Sảy thai là một điều rất đáng tiếc. Sau khi sảy thai thường có hiện tượng mẹ dễ bị trầm cảm. Cùng tìm hiểu cách kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên, cân bằng cảm xúc sau sảy thai và tránh mệt mỏi sau khi sảy thai hay các vấn đề sức khỏe như sảy thai chảy máu bao lâu, sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu...với bài viết sau!
Cảm xúc sau khi sẩy thai
Cho dù là sảy thai tự nhiên hay có tác động y tế thì các mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi sảy thai. Sau sảy thai mẹ thường ra máu trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau khoảng 1-2 tháng mẹ sẽ có kinh trở lại. Điều quan trọng nhất là mẹ cần kiêng cữ sau sảy thai và nghỉ ngơi thật nhiều để lấy lại sức khỏe và tinh thần.
Các mẹ đều cảm thấy khó đối mặt với sự thật rằng mình đã sảy thai. Điều này hoàn toàn bình thường. Dù trong tình huống nào và lý do gì, hiện tượng sảy thai cũng là một điều vô cùng tổn thương. Cha mẹ và những người thân đều sẽ cảm thấy rất khó để đối mặt với điều này.
Có thể ba mẹ sẽ phải trải qua một quá trình đau buồn giống như khi mất đi người thân hay bạn bè.
Đặc biệt là mẹ. Mẹ sẽ đau buồn vì mất đi tương lai của con và những tưởng tượng về cuộc sống khi được trở thành cha mẹ. Mẹ sẽ bắt đầu nghĩ mông lung xem mình đã mang thai bé trai hay bé gái và cả những cái tên yêu thích đã chuẩn bị cho con.
Đối mặt với tình trạng sảy thai là điều rất khó khăn
Sẽ rất khó khăn với mẹ vì những người xung quanh không biết những khía cạnh nỗi buồn này. Cả bố và mẹ đều có thể rơi vào sự hỗn loạn về mặt cảm xúc và thể chất vì đau buồn sẽ ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể theo những cách khác nhau.
Cụ thể hơn mẹ sẽ cần phải đối mặt với những cảm xúc sau đây:
- Tội lỗi: Chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy tội lỗi. Nhưng hãy cố gắng nhớ rằng có rất nhiều trường hợp sảy thai mà không có lý do. Hầu như chuyện này xảy ra không phải do lỗi của mẹ.
- Tức giận: Đôi khi mẹ sẽ thấy tức giận với những người thân thiết hoặc với bạn bè hay các thành viên khác trong gia đình đang mang thai hoặc đã có con.
- Nỗi buồn tràn ngập: Dường như mọi hy vọng đã bị lấy đi chỉ trong tích tắc.
- Bối rối: Mẹ có thể đang tuyệt vọng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”. Nhưng hầu hết các trường hợp sảy thai, thường không có nguyên nhân chính xác nào.
- Lo lắng và mất kiểm soát: Đau buồn có thể cảm giác như sợ hãi. Mẹ có thể cảm thấy bồn chồn lo lắng, nôn nao hoặc đau bụng. Mẹ cũng có thể bị mất khẩu vị.
- Sốc và lãnh đạm: Mẹ sẽ thấy khó tập trung hoặc trở nên lãnh đạm với mọi thứ.
- Kiệt sức: Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng không thể ngủ được, hoặc có thể buồn ngủ liên tục.
Mời mẹ xem thêm: Sảy thai bao lâu thì tập thể dục được và nên tập luyện như thế nào?
Hãy cho phép bản thân cảm nhận những gì nên cảm thấy. Trải nghiệm của một người mẹ về sẩy thai đều khác nhau và không câu trả lời nào là đúng hay sai.
Nếu đã nói với mọi người về việc mang thai, mẹ sẽ sợ phải báo lại những tin xấu. Đôi khi, những biểu hiện của sự cảm thông lại là một điều khó đối mặt thay vì một nguồn an ủi.
Ngay cả khi cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, mẹ vẫn nên nghỉ làm một thời gian. Cung cấp cho sếp giấy xác nhận sức khỏe để được nghỉ ngơi. Nếu mẹ cần chăm sóc những em bé khác nữa, mẹ sẽ cần có thêm người ở nhà giúp mẹ.
Mẹ và bố có thể cảm thấy khó giao tiếp với nhau khi bản thân đang cố gắng chấp nhận những gì đã xảy ra. Hãy cố gắng cho mình thời gian để khóc. Hai vợ chồng có thể lo lắng về việc nói ra những lời sai lầm, nhưng hãy tiếp tục trò chuyện với nhau về cảm xúc của mỗi người.
Nỗi đau mất người thân có thể khiến mẹ cảm thấy cô đơn và trơ trọi. Ngoài việc trò chuyện cùng những người thân yêu, mẹ có thể thử chia sẻ trải nghiệm của mình với những người mẹ khác.
Cách này có thể hữu ích nhưng một vài mẹ lại cảm thấy đau đớn. Nhưng khi cảm thấy bản thân có thể bắt đầu nói về vấn đề này, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều câu chuyện về sảy thai được nghe từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè mà mẹ chưa từng biết đến.
Không có một khoảng thời gian cố định nào cho sự kết thúc của nỗi buồn mất mát này. Nhiều mẹ sẽ đau buồn rất lâu. Nhiều mẹ bị mất con tiếp tục cảm thấy sự gắn bó với em bé đã mất đi và tiếp tục ôm những suy nghĩ đó mà không chịu buông tay..
Ngay cả khi mẹ nghĩ rằng bản thân đã vượt qua được cú sốc sẩy thai, mẹ vẫn có thể bất chợt bị cuốn theo cảm xúc đau buồn sau này. Những sự kiện như ngày dự sinh hoặc ngày bị sảy thai gần tới cũng có thể mang lại cảm xúc mạnh mẽ cho cả hai vợ chồng. Đây là một phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên.
Điều trị sau sảy thai
Việc điều trị của mẹ sẽ phụ thuộc một phần vào giai đoạn thai kỳ của mẹ khi bị sảy thai. Sau khi sảy thai ở bất kỳ giai đoạn nào, mẹ sẽ được hẹn tái khám với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ.
Thường mẹ sẽ được khám lại sau khoảng 6 đến 8 tuần sau khi mẹ mất em bé. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ tập trung vào việc giúp mẹ phục hồi thể chất. Nhưng bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến tình trạng phục hồi cảm xúc của mẹ.
Nếu bị sảy thai sớm (trước 12 tuần tuổi), mẹ sẽ được thăm khám ở bệnh viện với một bác sĩ chuyên khoa sản hoặc một cuộc hẹn với bác sĩ đa khoa nếu muốn.
Nếu việc sảy thai xảy ra sớm, mẹ có thể thấy bác sĩ không có quá nhiều điều trị. Vì sảy thai sớm là một tình trạng rất phổ biến, và điều này có thể ảnh hưởng đến cách bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nhìn nhận trải nghiệm của người mẹ.
Mẹ hãy yêu cầu được hỗ trợ thêm nếu cảm thấy cần thiết. Nhiều bệnh viện có nhân viên tư vấn chuyên an ủi những cha mẹ đang đau khổ vì mất con. Mẹ cũng có thể yêu cầu để được gặp các tư vấn viên.
Nói về sự mất mát này. Mẹ có thể được giới thiệu một nữ hộ sinh chuyên an ủi những sản phụ bị sảy thai để tiếp tục hỗ trợ. Nếu mẹ chưa sẵn sàng cho một cuộc hẹn ngay sau khi sảy thai, mẹ có thể hẹn với nữ hộ sinh sau đó.
Mẹ cũng có thể sắp xếp một buổi tưởng niệm nhỏ tại bệnh viện để an ủi cảm xúc.
Sảy thai có ảnh hưởng đến những thai kỳ sau không?
May mắn là sảy thai không có ảnh hưởng quá nhiều tới các thai kỳ sau. Mẹ vẫn có cơ hội mang thai khỏe mạnh ở lần sau.
Sảy thai thường chỉ xảy ra một lần. Vì vậy, một lần sảy thai không có nghĩa là mẹ sẽ gặp vấn đề trong thai kỳ tới. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai tăng theo tuổi tác. Vì vậy mẹ nên thử lại sớm hơn nếu mẹ lo lắng về tuổi của mình và những vấn đề sinh sản khác.
Mẹ có cơ hội mang thai khỏe mạnh rất cao, thậm chí với những mẹ đã từng sảy thai tới ba lần. Ba phần tư phụ nữ sau khi sảy thai liên tiếp có kết quả xét nghiệm bình thường vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh. Trừ khi bác sĩ có đề cập đến những vấn đề khác, mẹ hãy yên tâm rằng mình vẫn có cơ hội được làm mẹ.
Mẹ có thể tận dụng buổi tái khám đầu tiên sau sảy thai để hỏi ý kiến bác sĩ về việc muốn mang thai lần nữa khi tâm trạng đã sẵn sàng. Bác sĩ sẽ trấn an mẹ và cho mẹ những lời khuyên hữu ích.
Thời điểm thích hợp để mang thai lần nữa
Thời điểm thích hợp nhất để có một em bé nữa là khi cả bố và mẹ đều đã cảm thấy sẵn sàng cả về thể chất và cảm xúc.
Mẹ cần lấy lại sức khỏe của mình trước khi sẵn sàng thụ thai lần nữa. Theo các bác sĩ, mẹ nên đợi cho đến khi có khoảng một đến hai chu kỳ kinh nguyệt sau sảy thai.
Có thể mất một vài tháng để cơ thể ổn định lại với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Đây cũng là khoảng thời gian để kiểm tra xem tất cả các triệu chứng sảy thai của mẹ như chảy máu, đã hoàn toàn biến mất chưa. Thời gian theo dõi cũng giúp mẹ chắc chắn mình không bị nhiễm trùng và có sức khỏe tốt nhất để có em bé mới.
Việc chờ đợi một hoặc hai tháng cũng giúp mẹ nhận ra chu kỳ kỳ kinh nguyệt tiếp theo của mình và biết khi nào nên thử thai.
Nếu cảm thấy chưa sẵn sàng để thử tiếp tục mang thai, mẹ hãy bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai trước khi có kinh trở lại. Kinh nguyệt thường sẽ trở lại trong vòng khoảng bốn đến sáu tuần sau khi sảy thai nhưng mẹ vẫn dễ thụ thai trước đó. Mẹ sẽ rụng trứng vài tuần trước khi kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện. Vì vậy mẹ đừng quên sử dụng các biện pháp tránh thai trước khi có kinh nguyệt.
Mẹ nên làm gì khi đang mang thai và ám ảnh bị sảy thai lần nữa?
Sự lo lắng này là hoàn toàn dễ hiểu. Mẹ có thể cảm thấy thai kỳ như chín tháng dài nhất của cuộc đời mình. Có lẽ mẹ sẽ cảm thấy lo lắng cho đến tận khi an toàn vượt qua tuần mang thai mà mình bị sảy trước đó. Thậm chí có mẹ đợi đến khi sinh em bé an toàn mới có thể thử phào.
Mặc dù sẽ rất khó khăn nhưng hãy cố gắng để suy nghĩ tích cực các mẹ nhé. Mẹ vẫn có nhiều cơ hội để có một thai kỳ bình thường.
Nếu bị sảy thai muộn hoặc sảy thai liên tiếp, mẹ bầu sẽ được chăm sóc và hỗ trợ thêm trong thai kỳ này. Khi đã thụ thai một lần nữa, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến một đơn vị khám thai có uy tín để kiểm tra và siêu âm thường xuyên.
Nếu mẹ bị sảy thai sớm, mẹ có thể yêu cầu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ siêu âm sớm để đảm bảo với cả hai vợ chồng rằng tất cả đều ổn. Một khi thấy thấy được nhịp đập mạnh mẽ từ tim thai, bố mẹ có thể bắt đầu thấy bản thân được thả lỏng hơn.
Hãy cố gắng tập trung vào việc chăm sóc bản thân và loại bỏ bất cứ điều gì có thể khiến mẹ thêm lo lắng. Đồng thời, mẹ nên giúp cơ thể sẵn sàng mang thai bằng cách ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Các mẹ cũng nên lưu ý cách nấu và chuẩn bị thức ăn để tránh nhiễm trùng. Nếu mẹ vẫn đang hút thuốc hoặc uống rượu thì bây giờ chính là thời điểm để từ bỏ.
Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng là một điều mà mẹ nên làm. Nếu mẹ đã từng không vận động trước khi bị sảy thai, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về việc tập thể dục ngay lúc này. Một khi đã thụ thai, việc tập thể dục sẽ không gây hại cho em bé và nó có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Đặc biệt là mẹ bầu nên bình tĩnh và thư giãn thoải mái trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Cảm giác được chăm sóc và hỗ trợ là rất quan trọng bên cạnh việc tuân theo một lối sống lành mạnh.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo