Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh là gì? Mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ như thế nào?

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 10 tuần là bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày?

Thai 10 tuần là đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ, ngày 68 đến 75 tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất. 

Có thai 10 tuần có biểu hiện gì?

Những triệu chứng thời kỳ đầu mang thai sẽ “đồng hành” cùng mẹ trong ít tuần nữa. Do đó, ở tuần 10 của thai kỳ, mẹ vẫn sẽ gặp các triệu chứng sau:

Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thấy những cảnh tượng kỳ lạ cũng khiến mẹ thấy khổ sở. 

Ngủ không sâu, không đủ giấc

Lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ tăng lên khiến các mạch máu bị giãn ra. Điều này có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp. 

Huyết áp thấp và hóc-môn trong cơ thể thay đổi (đặc biệt là progesterone) làm mẹ ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Do vậy, việc mẹ tỉnh giấc vào ban đêm là điều không khó hiểu.

Ngoài ra, cơn buồn tiểu đến thường xuyên làm mẹ phải xuống giường nhiều hơn nữa. Giấc ngủ đêm không được liền mạch và trọn vẹn. 

Uống ít nước hơn vào ban đêm có thể giảm tải áp lực làm việc cho bàng quang khi mẹ ngủ. Ban ngày, mẹ có thể uống thêm các loại trà thảo mộc để Ngoài ra, khi mệt thì mẹ nên lên giường nằm ngay để dễ vào giấc ngủ hơn. 

>> Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh 

>> Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh

 

 

Những giấc mơ kỳ lạ

Thai kỳ là quãng thời gian mà mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Hoạt động của não bộ cùng với những cảm xúc ban ngày có ảnh hưởng đến những giấc mơ trong lúc ngủ của mẹ. 

Thêm nữa, những giấc mơ thường xuất hiện ở giai đoạn ngủ REM - nghĩa là giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh. 

Nếu ban ngày quá căng thẳng hoặc lo lắng, mẹ hãy thư giãn bằng cách đi dạo ở không gian thoáng, rộng, uống trà, đọc tạp chí, nghe nhạc. Những hoạt động tưởng chừng đơn giản này lại là phương thuốc hữu hiệu cho tinh thần đấy mẹ nhé!

Những cơn đau đầu

Cơn đau đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ giai đoạn nào, dù là khi mẹ mang bầu hay không.

Tuy nhiên, khi mang bầu thì mẹ thường xuyên đau đầu hơn vì có nhiều yếu tố tác động đến, điển hình như sự thay đổi hóc-môn, thiếu ngủ, đói bụng hoặc mẹ đột ngột dừng thói quen uống cà phê. 

Mỗi khi đau đầu, mẹ thử cách nằm thư giãn và mát-xe nhẹ da đầu. Có thể sẽ giúp giảm bớt phần nào. 

Thỉnh thoảng đau đầu thì không sao, nhưng nếu mẹ đau đầu mãi không dứt, đau nhiều hơn, thường xuyên hơn bình thường, thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Đôi khi, đau đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó về sức khỏe mẹ ạ. 

Cơn đau đầu đến trong thai kỳ, mẹ bầu xử lý ra sao?

Những thay đổi khác về cơ thể vật lý khi mẹ mang thai 10 tuần:

Vòng 2 lớn hơn

Phần thân giữa của mẹ lớn hơn do hai nguyên nhân chính là tăng cân và chướng bụng. Trường hợp mẹ bầu 10 tuần bụng căng tức cũng không hiếm gặp. 

Mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng, nếu có thắt eo thì nên là chất liệu chun co giãn. Như thế mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với vòng bụng đang lớn lên. 

Với thắc mắc “Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?” thì không có câu trả lời nào chính xác cả vì cơ địa mỗi mẹ là khác nhau.

Có mẹ ở tuần này bụng đã rõ rồi, nhưng có mẹ phải đợi thêm vài ba tuần nữa. Tuy vậy, nhìn chung là em bé trong bụng phát triển từng ngày nên bụng mẹ cũng có chút lớn hơn qua từng tuần. 

Mẹ có thể quan sát hình ảnh bụng bầu 10 tuần qua gương và chụp lại hình qua từng tuần. Đó không chỉ là cách để mẹ theo dõi sự thay đổi qua từng tuần mà còn để lưu giữ kỷ niệm cho sau này. 

Hình ảnh bụng bầu 10 tuần 

Tiết nước bọt nhiều 

Khi mang thai tuần thứ 10, mẹ sẽ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, đặc biệt là mẹ gặp phải tình trạng nôn mửa. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể, mẹ ốm nghén, ợ nóng, hút thuốc lá, nhiễm trùng răng miệng.

Trong miệng quá nhiều nước bọt khiến mẹ có cảm giác khó chịu và phải nhổ ra bớt. 

Có một vài cách để hạn chế tình trạng tiết nước bọt ở phụ nữ mang thai:

  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
  • Ngậm kẹo bạc hà, chanh/ gừng thái lát mỏng
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn nhiều thực phẩm chứa bột đường
  • Uống nhiều nước

Tiết nước bọt nhiều trong thai kỳ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tình trạng này chỉ gây nên cảm giác khó chịu, phiền toái mà thôi. 

Tiết nhiều dịch âm đạo

Từ khi mang thai đến lúc sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Dịch có thể không màu, có màu trắng sữa và hơi có mùi.

Mẹ có thể mặc quần lót nhưng không nên mặc băng vệ sinh hoặc dùng dụng cụ thụt rửa. 

Còn nếu dịch âm đạo có màu và mùi lạ, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay vì đó có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu. 

Dấu hiệu thai 10 tuần phát triển tốt

Thai 10 tuần đã an toàn chưa?

Nhiều mẹ lo lắng nguy cơ sảy thai, thai lưu khi mang thai tuần thứ 10. Vậy thai 10 tuần đã bám chắc chưa và đã an toàn chưa?

Tuần thứ 10 đánh dấu cột mốc quan trọng - kết thúc giai đoạn hình thành phôi thai. Lúc này, em bé đã khá an toàn rồi. 

Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hết sức thận trọng về vấn đề ăn uống và vận động nhé! Mọi nguy cơ đều có thể xảy ra nếu mẹ không biết cách bảo vệ sức khoẻ của mình và em bé trong thời gian mang thai. 

Vì sức khỏe của mình và sự phát triển của con, mẹ hãy lựa chọn những thực phẩm lành tính, giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc vận động của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của thai nhi trong bụng. Vận động quá mạnh có thể khiến mẹ bị mệt, chấn thương, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai. 

Kích thước thai nhi 10 tuần tuổi

Ở thời điểm này, em bé của mẹ có kích thước bằng một trái quất với chiều dài cơ thể khoảng 2,5 cm và nặng khoảng 4g.

Trong các buổi siêu âm định kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ xem hình ảnh thai 10 tuần qua màn hình máy siêu âm và ở giấy siêu âm.        

Thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Thai nhi có cử động trong bụng mẹ từ vài tuần trước rồi. Nhưng đến tuần này, mẹ vẫn chưa cảm nhận rõ vì các cử động của em còn nhẹ. 

Khoảng vài tuần nữa, khi em bé cử động nhiều hơn và mạnh mẽ hơn, mẹ sẽ có nhiều cơ hội để tương tác với con.

Mẹ có thể thai giáo hằng ngày giúp cảm nhận rõ nét hơn cử động của bé cũng như giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!

Để thai giáo hiệu quả, tối ưu mẹ có thể tham khảo POH Thai Giáo! Khóa học bao gồm 1.600 bài thực hành giúp mẹ dễ dàng thai giáo thường xuyên và liên tục đến khi sinh, giúp con đạt được lợi ích phát triển tối ưu về cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Hình ảnh thai nhi 10 tuần trong bụng mẹ - kích thước tương đương một trái quất

Thai 10 tuần phát triển như thế nào?

Trong tuần thứ 10, em bé trong bụng mẹ có những thay đổi mạnh mẽ. Cụ thể:

  • Tất cả các cơ quan chính trong cơ thể đã hình thành
  • Mũi, miệng, nụ răng và mắt có hình dạng rõ ràng hơn
  • Ngón tay và ngón chân dài hơn
  • Mi mắt phát triển và đang nhắm chặt
  • Tai ngoài đang hình thành và dần tiến đến vị trí của mình 
  • Bộ phận sinh dục thai nhi 10 tuần có hình dạng rõ ràng. 
  • Các bộ phận của hệ tiêu hoá bắt đầu phối hợp với nhau để thực hiện chức năng. 
  • Trán của bé tạm thời hơi nhô ra phía trước do não bộ đang phát triển và chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể bé. Não bộ đang ở phía trên cao của đầu và đang dần hình thành thêm các liên kết quan trọng. 

Nhịp tim thai 10 tuần tuổi

Thai nhi 10 tuần tuổi có nhịp tim dao động từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút.

Giữa bé trai và bé gái, nhịp tim hầu như không có sự khác biệt lớn. Vì vậy, niềm tin rằng đo nhịp tim thai 10 tuần biết trai hay gái là không chính xác. 

Mẹ chăm sóc bản thân như thế nào khi mang thai tuần thứ 10? 

Để đối phó với những triệu chứng thai kỳ, mẹ cần đảm bảo ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và duy trì thói quen vận động nhẹ mỗi ngày. 

Ngoài ra, mẹ cần giải quyết tình trạng khó ngủ và đau đầu. 

Cải thiện giấc ngủ

Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ. Vì thế mà mẹ nên tìm cách để cải thiện và thiết lập nếp ngủ mới, giảm đau đầu bằng những phương pháp tự nhiên không dùng đến thuốc. 

Nếu mẹ liên tục khó ngủ, hãy bắt đầu bằng việc nhìn lại những thói quen hằng ngày xem đã phù hợp chưa, đồng thời thiết lập một trình tự ngủ nhất quán, lành mạnh và yên tĩnh. POH có một số gợi ý cho mẹ:

  • Tập thể dục, vận động trong ngày; các hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn vào buổi tối. 
  • Kết thúc bữa tối ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ để tránh tình trạng dạ dày làm việc và cơn ợ nóng khiến mẹ tỉnh giữa giấc
  • Sử dụng thức uống không chứa caffein và uống ít nước hơn vào buổi tối để không phải dậy đi tiểu thường xuyên
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để cơ thể và tinh thần thư giãn
  • Tắt tivi, máy tính, điện thoại ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến cơ thể sản sinh ra hóc-môn melatonin - một loại hóc-môn tiết ra để cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi. Nếu trì hoãn các dấu hiệu cần nghỉ ngơi của cơ thể thì mẹ sẽ càng khó đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Nếu không thể ngủ được, mẹ hãy dậy và làm thứ gì đó cho đến khi bắt đầu thấy mệt rồi đi ngủ lại.
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Duy trì đều đặn hằng ngày. 

Giấc ngủ ngon và ổn định giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

Ngoài ra, những vật dụng hỗ trợ giấc ngủ có thể hỗ trợ mẹ đó!

Gối kê từng bộ phận: loại gối này được thiết kế để hỗ trợ những vùng cơ thể của mẹ bầu, ví dụ như lưng, bụng và đầu gối. Gối có nhiều hình dáng khác nhau như hình chữ C, chữ U, chữ V tuỳ vào từng mục đích sử dụng. Vì vậy, mẹ có thể dễ dàng lựa chọn chiếc gối phù hợp với nhu cầu của mình. 

Gối kể cả cơ thể: gối này dài và thẳng, bao trọn cả cơ thể mẹ, mang lại cảm giác thoải mái và giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn. 

Cải thiện cơn đau đầu

Bình thường, khi đau đầu thì mẹ có thể uống thuốc để giảm nhẹ tình trạng. Tuy nhiên, khi mang thai thì mẹ cần tránh uống thuốc vì thuốc tây có thể gây dị tật và các vấn đề tiêu cực khác cho thai nhi. 

Thay vì uống thuốc, mẹ nên thử những cách được gợi ý sau đây:

  • Nghỉ ngơi ở phòng tối và yên tĩnh
  • Thư giãn bằng cách thiền hoặc phương pháp khác như ngâm chân nước nóng, mát-xa…
  • Ăn thức ăn lành mạnh
  • Đắp khăn ấm hoặc lạnh lên trán, nách
  • Nghỉ ngơi sau khi tiếp xúc với màn hình vi tính, điện thoại
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc và các phương pháp khác
  • Nếu đau đầu nhiều hơn và thường xuyên hơn, mẹ cần thông báo với bác sĩ

 

 

Thai 10 tuần mẹ chú ý những gì?

Cùng chồng chăm sóc thai kỳ

Có nhiều cách để cả ba và mẹ chăm sóc đến sức khỏe của cả hai mẹ con trong thai kỳ.

Ba có thể giúp mẹ nấu ăn vì mẹ dễ bị buồn nôn bởi mùi nấu nướng trong bếp, massage cho mẹ mỗi lần mẹ thấy mệt mỏi trong người, đưa mẹ đi khám định kỳ, ngắm con yêu qua màn hình siêu âm thai 10 tuần…

Sức khỏe tinh thần trong thai kỳ rất quan trọng. Việc người chồng quan tâm và chăm sóc khi vợ mang thai mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

Có không ít mẹ mắc hội chứng trầm cảm trước sinh và nguyên nhân không thể không kể đến việc chồng thờ ơ. 

Cẩn thận với nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) là hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ đang mang thai. Nếu mẹ thấy đau khi tiểu, muốn tiểu thường xuyên, đau bụng dưới hoặc nước tiểu đục, mùi hôi thì hãy thông báo cho bác sĩ biết. 

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu là tắc đường bài niệu hoặc do vi khuẩn đặc hiệu. Có 3 loại nhiễm trùng đường tiểu thai kỳ:

  • Nhiễm khuẩn không triệu chứng
  • Viêm bàng quang
  • Viêm thận - bể thận cấp

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) là phương pháp thử máu để sàng lọc hội chứng Down ở những phụ nữ có nguy cơ cao.

Từ tuần 10 của thai kỳ trở đi, mẹ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp này và nhận kết quả sau 1-2 tuần.

Đặc biệt, NIPT còn giúp giải đáp câu hỏi: “Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?” vì ba mẹ có thể biết giới tính của bé khi đọc kết quả. 

Thai giáo hàng ngày

Mẹ đừng quên thai giáo hằng ngày cho con yêu nhé. Thai giáo đã được chứng minh có tác dụng cực tốt lên sự phát triển của em bé. Giúp đánh thức, kích thích những tiềm năng về thể chất, tình cảm và tinh thần có sẵn trong gen của em bé, được hình thành trong quá trình thụ tinh giúp con thông minh, khỏe mạnh sau khi chào đời.

Để có bài tập thực hành thai giáo bài bản theo ngày, mẹ tham gia ngay POH Thai Giáo nhé!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti