Thai nhi tuần thứ 37

đăng bởi

 

Đã qua 36 tuần của thai kỳ, thai nhi tuần thứ 37 vẫn đang phát triển với những thay đổi mới. Mẹ hãy nắm vững thông tin của bé yêu trong từng tuần một để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc một cách hợp lý nhất nhé.

Thai nhi tuần thứ 37 phát triển như thế nào? Chỉ số thai nhi tuần 37

Khám thai ở tuần thứ 37, mẹ đã thấy sự tròn trịa mũm mĩm dần của bé rồi đấy. Lúc này bé đã dài khoảng 50 cm và nặng gần 3kg, có kích thước như một trái dưa hấu. Các cơ quan của bé đã trưởng thành hơn nhiều và sẵn sàng chào đời với những người thân yêu.Không chỉ cân nặng hay chiều dài mà các chỉ số khác cũng khiến các mẹ quan tâm, sau đây là bảng chỉ số thai nhi tuần 37 của trẻ để các mẹ có thể tham khảo.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 38

Thai nhi tuần thứ 39

Bảng chỉ số thai nhi tuần 37

Bảng chỉ số thai nhi tuần 37

Cơ mặt của bé tiếp tục hoạt động thông qua các cử chỉ như bĩu môi, cau mày và nhăn mặt. Móng chân của bé bây giờ đã đạt đến độ dài tiêu chuẩn (đủ để bao phủ đầu ngón chân), thậm chí chúng còn có thể tiếp tục phát triển hơn nữa.

Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi bé đã chào đời vài năm.  Chỉ tính riêng trong năm đầu tiên sau khi chào đời ruột non của bé sẽ tăng trưởng đến hơn 100cm.

Em bé đã hình thành một chu kỳ hoạt động nhất định, điều này vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi bé chào đời.

Nếu mẹ bầu cảm nhận được bất cứ một sự thay đổi bất thường nào trong chu kỳ hoạt động thường ngày của bé thì nên nói ngay với bác sĩ để tiến hành các phương pháp kiểm tra xem bé có đang khỏe mạnh an toàn hay không.

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

 

 

Thai 37 tuần gò nhiều có xảy ra vấn đề gì không?

Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết rằng thai 37 tuần gò nhiều có thể do các cơn đau giả hay còn được gọi là Braxton Hicks.

Những cơn đau này sẽ xuất hiện ở bên trái hay bên phải và mẹ không quá khó chịu với những cơn đau này, chúng chỉ là cơn đau bình thường để giúp mẹ quen dần với việc sinh nở tới đây.

Chúng không xuất hiện ổn định cũng không xuất hiện thường xuyên, có thể giảm đau khi mẹ đổi tư thế. Nếu như chúng không đi kèm các dấu hiệu chuột rút, đau lưng hay chảy máu âm đạo thì không hoàn toàn ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Thế nhưng tới tuần thứ 37 thì mẹ không thể lơ là được đâu nhé. Nếu như thai 37 tuần gò nhiều với tần suất dày đặc, thậm chí là 5-10 phút một lần, mỗi lần mẹ lại thấy bụng căng tức và trong nhiều nhiều dù đổi hướng không thuyên giảm thì đây là dấu hiệu báo động.

Mẹ nên chuẩn bị quá trình vượt cạn và nhờ người thân đưa tới bệnh viện.

Thai 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?

Thai 37 tuần đau bụng dưới có thể là do các cơn gò Braxton Hicks nêu ở trên nhưng có thể là dấu hiệu sinh non mà mẹ cần quan sát. Nếu như nước ối rò rỉ, đau lưng…

Việc bong nhau thai cũng khiến cho mẹ gặp các cơn đau này, đi kèm các chứng chảy máu nặng, co thắt mạnh, đau lưng… Thậm chí nhau thai bong non cũng khiến mẹ bị nguy hiểm đến tính mạng. Khi này mẹ cần tới bệnh viện ngay lập tức.

Mẹ bầu bị đau bụng dưới phải làm sao (1)

Mẹ bầu bị đau bụng dưới phải làm sao?

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới không chỉ riêng tuần thai thứ 37. Dấu hiệu là nóng rát khi đi tiểu, thường xuyên đi tiểu với lượng nước tiểu ít, thậm chí nước tiểu có mùi lạ và đi kèm là đau bụng dưới… Nếu năng hơn mẹ sẽ thấy đau bụng, sốt, hay ớn lạnh và đi tiểu có mủ và máu…

Thai 37 tuần đã sinh được chưa? Thai 37 tuần mổ được chưa?

Thai nhi ở tuần tuổi thứ 37 đã phát triển tương đối hoàn thiện và thời gian này bé có thể chào đời được. Mặc dù bé yêu sinh vào tuần thứ 37 không được xem là sinh non nhưng con vẫn còn yếu nên cần được chăm sóc đặc biệt.

Mẹ không gặp phải vấn đề nào, hay bác sĩ chỉ định mổ thì đừng sinh bé khi bé chưa muốn chào đời nhé.

Tốt nhất với thai nhi tuần thứ 37 thì chỉ giúp bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ ở trường hợp bất khả kháng.

 

 

Nguồn tham khảo: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo