Vỡ ối và tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết

đăng bởi Nguyễn Khải

Hiện tượng vỡ ối là gì? Vì sao mẹ bầu bị vỡ ối non? Vỡ ối có màu gì? Vỡ ối ra máu mẹ bầu cần làm gì? Vỡ ối mà không đau bụng có sinh ngay không? Hiện tượng vỡ ối tuần 37, 38, 39, 40 có nguy hiểm không? Vỡ ối bao lâu thì mẹ sẽ sinh? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng vỡ ối, vỡ ối non, vỡ ối chưa chuyển dạ với bài viết sau!

 

 

Vỡ ối là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng vỡ ối?

Túi ối chứa đầy nước ối có chức năng bảo vệ em bé trong tử cung. Khi vỡ ối, túi ối bị rách ra. Sau đó, nước ối chảy ra qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ.

Túi nước được tạo thành từ hai lớp màng. Các nữ hộ sinh và bác sĩ thường dùng từ "rách màng ối” khi nói về hiện tượng vỡ ối.

Vỡ ối non là tình trạng mẹ bị vỡ ối ở bất kỳ tuần nào trước khi chuyển dạ. Đây là biến chứng hiếm khi xảy ra nhưng lại rất nguy hiểm.

Vỡ ối là như thế nào?

Vỡ ối là khi mẹ thấy túi ối bục ra, nước chảy ra nhiều từ âm đạo.

Cảm giác vỡ ối ở các mẹ rất khác nhau, có mẹ vỡ ối nhưng không đau bụng, có mẹ vừa vỡ ối vừa đau đẻ. Điều này khiến việc xác định sau khi vỡ ối bao lâu thì sinh không thể hoàn toàn chính xác. 

Hiện vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân khiến mẹ bầu vỡ ối. Tuy nhiên vỡ ối thường là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang trong giai đoạn đầu chuyển dạ hoặc đã sẵn sàng sinh em bé.

Khi nào mẹ sẽ vỡ ối?

Thường thì nước ối bị vỡ ngay khi mẹ bầu bắt đầu có những cơn gò. Việc vỡ ối không nhất thiết phải diễn ra tại một thời điểm nhất định trong khi chuyển dạ. Mẹ bầu có thể vỡ ối từ trước khi thực sự chuyển dạ. Nhưng thường mẹ sẽ vỡ ối trong giai đoạn đầu tiên hoặc thứ hai của quá trình chuyển dạ. 

Vỡ ối thường xảy ra khi mẹ chuyển dạ

Vỡ ối thường xảy ra khi mẹ chuyển dạ

Mẹ bầu không thể kiểm soát thời điểm vỡ ối. Nhưng nếu mẹ vỡ ối ở cuối giai đoạn chuyển dạ đầu tiên sẽ tốt hơn vì:

  • Nước ối có thể bảo vệ mẹ và bé khỏi bị nhiễm trùng.
  • Nước ối giúp giảm nhẹ các cơn co thắt từ áp lực của tử cung người mẹ.
  • Nước ối giúp em bé di chuyển đầu vào một vị trí sinh nở tốt dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp, nước ối vỡ trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác, bao gồm cả các cơn co thắt. Điều này xảy ra đối với khoảng 1/10 phụ nữ mang thai đủ tháng.

Có khoảng 2% phụ nữ vỡ ối trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi. (Nếu điều này xảy ra mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức)

Ngược lại, với các mẹ quá hạn sinh nở bác sĩ sẽ đề nghị chọc ối để gây chuyển dạ hoặc tăng tốc độ chuyển dạ.

 

 

Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ?

Mỗi phụ nữ đều khác nhau vì vậy thật khó để miêu tả chính xác về cảm giác khi vỡ ối. Thường thì vỡ ối nhưng chưa đau đẻ là hiện tượng bình thường. Mẹ sẽ cảm thấy một dòng nước nhỏ hoặc một tia nước lớn. Điều này sẽ phụ thuộc vào túi ối bị vỡ và liệu đầu bé đã lọt xuống khung xương chậu hay chưa.

Vỡ ối ra nhiều nước không?

Đến cuối thai kỳ, trong cơ thể mẹ sẽ có khoảng 600ml nước ối. Cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất ra nước ối trong quá trình chuyển dạ. Vì vậy mẹ sẽ tiếp tục chảy nước ối ngay cả khi đã vỡ ối.

Có mẹ sẽ cảm nhận được tiếng túi ối vỡ hoặc mẹ chỉ thấy có chất lỏng chảy ra từ âm đạo làm ướt đồ lót. 

Vỡ ối có màu gì?

Khác với nước tiểu, nước ối không có mùi nồng và mẹ không thể kiểm soát được dòng chảy. Nước ối có 99% là nước. Do đó nước ối thường trong suốt, hơi vàng hoặc hơi hồng nếu có dính chút máu.

Nước ối khác với dịch âm đạo. Trong quá trình chuyển dạ, nước ối có thể khá đục, có mùi sữa và mùi xạ hương.

Ngay khi túi ối bị vỡ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rằng các cơn gò bắt đầu dữ dội hơn.

Nếu đã gần đến hoặc qua ngày dự sinh, túi ối có thể chứa một chút phân đầu tiên của bé (phân su) làm cho nước ối có màu xanh lục, thậm chí có thể nhìn thấy phân su màu xanh lá cây hoặc nâu.

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi thẳng tới bệnh viện sau khi phát hiện vỡ ối. Đặc biệt nếu nước ối có màu lạ.

Nếu mẹ lo bị vỡ ối khi đang ở bên ngoài hãy mang theo mấy miếng băng vệ sinh thai sản trong túi từ khoảng tháng thứ 37 của thai kỳ. 

Ban đêm, mẹ hãy dùng ga chống thấm nước hoặc một tấm rèm chắn phòng tắm giá rẻ bên dưới ga giường. Như vậy sẽ tránh được tình trạng đệm bị ướt. Mẹo này cũng có thể áp dụng sau khi sinh nếu mẹ bị chảy sữa.

Khi vỡ ối mẹ bầu cần làm gì?

Ngay khi phát hiện vỡ nước ối mẹ hãy liên hệ với bệnh viện. Những vấn đề tiếp theo sẽ phụ thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi khi túi ối bị vỡ và tình trạng chuyển dạ của mẹ bầu.

Vỡ ối tuần 35 - Nếu mẹ vỡ ối trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi

Mẹ cần gọi ngay cho bệnh viện phụ sản vì mẹ cần điều trị nhanh chóng để bảo vệ con. Mẹ nên lưu lại số điện thoại của bệnh viện trong điện thoại hoặc trong một cuốn sổ và luôn mang theo bên mình.

Mẹ bầu sẽ cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ đội ngũ y bác sĩ bệnh viện. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đưa ra hướng điều trị cho mẹ:

  • Nên điều trị một đợt kháng sinh trong 10 ngày hoặc cho đến khi mẹ chuyển dạ tích cực. Phương án này giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi bị nhiễm trùng.
  • Nên có một đợt điều trị bằng liệu pháp Corticosteroid với thai nhi từ 24 tuần đến 34 tuần (có thể lên đến 36 tuần tuổi). Phương pháp này giúp bảo vệ phổi của bé trong trường hợp mẹ sinh non.
  • Xét nghiệm máu và theo dõi em bé để tránh nhiễm trùng.
  • Thăm khám với bác sĩ nhi sơ sinh và đến xem trước phòng chăm sóc trẻ sơ sinh trong trường hợp em bé được sinh sớm và cần chăm sóc thêm.
  • Chờ xem mẹ có chuyển dạ không. Mẹ bầu có thể về nhà nếu mọi thứ ổn định sau một thời gian theo dõi tại bệnh viện. Tuy nhiên, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu có triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như thân nhiệt tăng cao, đau bụng hoặc em bé di chuyển ít hơn bình thường.
  • Lên kế hoạch sinh tại bệnh viện ở tuần thứ 37, trừ khi có những biến chứng và cần sinh sớm hơn để đảm bảo an toàn
  • Mẹ bầu sẽ được đưa magiê sulfate (hợp chất muối vô cơ) qua một ống nhỏ (nhỏ giọt) vào tĩnh mạch nếu đang mang thai từ 24 đến 30 tuần và có hiện tượng chuyển dạ tích cực hoặc có dấu hiệu sinh non. Magiê sulphate giúp giảm nguy cơ bại não, một vấn đề về sức khỏe thường gặp ở những em bé được sinh ra quá sớm.

Nếu mẹ bầu đã xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong khi mang thai, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cho mẹ điều trị cảm ứng và truyền thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt. Phương pháp này giúp bảo vệ em bé khỏi nguy cơ nhiễm GBS. Việc nhiễm trùng GBS ở trẻ sơ sinh thường ít khi xảy ra nhưng sẽ nguy hiểm nếu trẻ mắc phải.

 

 

Nếu nước ối bị vỡ khi thai nhi đủ tháng: Vỡ ối tuần 37, Vỡ ối tuần 38, Vỡ ối tuần 39

Nếu mẹ bị vỡ nước ối khi thai nhi đã đủ tháng mẹ nên gọi đến bệnh viện phụ sản và nghe chỉ dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp này nữ hộ sinh có thể hỏi mẹ những thông tin sau:

  • Mẹ đã mang thai được bao nhiêu tuần?
  • Đây có phải lần sinh đầu tiên không?
  • Thai kỳ của mẹ bầu có gặp vấn đề gì không?
  • Nước ối vỡ với dòng nước lớn phun ra hay chỉ một tia nước nhỏ giọt?
  • Nước ối bị vỡ khi nào?
  • Nước ối có màu gì?
  • Mẹ bầu có dấu hiệu co thắt như bị chuột rút không?
  • Chuyển động của em bé có thay đổi kể từ khi nước ối bị vỡ không?

Nữ hộ sinh sẽ khuyên mẹ nên mang băng vệ sinh thai sản thay cho băng vệ sinh thông thường trong trường hợp cần kiểm tra nước ối. Băng vệ sinh thông thường có tính thấm hút, khiến cho việc kiểm tra màu của nước ối khó khăn hơn. Chị em cũng không nên sử dụng tampon vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi trao đổi qua điện thoại, nữ hộ sinh có thể hình dung rõ ràng về cách điều trị cho mẹ. Nếu các cơn gò chưa bắt đầu và mẹ bầu vẫn khỏe mạnh, nữ hộ sinh sẽ đảm bảo mẹ có thể ở nhà thêm 12-24 tiếng để tự theo dõi. Khoảng 60% phụ nữ chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối và phần lớn các mẹ còn lại chuyển dạ trong vòng 48 giờ.

Nếu mẹ bầu đang bị co thắt, hoặc chưa xác định mình có thật sự vỡ ối hay không, nữ hộ sinh sẽ yêu cầu mẹ đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở. Nếu đi đến bằng ô tô, mẹ hãy nhét một chiếc túi lót và khăn sạch lên ghế để phòng nước ối bị rỉ ra.

Khi đến bệnh viện, nữ hộ sinh sẽ theo dõi nhịp tim của bé để đảm bảo rằng con vẫn khỏe mạnh. Mẹ sẽ được yêu cầu thấm âm đạo bằng một miếng gạc để kiểm tra nước ối, hoặc một miếng đệm thai sản đặc biệt có thể nhìn thấy chất lỏng.

Mẹ cũng được kiểm tra âm đạo để xem cổ tử cung đã bắt đầu thay đổi chưa. Nữ hộ sinh sẽ cần sử dụng mỏ vịt (cái banh), mở âm đạo ra rộng để có thể nhìn thấy cổ tử cung rõ ràng hơn. Nếu khó xác định túi ối có rách hay không, nữ hộ sinh sẽ yêu cầu mẹ ho để xem nước ối có rỉ qua cổ tử cung hay không.

Nếu mẹ bị vỡ ối mà vẫn chưa chuyển dạ, mẹ và bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Nhưng trong vòng một ngày sau khi vỡ ối cả mẹ và bé vẫn trong tình trạng ổn định để đợi các cơn co thắt diễn ra.

Nếu sau 24h mẹ chưa chuyển dạ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ đề nghị khuyến khích chuyển dạ bằng hormone nhân tạo tên là Syntocinon. Thời gian chờ đợi là 24h vì chờ đợi lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nếu mẹ cảm thấy lo lắng khi phải chờ đợi hoặc muốn được chuyển dạ ngay, các mẹ có thể nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để được kích thích chuyển dạ sớm hơn.

Ngược lại, nếu mẹ không muốn được kích thích chuyển dạ sau 24h, mẹ bầu sẽ cần được:

  • Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ giúp kiểm tra nhịp tim và cử động của bé 24 tiếng 1 lần.
  • Kiểm tra nhiệt độ của mẹ bầu 4 tiếng một lần
  • Kiểm tra sự thay đổi màu sắc và mùi của nước ối vì mẹ bầu có thể tiếp tục rỉ nước ối
  • Tập trung vào chuyển động của bé để chắc chắn con vẫn đang di chuyển như bình thường.

Nếu chị em nào có kế hoạch sinh con tại nhà hoặc đăng ký các gói thai sản ở trung tâm thì việc vỡ ối sớm sẽ khiến các mẹ phải thay đổi kế hoạch. Cho dù mẹ và bé không có dấu hiệu bất thường thì mẹ cũng cần đến bệnh viện sau 24 giờ vỡ ối mà chưa chuyển dạ.

Nếu mẹ đang đợi ở nhà, hãy liên hệ với bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Mẹ bầu có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm thân nhiệt tăng, run lẩy bẩy và da ửng đỏ.
  • Chuyển động của bé có dấu hiệu giảm đi.

Nếu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ phát hiện nhiễm trùng, mẹ bầu sẽ cần phải dùng kháng sinh qua đường truyền dịch. Mẹ cũng có thể phải kích thích chuyển dạ ngay lập tức, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe. Mặc dù điều có thể khiến các mẹ hoang mang, nhưng những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ mẹ và thai nhi.

Em bé cũng dễ bị nhiễm trùng sau khi sinh, vì vậy mẹ bầu sẽ cần ở lại bệnh viện ít nhất 12 giờ sau sinh. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sức khỏe của con trong năm ngày đầu tiên sau khi sinh, hãy liên hệ với nữ hộ sinh ngay lập tức để bé có thể được kiểm tra kịp thời.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo