Sinh thường - mẹ cần biết những gì?

đăng bởi

 

Bà bầu sinh thường có lợi ích gì?

Nếu chọn cách tiếp cận tự nhiên cho việc chuyển dạ và sinh nở, mẹ bầu sẽ có thể kiểm soát được cơ thể nhiều nhất có thể, và sẽ là người phải tham gia tích cực nhất trong suốt quá trình chuyển dạ. Các can thiệp khác sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu.

Sinh thường và sinh mổ đều có những ưu và nhược điểm nhất định

Tuy nhiên mẹ sinh thường phải chấp nhận sự đau đớn và khó chịu. Nhưng với sự chuẩn bị và hỗ trợ hợp lý, mẹ bầu thường cảm thấy tự hào và hài lòng sau quá trình sinh thường.

Dưới đây là lợi ích của sinh thường:

  • Sinh nở tự nhiên rất ít gây hại hoặc tác dụng phụ cho mẹ bầu hoặc em bé
  • Nhiều bà mẹ cảm thấy được trao quyền khi chuyển dạ và cảm thấy có thành tựu sau khi sinh con. Mặc dù đau đớn nhưng rất nhiều mẹ bầu muốn sinh thường cho những lần sinh sau đó. Đối với nhiều người phụ nữ, cảm giác chịu trách nhiệm giúp làm giảm cơn đau của họ.
  • Mẹ bầu vẫn tỉnh táo khi sinh con.
  • Các ông bố cũng hoàn toàn có thể hỗ trợ mẹ bầu để kiểm soát cơn đau
  • Mẹ bầu có thể sử dụng các bài tập thở, hình dung và tự thôi miên cả trong và sau khi chuyển dạ.

 

 

Nhược điểm của sinh thường

Không giống như kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, khi quyết định sinh con tự nhiên, mẹ bầu phải chấp nhận những cơn đau.

Kỹ thuật này có thể không cung cấp đầy đủ các biện pháp kiểm soát cơn đau, đặc biệt khi mẹ bầu chuyển dạ kéo dài hoặc phức tạp, đòi hỏi nhiều sự can thiệp.

Chuẩn bị sinh thường như thế nào?

Một khi đã quyết định sinh con một cách tự nhiên, bạn cần chủ động chuẩn bị cho nó. Bạn có thể chọn người chăm sóc và môi trường sinh nở sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ, xây dựng kế hoạch sinh nở, đảm bảo mẹ bầu có được sự hỗ trợ chuyển dạ tốt.

Có thể sinh thường trong môi trường bệnh viện truyền thống, nhưng đối với nhiều phụ nữ, việc chuyển dạ tự nhiên dễ dàng hơn trong một môi trường khác chẳng hạn như trung tâm sinh sản hoặc tại nhà.

Các trung tâm sinh sản được thiết kế để cung cấp trải nghiệm tự nhiên, tập trung vào gia đình và mẹ bầu có thể sắp xếp mọi thứ theo ý muốn như khi ở nhà.

Nếu đang lên kế hoạch sinh con tự nhiên trong môi trường bệnh viện truyền thống, mẹ bầu sẽ muốn thảo luận rõ ràng về mong muốn và mục tiêu của mình với người chăm sóc. Tìm hiểu những biện pháp can thiệp nào thường được áp dụng ở bệnh viện và cách để giúp mẹ bầu tránh những sự can thiệp này.

Một số can thiệp nhất định chẳng hạn như theo dõi điện tử liên tục, gây khó khăn cho việc di chuyển. Phải ở yên một chỗ có xu hướng làm cho việc xử lý cơn đau chuyển dạ mà không cần dùng thuốc trở nên khó khăn hơn.

Mời mẹ tham khảo thêm: Sinh thường không khó?

Mẹ bầu có thể sinh thường dễ dàng nhờ sự hỗ trợ của y tá

Nhiều phụ nữ chọn một nữ hộ sinh để hướng dẫn họ sinh con tự nhiên. Nữ hộ sinh được đào tạo để giúp các mẹ bầu xoay xở trong việc sinh con tự nhiên và họ thường ở lại cạnh mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ - điều mà các bác sĩ không làm được.

Nếu mẹ bầu sinh con trong bệnh viện, mẹ bầu sẽ được một y tá chăm sóc. Một số y tá rất thành thạo các kỹ thuật đối phó với sinh thường, nhưng không phải là tất cả. Các y tá đến và đi theo ca, và y tá có thể có nhiều bệnh nhân để chăm sóc cùng lúc.

Nếu bác sĩ không ở bên cạnh trong suốt thời gian chuyển dạ, mẹ bầu nên cân nhắc  thuê một người hỗ trợ sinh sản ở lại cùng và hướng dẫn mẹ bầu.

Tìm một chuyên gia về sinh con tự nhiên để hướng dẫn mẹ bầu và giúp mẹ hình dung được về quá trình chuyển dạ. Hiểu được từng giai đoạn trong khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu có thể “phối hợp nhịp nhàng” hơn với cơ thể.

Cho dù có dự định sinh thường hay sinh mổ, tìm hiểu trước về các phương pháp kiểm soát cơn đau bằng thuốc và cả các phương pháp tự nhiên là điều rất tốt.

Căng thẳng và sợ hãi có xu hướng làm mẹ tăng cảm giác đau đớn, và bất cứ điều gì có thể giúp các mẹ giải tỏa tinh thần sẽ giúp ích cho việc sinh nở đầy gian truân phía trước.

Việc giảm lo lắng thậm chí còn có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, vì khi mức độ hormones căng thẳng tăng cao, khả năng co bóp tử cung của mẹ bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý rằng, cho dù chuẩn bị tốt thế nào đi nữa, thì vẫn có khả năng mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch.

Mẹ có thể sẽ vẫn cần đến các can thiệp y tế, điều này sẽ khiến cho việc kiểm soát cơn đau tự nhiên trở nên khó khăn hơn, hoặc thậm chí cơn chuyển dạ sẽ kéo dài lâu hơn, hoặc đau đớn hơn dự tính.

Ngay cả khi bây giờ mẹ bầu đang cảm thấy mạnh mẽ về cách sẽ đối phó với cơn đau khi chuyển dạ, mẹ vẫn nên sẵn sàng cho những trường hợp ngoài mong muốn. Có như vậy mới tránh được sự thất vọng.

Không có quy tắc nào đặc biệt cho sinh con tự nhiên, nhưng dưới đây là một số kỹ thuật sinh con tự nhiên phổ biến, mẹ bầu có thể tham khảo.

Hỗ trợ sinh một-một

Có một ai đó bên cạnh trấn ai về mặt cảm xúc và giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái có thể làm giảm đáng kể sự lo lắng và mức độ căng thẳng.. Điều này có thể giúp mẹ cảm thấy mọi thứ nằm trong kiểm soát và vượt qua được sự khắc nghiệt của sinh thường.

Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ có sự hỗ trợ chuyên nghiệp liên tục ít có khả năng cần dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng trong khi chuyển dạ, có quá trình chuyển dạ ngắn hơn và ít có khả năng cần dùng đến cặp thai hay sinh mổ hơn so với những người không được hỗ trợ đầy đủ.

Đặc biệt khi người ở bên cạnh mẹ bầu là một người hỗ trợ sinh sản chuyên nghiệp.

Các bài tập thở và bài tập hình dung

Hầu hết các lớp giáo dục sinh sản đều giới thiệu các kỹ thuật tập trung vào hơi thở và sự hình dung.

Các ông bố bà mẹ có thể được giới thiệu các kiểu thở cụ thể để thực hành và người hướng dẫn cũng có thể hướng dẫn mẹ bầu sử dụng sự hình dung (tưởng tượng đến một nơi thoải mái, thư giãn hoặc nghĩ đến cảnh em bé được sinh ra an toàn và dễ dàng) để giúp mẹ bầu vượt qua nỗi đau.

Mẹ bầu cũng có thể học các kỹ thuật như thư giãn có kiểm soát, trong đó mẹ giải phóng căng thẳng bằng cách tập trung vào một cơ bắp cụ thể, siết chặt, và sau đó thả lỏng hoàn toàn.

Nếu đã từng học yoga, võ thuật hoặc thiền định, mẹ có thể đã có những bài tập cần thiết để thở trong khi sinh. Mẹ cũng có thể mang theo một đồ vật gì đó đặc biệt để xem (một bức ảnh chẳng hạn) và nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.

Những kỹ thuật này được xây dựng dựa trên sự thư giãn và cộng tác - một cách để quản lý các cơn co thắt. Và có một số nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật thư giãn và yoga có liên quan đến việc giảm đau, và tăng sự hài lòng với trải nghiệm sinh nở.

Xác định vị trí và di chuyển

Khi sinh thường, mẹ có thể thử nhiều tư thế khác nhau khi chuyển dạ, bào gồm đứng hoặc dựa vào các ông bố, ngồi và quỳ, hoặc đứng thẳng, hoặc quỳ hai gối và chống hai tay xuống...

Mẹ cũng có thể tìm thấy sự thoải mái khi chuyển động. Đi bộ lòng vòng có thể giúp mẹ cảm thấy yên tâm, giảm lo lắng và đau đớn. Một số nghiên cứu cho thấy đứng thẳng hoặc đi bộ lòng vòng có thể rút ngắn thời gian chuyển dạ xuống một giờ.

Bài tập giúp nhanh chuyển dạ

Ngay cả khi có các biến chứng đòi hỏi phải theo dõi liên tục, mẹ bầu vẫn có thể thử nhiều tư thế khác nhau  trên giường (đứng hay ngồi trên giường chẳng hạn)

Một số bệnh viện có hệ thống giám sát không dây cho phép mẹ bầu di chuyển tự do. Nếu có sẵn thiết bị chống nước, mẹ bầu thậm chí sẽ có thể tắm.

Trong giai đoạn “rặn đẻ”, một tư thế thẳng đứng có thể giúp em bé tụt xuống, ngồi xổm hoặc quỳ có thể giúp mở cửa chậu. Tư thế tốt nhất là tư thế hợp với mẹ bầu nhất. Vì vậy, hãy thoải mái thử nhiều tư thế khác nhau và chọn ra tư thế thoải mái nhất với mình nhé.

Massage và liệu pháp nóng lạnh

Massage thúc đẩy thư giãn, làm dịu cơ bắp căng thẳng và có thể làm giảm nhận thức của mẹ bầu về cơn đau chuyển dạ.

Tuy nhiên không phải ai cũng thích phương pháp này, nếu mẹ bầu cảm thấy phiền, có thể nói với nữ hộ sinh.

Nhiều phụ nữ cũng tin tưởng sử dụng các miếng gạc ấm hoặc một chai nước nóng để đặt ở bụng hoặc lưng- nơi đau nhức - hoặc bất cứ nơi nào khác mà họ cảm thấy khó chịu - để giúp thư giãn và giảm đau.

Một số mẹ khác lại thích dùng phương pháp chườm lạnh hơn. Số khác thích kết hợp cả hai. Mẹ nên thử để xem đâu là liệu pháp phù hợp với mình. Mẹ chỉ cần đảm bao da không trực tiếp tiếp xúc với nóng hay lạnh.

 

 

Thủy trị liệu

Thủy trị liệu - sử dụng nước để làm dịu và thư giãn cơ thể - có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi chuyển dạ.

Mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn tắm để tìm cảm giác thư thái cho cơ thể. Hầu hết các trung tâm sinh sản và một số bệnh viện có cung cấp bồn tắm loại lớn cho phụ nữ chuyển dạ. Và để chuẩn bị sinh con tại nhà, một số phụ nữ thuê những chiếc bồn di động đặc biệt lớn hơn, sâu hơn và mềm hơn bồn tắm thông thường.

Thủy trị liệu cho phép mẹ bầu duy trì sự tỉnh táo và kiểm soát. Đắm mình trong nước làm giảm áp lực lên cơ thể, thúc đẩy thư giãn cơ bắp và có thể làm giảm đau và lo lắng.

Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy rằng phương pháp này cũng có thể rút ngắn giai đoạn chuyển dạ đầu tiên.

Mẹ hãy đảm bảo nước trong bồn ở nhiệt độ cơ thể (37 độ C) hoặc mát hơn. Nhiệt độ cao hơn có thể làm tăng nhiệt độ của mẹ bầu cũng như nhiệt độ và nhịp tim của em bé.

Tất nhiên, không phải mọi phụ nữ đều phù hợp với phương pháp này. Thủy trị liệu sẽ không phải lựa chọn phù hợp nếu mẹ bầu gặp biến chứng và phải theo dõi liên tục.  

Và hầu hết những người chăm sóc đều khuyên không nên ngâm nước nếu nước ối của mẹ bầu đã bị vỡ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên nếu mẹ bầu muốn, có thể dùng vòi hoa sen để thay thế.

Châm cứu hoặc bấm huyệt

Châm cứu, được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền Trung Quốc. Trong khi châm cứu dùng kim thì bấm huyệt không sử dụng kim mà đòi hỏi phải tạo áp lực cho những điểm cụ thể trên cơ thể.

Kích thích đẻ thường bằng phương pháp châm cứu

Kỹ thuật này ngăn chặn một số xung lực nhất định lên não hoặc kích thích giải phóng các yếu tố làm giảm đau tự nhiên được gọi là endorphin. Các huyệt đạo thường được sử dụng trong chuyển dạ bao gồm huyệt trên tay, chân và tai.

Đang có nhiều tranh cãi liên quan đến tính hiệu quả của hai phương pháp này. Nhược điểm của châm cứu là nó đòi hỏi một người hành nghề lành nghề.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo