Dấu hiệu thai 13 tuần khỏe mạnh

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 13 tuần là mấy tháng?

Tuần 13 tương đương với 3 tháng (+/-2 ngày) trong thai kỳ. Tuần 13 đánh dấu sự mở đầu của tam cá nguyệt thứ hai.

Lúc này, mẹ đang ở chặng đầu tiên của tháng thứ 4 trong hành trình thai kỳ. Còn 27 tuần đang đợi mẹ phía trước, cùng đếm ngược nhé!

Thai 13 tuần tuổi mẹ có thay đổi gì không?

Ở thời điểm này, mẹ ít buồn nôn hơn rồi, nhưng táo bónợ nóng thì “chưa chịu rời xa”. Đã thế các triệu chứng mới cũng xuất hiện thêm. 

Dưới đây là những triệu chứng có thể xuất hiện ở tuần mở đầu của tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ nên đọc và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước. 

Ra dịch âm đạo

Dịch âm đạo màu trắng hoặc không màu là bình thường.

Tuy nhiên, khi mẹ mang thai, cơ thể thay đổi, lượng dịch âm đạo và bạch cầu tiết nhiều hơn, loãng và trắng hơn trước. Hiện tượng này bình thường và không phải là dấu hiệu của vấn đề gì nguy hiểm. 

>> Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh

 

Những vết rạn

Có 50% đến 70% mẹ bầu xuất hiện vết rạn khi mang thai tuần 13. Những vết rạn màu tím hoặc đỏ có ở bụng, ngực và đùi. Khi mờ đi sẽ để lại những đường có màu nhạt trên da. 

Vết rạn thường xuất hiện khi da mẹ căng nhanh. Yếu tố di truyền và các hóc-môn cũng có ảnh hưởng đến tình trạng rạn da.

Mang thai là thời điểm mà cơ thể mẹ phát triển, tăng cân và thay đổi hóc-môn, từ đó mà da dễ bị rạn. 

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm như kem bôi chống rạn da an toàn và không gây kích ứng. Mỗi ngày bôi lên da mà mát-xa nhẹ nhàng để dần có hiệu quả. 

Có thể các vết rạn sẽ không hết 100% nhưng nếu được chăm sóc thì chắc chắn sẽ cải thiện. Hơn nữa, những vết rạn là minh chứng cho sự hy sinh và tình yêu mà mẹ dành cho thiên thần nhỏ. Nên dù sao đi nữa thì mẹ cũng không nên quá áp lực về điều này. 

Ngực tiết sữa non

Mẹ sẽ không cảm nhận được là ngực mình đang tiết sữa, nhưng thực chất là điều đó đang diễn ra.

Sữa non của mẹ có chứa nhiều dưỡng chất cho em bé trong những ngày đầu sau khi chào đời. Sau những ngày đầu, dòng sữa của mẹ mới bắt đầu chảy và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bú mẹ của bé. 

Chuột rút

Hầu như phụ nữ mang thai đều bị chuột rút. Đây là hiện tượng bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút:

  • Tử cung của mẹ ngày càng lớn, tạo áp lực lên các mạch máu gây cảm giác khó chịu.
  • Trọng lượng cơ thể tăng lên khiến bắp chân chịu nhiều áp lực
  • Rối loạn điện giải
  • Thiếu canxi

Khi bị chuột rút, mẹ cần ngồi nghỉ 2-3 phút. Nếu tình trạng không thay đổi thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế. 

Thai 13 tuần bụng to chưa?

Mỗi tuần trôi qua, bụng mẹ lại lớn thêm một chút. Giờ mẹ thích mặc những bộ quần áo rộng rãi và chất vải co giãn hơn vì chúng mang lại cảm giác thoải mái. 

Tuần trước mẹ có chụp lại ảnh bụng bầu không ạ? Tuần này mẹ nhớ tranh thủ chụp lại nha.

Đến những tuần cuối cùng hoặc sau khi sinh xong, mẹ sẽ nhìn lại được cả hành trình mang bầu và sự lớn lên của em bé thông qua những tấm hình. 

Hình ảnh bụng bầu 13 tuần

Thai 13 tuần gò cứng bụng

Hiện tượng gò cứng bụng khá phổ biến đối với các mẹ bầu và có thể xuất hiện từ tuần thai thứ 12 trở đi. 

Cơn gò cứng bụng có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng của mẹ, tử cung bị áp lực, táo bón…

Thông thường, những cơn gò ở đầu tháng 4 của thai kỳ là cơn gò sinh lý (cơn gò chuyển dạ giả).

Tần suất của các cơn gò thường không đều và không phải là dấu hiệu nguy hiểm nếu không kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đau lưng
  • Chuột rút
  • Chảy máu âm đạo

Khi phát hiện thai gò cứng bụng đi kèm các dấu trên thì mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ và người nhà. 

Bầu 13 tuần nằm ngửa có sao không?

Điều này phụ thuộc nhiều vào cảm giác và sự thoải mái của mẹ. Bầu 13 tuần hoàn toàn có thể nằm ngửa bình thường, trừ khi có sự dặn dò riêng của bác sĩ.

Suy cho cùng sự thoải mái của mẹ mới là điều quan trọng nhất. Mẹ thoải mái thì em bé trong bụng sẽ thoải mái.

Trong khi đó thai 13 tuần chưa to nên mẹ có thể nằm ngửa bình thường. Để có một giấc ngủ ngon, mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau:

  • Lựa chọn gối và ga trải giường có độ mềm phù hợp
  • Bổ trợ thêm gối kê lưng, kê toàn thân (nếu cần) để thoải mái hơn
  • Nhiệt độ phòng không quá nóng, không quá lạnh
  • Bóng ngủ có ánh sáng vừa phải

Bầu 13 tuần nằm ngửa có sao không?

Quan hệ khi mang thai tuần thứ 13 - nên hay không?

Nhu cầu sinh lý khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Ba mẹ cũng muốn gần gũi với nhau hơn.

Việc quan hệ khi mang thai tuần thứ 13 sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu ba mẹ thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn. 

Có bầu 13 tuần bị đau bụng dưới, thai 13 tuần đau bụng lâm râm

Nguyên nhân khiến mẹ mang thai 13 tuần đau bụng lâm lâm ở phần bụng dưới là:

  • Dây chằng bị giãn
  • Táo bón
  • Mỡ tích tụ ở bụng

Tình trạng đau bụng dưới đơn thuần và không liên tục thì không phải là dấu hiệu nguy hiểm gì đến mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, nếu mẹ đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng như dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, dịch màu nâu, cơn đau dữ dội… thì cần đi thăm khám bác sĩ. 

Nếu kết hợp các triệu chứng này thì có thể là biểu hiện của những vấn đề nguy hiểm như sinh non, sảy thai, nhiễm trùng đường tiểu…

Vì vậy, mẹ không nên chủ quan và cẩn thận khi chọn vị trí nằm nghỉ. 

Dấu hiệu thai 13 tuần khỏe mạnh

Thai 13 tuần đã ổn định chưa? 

Thai 13 tuần đã phát triển ổn định trong bụng mẹ. Các bộ phận trên cơ thể hình thành đầy đủ và dần thực hiện tối đa chức năng. 

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mẹ chủ quan. Hãy cẩn trọng trong chế độ ăn uống và vận động hằng ngày mẹ nhé!

Một chế độ vận động nhẹ nhàng giúp bảo vệ bé an toàn trong ngôi nhà tử cung của mẹ, và chế độ dinh dưỡng tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể vật lý và liên kết thần kinh.

Thai 13 tuần phát triển như thế nào?

Tóc

Các nang tóc đã bắt đầu phát triển. Những sợi tóc mềm và mịn (thường được gọi là lông tơ) bắt đầu xuất hiện.

Đến tuần thứ 20, lông tơ sẽ mọc trên khắp cơ thể bé. Trong tóc có chứa một chất được gọi là sáp (vernix) bọc quanh cơ thể bé và ngăn không để nước ối xâm nhập vào. 

Hình ảnh siêu âm thai nhi 13 tuần tuổi

Bộ phận sinh dục thai nhi 13 tuần

Bộ phận sinh dục của bé đang hoàn thiện dần. Khi nhìn hình ảnh thai nhi 13 tuần tuổi qua màn hình siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy rõ và giới tính của em bé cũng được xác định chính xác hơn. Hình ảnh siêu âm thai 13 tuần be trai và bé gái sẽ có sự khác biệt ở bộ phận sinh dục. 

Chắc chắn là ở thời điểm này ba mẹ rất tò mò xem mình sắp chào đón bé trai hay bé gái. Việc xác định giới tính của con giúp ba mẹ phần nào ổn định tâm lý chủ động hơn trong việc chuẩn bị đồ đạc, vật dụng cần thiết. 

Phản xạ nuốt và mút tay

Thai nhi có thể nuốt và bắt đầu nuốt nước ối. Ngoài ra, bé đưa ngón tay cái vào miệng để mút. Phản xạ nuốt và mút tay là phản xạ tự nhiên. Bé đang “luyện tập” để ti mẹ ngay sau khi chào đời. 

Bài tiết nước tiểu

Khi nhìn qua hình ảnh siêu âm thai nhi 13 tuần tuổi, mẹ có thể nhìn thấy bàng quang của bé. Hai bên thận đang bài tiết nước tiểu - nước tiểu của bé được thải ra bên ngoài, hòa chung vào nước ối. 

Dấu vân tay

10 ngón tay của bé đang hình thành những đường vân. Mỗi bé sẽ có vân tay duy nhất và vĩnh viễn không thay đổi. Ít tuần nữa thôi, vân tay sẽ được hình thành đầy đủ. 

Nhau thai đang phát triển

Nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, nhau thai cũng lọc chất thải. Khi mà các chức năng được đầy đủ, nhau thai tiếp tục phát triển và thay đổi trong suốt thai kỳ. 

Thai 13 tuần đã máy chưa? Dấu hiệu thai máy tuần 13

Cử động của thai nhi trong bụng mẹ ngày càng mạnh mẽ hơn. Có khi đặt tay lên bụng mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp chân hay trở người của con yêu. 

Dấu hiệu để mẹ nhận biết thai máy là mẹ có cảm giác như có cánh bướm đập nhẹ, tiếng cá quẫy đuôi…trong bụng.

hai máy thường diễn ra khi có tác động âm thanh từ bên ngoài, ví dụ tiếng nhạc, tiếng ba nói thủ thỉ sát bụng mẹ. 

Ngoài ra, thai máy còn có “lịch trình” riêng đó mẹ. Mà “lịch trình”của mỗi bé là khác nhau. Có bé thường cử động vào ban đêm - khi mẹ đã lên giường ngủ, có bé cử động nhiều vào buổi chiều tối. 

Kích thước thai nhi 13 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 13, em bé có kích thước bằng một quả đậu Hà Lan. 

  • Chiều dài cơ thể: 6,5 cm -7 cm
  • Cân nặng: 70g - 75g

Thai 13 tuần tuổi có kích thước bằng một quả đậu Hà Lan

Bí quyết chăm sóc thai kỳ tuần thứ 13

Dinh dưỡng 

Tình trạng buồn nôn đỡ hơn và mẹ bắt đầu ăn ngon miệng hơn, thèm ăn nhiều hơn. Hãy tranh thủ quãng thời gian này để bổ sung thêm dưỡng chất mẹ nhé. Trong thực đơn hằng ngày, mẹ cần bổ sung những chất sau:

  • Canxi: có trong bông cải xanh, các thực phẩm tăng cường như sữa đậu nành, nước ép trái cây, đậu phụ và ngũ cốc.
  • Magie: có trong rau chân vịt, các loại hoạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, trái bơ.
  • Vitamin D: có trong lòng đỏ trứng, các loại cá béo (cá hồi, cá thu…), cá mòi, sữa tăng cường chất. 
  • Tiếp tục bổ sung vitamin thai kỳ
  • Uống 10 đến 12 ly nước mỗi ngày

Dù là mang thai hay không thì chế độ dinh dưỡng cũng đều đóng vai trò quan trọng với mẹ. Huống chi giờ mẹ đang “nuôi thêm” một em bé trong bụng nữa. Thai nhi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ ăn không đủ chất thì em bé sẽ rất thiệt thòi. Do đó, mẹ nhớ chú trọng đến thực phẩm và lượng ăn trong ngày nhé!

Chăm sóc da

Khi mang thai, mẹ không tránh khỏi những vết rạn trên da. Dù vậy thì mẹ đừng bỏ bê mẹ nhé. Hãy áp dụng những cách sau thử xem mẹ nhé!

  • Ăn đồ ăn lành mạnh
  • Kiểm soát cân nặng, tăng cân từ từ và ổn định (phù hợp với khuyến cáo)
  • Bôi kem dưỡng để dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm không thể ngăn chặn tình trạng rạn da. Các vết rạn hình thành ở lớp hạ bì (lớp thứ hai của da). Kem dưỡng hấp thụ vào lớp trên cùng của da (gọi là lớp biểu bì). 

Ngoài ra, trong một số sản phẩm mỹ phẩm có thể chứa một số thành phần không an toàn cho thai kỳ. 

Sau khi sinh, mẹ có thể nhờ bác sĩ da liễu tư vấn về các phương pháp trị liệu hoặc thủ tục để làm mờ vết rạn. 

Dịch âm đạo

Dịch âm đạo loãng hoặc có màu trong suốt là bình thường trong thai kỳ. Mẹ nên thay quần lót thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

Tuy nhiên, sự thay đổi dịch âm đạo đôi khi là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Vì vậy, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường sau thì mẹ nên liên hệ bác sĩ: 

  • Dịch nhiều
  • Màu chuyển sang vàng hoặc xanh
  • Dịch có mùi
  • Vùng kín đau, ngứa rát, đỏ
  • Ra ít máu khi mang thai 13 tuần

 

 

Khám thai định kỳ

Nếu tuần 12 mẹ chưa đi thăm khám thì tuần này mẹ đừng chần chừ thêm nhé! Trong buổi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ tục sau:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ sử dụng Doppler - một dụng cụ cầm tay được đặt trên bụng, trên tử cung để đo nhịp tim của bé. Lúc này, mẹ sẽ nghe thấy tiếng đập thình thịch của tim em bé. 

Sắp tới, sẽ có những đợt thăm khám sau, mẹ ghi chép vào để không quên nhé!

  • Khám định kỳ tuần 16
  • Chọc dò ối (trong khoảng tuần 15 đến tuần 20)

Thai giáo cho con

Có thể mẹ đã biết: bắt đầu từ tuần 12, thính giác của bé phát triển rất nhanh. Bé phản xạ với các tác động âm thanh từ môi trường bên ngoài.

Đây là cơ hội tốt để ba mẹ tương tác với bé và giúp bé phát triển tối đa não bộ thính giác thông qua Thai giáo ngôn ngữ và Thai giáo âm nhạc. 

Để thai giáo cho con, ba mẹ hãy tìm đọc các cuốn sách về hành trình thai giáo hoặc tham khảo giáo trình thai giáo giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ tại POH Thai giáo

POH Thai giáo - giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti