần ba phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính thực sự mắc tiểu đường thai kỳ.
Nếu được chẩn đoán dương tính khi xét nghiệm, mẹ sẽ cần tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose (GTT) - một xét nghiệm dài và mang tính quyết định hơn, cho biết chắc chắn liệu mẹ có mắc bệnh này hay không.
Bác sĩ có thể muốn kiểm tra sớm hơn tuần 24 nếu xét nghiệm nước tiểu cho thấy trong nước tiểu của mẹ có có nhiều đường hoặc nếu mẹ có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Nếu kết quả bình thường, mẹ sẽ được kiểm tra lại ở tuần 24 đến 28.
Tất nhiên, nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai, mẹsẽ không cần phải kiểm tra nữa. Thay vào đó, mẹ sẽ tiếp tục làm việc với bác sĩ để kiểm soát tình trạng trong thai kỳ.
Mời mẹ tham khảo thêm: Hỏi đáp - Tiểu đường thai kỳ
Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Khi đến kiểm tra, mẹ được cung cấp dung dịch đường có chứa 50 gram glucose. Dung dịch này có vị giống với nước ngọt có ga (có thể là vị cola, cam hoặc chanh), được giữ lạnh và mẹ phải uống hết trong vòng năm phút.
Xét nghiệm dung nạp glucose cho bà bầu
Mẹ sẽ được xét nghiệm máu sau một giờ đồng hồ (nên mang theo cái gì đó để đọc). Mục đích của việc này là để xem cơ thể xử lý đường hiệu quả như thế nào. Kết quả sẽ có trong một vài ngày.
Nếu chỉ số quá cao, mẹ sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để xem liệu có thực sự bị mắc tiểu đường thai kỳ. Tin tốt là hầu hết những người có kết quả sàng lọc thể hiện lượng đường trong máu tăng cao đều không mắc tiểu đường.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có gây buồn nôn không?
Một số bà mẹ tương lai cảm thấy buồn nôn sau khi uống dung dịch glucose và thậm chí có những người còn nôn ra. Ăn gì đó một vài tiếng trước khi xét nghiệm có thể sẽ có ích. Nếu bị nôn ngay sau khi uống dung dịch, mẹ sẽ phải thực hiện xét nghiệm lại vào một ngày khác.
Việc cảm thấy bị nôn khi thực hiện xét nghiệm dung nạp xảy ra thường xuyên hơn so với xét nghiệm sàng lọc, vì dung dịch ở xét nghiệm này ngọt gấp hai hoặc đặc gấp hai lần so với dung dịch ở xét nghiệm sàng lọc và bạn phải uống sau một thời gian dài không ăn.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn?
Xét nghiệm dung nạp như thế nào? Quy trình chính xác khác nhau nhưng khi đến xét nghiệm, mẹ sẽ được lấy máu để đo mức đường huyết lúc đói. Sau đó, sẽ phải uống dung dịch glucose. Tại thời điểm đó, hãy chuẩn bị tinh thần cho ba lần uống tiếp theo vì mẹ sẽ phải kiểm tra máu mỗi giờ trong vòng 3 giờ đồng hồ tiếp theo.
Chắc chắn mẹ sẽ muốn mang một thứ gì đó để không tập trung vào việc thử máu, và vì mẹ sẽ phải ngồi trong phòng chờ khi không lấy máu. Mẹ cũng nên mang theo gì đó để ăn sau lần thử máu cuối cùng vì lúc đó có thể mẹ sẽ cảm thấy đói.
Nếu một trong những chỉ số bất thường, có thể mẹ phải thực hiện một bài kiểm tra khác sau này trong thai kỳ. Hoặc bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục.
Nếu hai hoặc nhiều chỉ số của mẹ bất thường, mẹ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ nói chuyện về kế hoạch điều trị.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn mấy tiếng?
Biểu đồ này cho thấy các mức độ mà Hiệp hội đái tháo đường Mỹ cho là bất thường ở mỗi khoảng thời gian thử nghiệm:
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ?
Mẹ sẽ phải làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường và có thể là chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra kế hoạch kiểm soát tình trạng bệnh của mình.
Lượng đường trong máu cao chỉ nên kéo dài ngang với thời gian mang thai. Nhưng một số người vẫn tiếp tục bị đái đường sau khi đã sinh em bé, bởi thế mẹ sẽ phải thực hiện một xét nghiệm glucose khác nữa, từ sáu đến tám tuần kể từ khi sinh con.
Nguồn: Babycenter
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----