MỤC LỤC
Thai nhi 15 tuần là mấy tháng?
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khoẻ mạnh
Thai nhi 15 tuần là mấy tháng?
Thai nhi 15 tuần tương đương với 3,5 tháng - tức là thuộc tam cá nguyệt thứ 2. Từ giờ đến lúc sinh em, mẹ còn 25 tuần nữa. Tuần 15 có khác gì so với tuần thứ 14 không, rồi từ tuần 16 trở đi sẽ như thế nào?
Thấu hiểu rằng mỗi tuần thai trôi qua, tâm lý mẹ sẽ thay đổi và những câu hỏi lại liên tục xuất hiện, POH muốn gửi đến mẹ các bài viết về từng tuần thai như một người đồng hành cho mẹ vững tâm và tự tin hơn. Mẹ theo dõi các thông tin tiếp theo trong bài viết nhé!
Thai 15 tuần bụng đã to chưa?
Bụng mẹ bầu qua các tuần có sự thay đổi về kích thước. Ở tuần 15, bụng mẹ bắt đầu nhô lên, nhìn vào cái là biết mẹ đang mang bầu.
Tất nhiên, kích thước bụng bầu 15 tuần ở các mẹ là khác nhau. Nếu đây không phải là lần đầu mẹ mang thai thì bụng mẹ trông sẽ lớn hơn do các cơ ở bụng và tử cung đã giãn sẵn trong các lần sinh trước rồi.
Thời điểm này mẹ bị phân vân khi chọn đồ. Mặc quần áo bình thường thì sợ khó chịu, mà cũng chưa sẵn sàng lắm để mặc đồ bầu. Nhiều mẹ quay sang mặc quần áo tập yoga, váy co dãn vì đang lưỡng lự trong việc chọn trang phục và phong cách phù hợp.
Đầy hơi, khó tiêu cũng khiến vòng 2 của mẹ căng hơn. Hóc-môn progesterone làm cơ thể mẹ tích tụ nhiều khí thừa hơn, giúp cơ trên khắp cơ thể thư giãn, trong đó có đường tiêu hoá.
Để hạn chế tình trạng đầy hơi, mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn chậm hơn; tránh uống nước có ga, các món chứa chất tạo ngọt và tăng cường vận động nhẹ nhàng.
>> Dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh
>> Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh
Kích thước bụng bầu 15 tuần của các mẹ sẽ không giống nhau
Những triệu chứng mẹ gặp phải
Một số triệu chứng mang thai từ tam cá nguyệt thứ nhất đã dần biến mất, nhưng các triệu chứng khác vẫn tiếp tục đi cùng mẹ trong tuần này và trong cả tam cá nguyệt thứ hai. Cụ thể, ở tuần thai thứ 15, mẹ sẽ trải qua những biểu hiện sau:
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Ợ nóng
- Làn da có sự thay đổi
Ngoài ra, còn có những triệu chứng đáng chú ý khác như:
Cân nặng thay đổi
Bắt đầu từ tuần này, mẹ thấy cân nặng của mình có những thay đổi đáng chú ý. Mỗi mẹ có thể trạng khác nhau nên sự thay đổi sẽ không giống nhau.
Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu tăng khoảng 0,5kg đến 2,5kg mỗi tuần. Nếu cân nặng của mẹ tăng hoặc giảm đi quá nhiều thì nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra tình hình sức khoẻ.
Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung thêm 340 calo. Và đương nhiên là nên hấp thụ calo từ những món ăn vặt lành mạnh như: bánh mì quả bơ, trứng, sữa chua cùng các loại hạt, trái cây tươi…
Cân nặng tăng lên khiến cơ thể nặng nề thêm một chút. Bình thường thì tăng cân một chút cũng khiến mẹ băn khoăn về vóc dáng rồi. Nhưng khi mang thai, tăng cân là điều tất yếu sẽ xảy ra. Do vậy, mẹ đừng suy nghĩ quá nhiều. Chỉ cần là tăng cân lành mạnh và nằm trong ngưỡng phù hợp là ổn.
Sưng lợi, chảy máu chân răng
Sự thay đổi hóc-môn có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khoảng một nửa phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng lợi sưng đỏ do viêm lợi. Khi lợi của mẹ nhạy cảm thì rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng.
Tình trạng viêm lợi sẽ tiếp tục duy trì trong suốt thời kỳ mang thai, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ nhất và nghiêm trọng hơn khi mẹ bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba. Cho đến khi mẹ sinh xong thì tình trạng mới đỡ hơn.
Để cải thiện tình trạng, mẹ nên đánh răng hai lần mỗi ngày và đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra và làm sạch răng.
Nghẹt mũi
Tình trạng nghẹt (thường được gọi là viêm mũi dị ứng thai kỳ) của mẹ bầu xuất phát từ sự thay đổi hóc-môn và tăng lưu lượng máu đến màng nhầy. Để cải thiện, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước trong phòng ngủ. Khi ngủ, mẹ kê gối cao hơn và uống nhiều nước trong ngày.
Viêm mũi dị ứng thai kỳ nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng như:
- Viêm mũi mãn tính, viêm họng
- Khó ngủ, ngủ không liền giấc, căng thẳng
- Tăng huyết áp
- Thai nhi chậm phát triển
- Nguy cơ tiền sản giật
Chảy máu mũi
Khoảng 20% các mẹ mang thai bị chảy máu mũi. Sự tăng lưu thông máu trong cơ thể đôi khi dẫn đến vỡ mạch máu trong mũi.
Nếu thường xuyên bị chảy máu mũi thường xuyên hoặc chảy nhiều máu mà không đỡ sau 30 phút sơ cứu thì mẹ cần gọi cấp cứu ngay.
Mẹ nên áp dụng những bí quyết sau để hạn chế tình trạng chảy máu mũi:
- Xịt dung dịch nước muối loãng nếu có chỉ định của bác sĩ
- Không làm việc quá sức
- Không uống rượu bia, đồ uống nóng
- Không hút thuốc lá
- Uống nhiều nước
- Mở miệng khi hắt xì để bớt áp lực lên mũi
Chứng ợ nóng
Ợ nóng (hay còn gọi là trào ngược axit) là cảm giác nóng ra ở ngực, thường xảy ra sau khi ăn hoặc vào buổi tối.
Nguyên nhân gây ra đó là sự thay đổi về cơ thể vật lý và hóc-môn. Dù ợ nóng là hiện tượng thường gặp và không gây hại, nhưng cảm giác nó mang lại không hề dễ chịu một chút nào. Để giảm thiểu chứng ợ nóng, mẹ hãy lưu ý những điều sau:
- Tránh đồ ăn, thức uống không tốt cho dạ dày, ví dụ như cà phê, rượu, sôcôla, khoai tây, đồ ăn cay nóng, chiên rán.
- Thai vì ăn 3 bữa chính một ngày, mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Uống nước giữa các bữa ăn
- Nhai kẹo cao su sau khi ăn
- Kết thúc bữa ăn 2-3 tiếng trước khi ngủ
- Mặc quần áo thoải mái
- Kê cao gối
- Không hút thuốc
Mẹ có bị ợ nóng khi mang thai tuần 15 không?
Những triệu chứng khác cần lưu ý
Trong suốt cả một thai kỳ, sẽ có lúc mẹ cảm nhận được điều bất thường trong cơ thể mình. Thai 15 tuần gò cứng bụng, bầu 15 tuần bụng căng cứng, nhói bụng dưới khi mang thai tuần 15…là những triệu chứng bất thường, chưa nói đến nguy hiểm hay không. Để an toàn hơn, mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Nếu phát hiện triệu chứng nhưng mẹ chủ quan không đi thăm khám vì nghĩ “lát nữa sẽ đỡ thôi, lát nữa sẽ hết thôi” thì không biết hậu quả sau đó sẽ là gì. Chủ quan trong thai kỳ có thể khiến mẹ ân hận sau này. Vì vậy, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ, báo ngay với người thân.
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khoẻ mạnh
Thai 15 tuần đã ổn định chưa? Thai 15 tuần đã an toàn chưa?
Thai 15 tuần tuổi đã được bao bọc an toàn trong nhau thai của mẹ và hiện đang phát triển ổn định. Còn có nhiều thay đổi lớn nữa là đằng khác đó nhé!
Có thai 15 tuần bé phát triển như thế nào?
Khuôn mặt rõ nét
Bây giờ thì thai nhi trông giống một em bé sơ sinh thực thụ rồi. Các bộ phận đều hình thành đầy đủ cả, từ mí mắt, lông mày, lông mi, tóc đến ngón tay, ngón chân, móng tay, móng chân.
Khi nhìn qua hình ảnh siêu âm thai 15 tuần, mẹ sẽ bắt được khoảnh khắc bé đang mút ngón tay, ngáp, duỗi người hay làm các nét biểu cảm trên khuôn mặt. Rất thú vị luôn.
Tóc
Tai ngoài của bé đang phát triển và hình dáng dần rõ ràng hơn. Trong khi đó, tai trong cũng tiếp tục phát triển. Giờ em bé chưa nghe thấy âm thanh gì, nhưng thính giác của bé sẽ sớm có thôi.
Da
Da của em bé vẫn mỏng và trong suốt. Do đó, thông qua hình ảnh thai nhi 15 tuần trong bụng mẹ sẽ thấy rõ các mạch máu và xương.
>> Mẹ tham khảo thêm sự phát triển của con tại Thai nhi tuần thứ 15
Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần
Xương
Một số xương trong hộp sọ, cột sống, vai, xương quai xanh, xương dài tiếp tục trở nên cứng cáp hơn hoặc linh hoạt hơn, tuỳ vào chức năng. Trong tuần này, các xương ở bàn tay và bàn chân cũng cứng cáp hơn rồi.
Vị giác phát triển
Ở lưỡi của em bé đang hình thành các nụ vị giác. Các nụ vị giác được liên kết tới não bộ bởi dây thần kinh. Đến tuần 20 là các nụ vị giác sẽ hình thành hoàn chỉnh.
Trong suốt thai kỳ, các phân tử trong thức ăn mà mẹ ăn sẽ di chuyển theo đường máu đến túi ối. Tuy nhiên, em bé vẫn chưa thực sự cảm nhận được hương vị của thức ăn đâu. Vì vậy, mẹ không cần lo là ăn món này món kia thì bé không thích nhé!
Cơ quan sinh dục
Bộ phận sinh dục thai nhi 15 tuần đã bắt đầu phát triển rõ ràng và có thể nhìn thấy qua siêu âm. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc vào tư thế của bé và kỹ thuật siêu âm. Ở giai đoạn này, bộ phận sinh dục ngoài sẽ dần hoàn thiện và dễ phân biệt giữa bé trai và bé gái:
- Đối với bé trai, tinh hoàn sẽ bắt đầu sản sinh ra testosterone và có sự phát triển của bìu.
- Đối với bé gái, buồng trứng bắt đầu hình thành và cơ quan sinh dục khi quan sát có sự khác biệt so với bé trai.
Thai máy
Đến tuần thứ 15, em bé cử động toàn thân luôn, duỗi tay, duỗi chân, vươn người và hít thở. Nếu mà đặt tay lên bụng là mẹ sẽ cảm nhận được em bé đang “động đậy” trong bụng mẹ. Đây cũng là một dấu hiệu thai 15 tuần khỏe mạnh.
Thai máy mạnh, thai nhi bỗng trườn xuống bụng dưới kèm theo cảm giác chóng mặt còn là dấu hiệu thai nhi đói nữa. Mẹ nhớ đi nhâm nhi món gì đó nha!
Thai nhi 15 tuần bằng quả gì?
Kích thước thai 15 tuần tuổi tương đương một trái táo.
Thai nhi 15 tuần nặng bao nhiêu, chiều dài đầu mông bao nhiêu?
Thông thường, chiều dài đầu mông của thai 15 tuần tuổi khoảng 16.5cm, cơ thể nặng khoảng 115g.
Thai nhi 15 tuần bằng quả gì? Con bằng quả táo mẹ ạ!
Bí quyết để thai kỳ 15 tuần khỏe mạnh
Tăng cân lành mạnh
Số cân mẹ cần tăng ở tuần 15 phụ thuộc vào số cân mẹ tăng khi bắt đầu mang thai và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ kế hoạch tăng cân lành mạnh nhất. Hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) đã đưa ra khuyến nghị về số cân tăng trong thời kỳ mang thai, phù hợp với 4 nhóm thể trạng:
- Mẹ thiếu cân: tăng khoảng 12kg đến 18kg
- Mẹ có cân nặng bình thường: tăng khoảng 11,5kg đến 16kg
- Mẹ thừa cân: tăng khoảng 7kg đến 12kg
- Mẹ béo phì: tăng khoảng 5kg đến 9kg
Thai nhi tuần 15, mẹ nên ăn gì?
Trong thời kỳ mang thai nói chung và ở tuần thai thứ 15 nói riêng, mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất như chất đạm, chất sắt, canxi, vitamin.
- Chất đạm: chất đạm có nhiều trong các thực phẩm như thịt, hải sản, sữa, trứng…
- Chất sắt: tình trạng thiếu máu thiếu sắt không phải là hiếm gặp ở các mẹ bầu. Chất sắt có
nhiều trong các loại đậu, rau chân vịt, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…), diêm mạch, bông cải xanh…
- Canxi: sữa chua, phô mai, hạnh nhân, đậu nành, đậu phụ, hải sản…
- Các loại vitamin A, D, C…
>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Sức khỏe răng miệng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là khi mẹ mang thai. Những thay đổi trong khoang miệng và vùng nướu có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu thai kỳ. Nghiêm trọng hơn thì sẽ gây ra bệnh viêm nha chu, sau này sẽ gây nguy cơ cao mẹ sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai, mẹ hãy:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
- Mỗi lần đánh răng kéo dài 2 phút
- Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng
- Xỉa răng hằng ngày
- Đến nha khoa thăm khám và vệ sinh răng định kỳ
- Súc miệng sạch sau khi đánh răng
Kiểm soát tình trạng chảy máu mũi
Chảy máu mũi thường không gây nguy hiểm. Nếu thỉnh thoảng mới xảy ra thì mẹ xử lý tại nhà như sau:
- Không để mũi khô, dùng bình xịt mũi khi có chỉ định của bác sĩ
- Ngồi xuống và giữ thẳng đầu, không ngửa đầu ra sau hoặc hướng đầu về phía trước - giữa hai đầu gối
- Bịt phần mềm của mũi trong vòng 5-10 phút để ngăn máu không chảy
- Chườm túi đá trên mũi để ngăn máu không chảy và giúp các mạch máu co lại.
- Xì mũi nhẹ nhàng
Thai giáo cho con
Để tương tác và giúp thai nhi 15 tuần phát triển khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng, mẹ hãy Thai giáo ngôn ngữ và Thai giáo âm nhạc hằng ngày nhé!
Não bộ của bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các liên kết thần kinh không ngừng hình thành. Số lượng và chất lượng của liên kết thần kinh trong não bộ phụ thuộc nhiều vào các tương tác từ môi trường bên ngoài.
Để làm điều này tốt nhất mẹ nên đăng ký một khóa hướng dẫn thực hành thai giáo bài bản với POH Thai giáo. Bởi tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi POH sẽ đưa cho mẹ bài tập thực hành tương ứng. Như vậy thai giáo mới hiệu quả và giúp con đạt lợi ích phát triển tối ưu não bộ, sức khỏe thể chất và tinh thần tối ưu.
Thai 15 tuần cần khám gì?
Lịch chẩn đoán và sàng lọc sớm nhất trong tam cá nguyệt thứ hai thường rơi vào tuần 15. Cụ thể, mẹ cần thực hiện các thủ tục thăm khám định kỳ sau đây:
Siêu âm
Trong khoảng tuần 15 đến 22 sẽ có một lịch xét nghiệm sàng lọc di truyền. Đó là xét nghiệm máu để chẩn đoán nguy cơ thai nhi gặp các bất thường về nhiễm sắc thể ví dụ như tật nứt đốt sống.
Nếu tam cá nguyệt đầu tiên mẹ đã siêu âm rồi thì bác sĩ sẽ so sánh hình ảnh siêu âm thai 15 tuần với hình ảnh siêu âm đợt trước để đưa ra kết luận chính xác hơn về nguy cơ bất thường ở thai nhi (nếu có).
Mẹ nên nhớ rằng các xét nghiệm sàng lọc chỉ đưa ra nguy cơ mà thai nhi gặp phải. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các thủ tục khác.
Chọc dò nước ối
Chọc dò nước ối thường diễn ra vào giai đoạn từ tuần 15 đến tuần 20. Do đó, ở tuần này mẹ có thể tiến hành chọc dò nước ối nếu:
- Mẹ từ 35 tuổi trở lên
- Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền
- Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi có dấu hiệu bất thường
- Mẹ đã có bé bị rối loạn di truyền
Trong quá trình thực hiện chọc dò nước ối, bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm để dẫn một chiếc kim mỏng, rỗng qua bụng, tử cung và túi ối của mẹ. Sau đó, lấy ra một lượng nhỏ nước ối có chứa tế bào của bào thai, rồi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Thủ thuật chọc dò nước ối khá nhanh, thường chỉ kéo dài khoảng 10 phút. Sau đó, mẹ ở lại khoảng 1 tiếng để theo dõi. Nếu không có bất kỳ vấn đề gì thì mẹ có thể về nhà để nghỉ ngơi. Mẹ nhận kết quả sau vài ngày hoặc vài tuần. Có thể mẹ cũng sẽ hơi thấp thỏm mong chờ đó.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----