Dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh là gì? Mẹ chăm sóc thai kỳ như thế nào?

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 16 tuần là mấy tháng? 

Thai 16 tuần tức là gần được 4 tháng tròn đó mẹ. Hành trình mang thai của mẹ còn 24 tuần nữa. Mẹ cùng đọc bài viết về thai kỳ thứ 16 để hiểu nhiều hơn về bản thân và con yêu trong bụng nhé!

Triệu chứng của mẹ bầu 16 tuần 

Ở tuần thứ 16, em bé tiếp tục phát triển. Mẹ cũng sẽ có thêm nhiều năng lượng hơn sau những tuần mệt mỏi trước đó. Tuy nhiên, một số triệu chứng ở tam cá nguyệt thứ hai có thể tiếp tục hoặc biến mất. Đôi khi, mẹ bầu sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Chảy máu chân răng
  • Buồn ngủ
  • Đầy hơi
  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Chảy máu mũi

>> Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai 18 tuần khoẻ mạnh 

 

Ngoài những triệu chứng này thì còn những thay đổi đáng chú ý sau đây: 

Tử cung phát triển

Đỉnh tử cung của mẹ đang ở vị trí giữa xương mu và rốn. Các dây chằng tròn nâng đỡ tử cung đang dày lên và dài ra. 

Tâm trạng tốt hơn

Ở tuần này, mẹ đỡ buồn nôn, tâm trạng ổn định và làn da trở nên sáng màu hơn. Nhờ vậy mà mẹ thấy thai kỳ dễ thở hơn, không còn quá nhiều sự mệt mỏi về thể chất và tiêu cực về suy nghĩ nữa. Mẹ hãy cố gắng duy trì nhé! Tâm trạng của mẹ tốt thì em bé trong bụng cũng phát triển khoẻ mạnh hơn. 

Cơn thèm ăn

Đi kèm với cảm giác buồn nôn ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cũng đã trải qua cảm giác chán ăn. Khó quên lắm phải không mẹ.

Nhưng tin vui là ở tuần 16, mẹ không chán ăn nữa mà lại… thèm ăn. Tại sao bà bầu hay đói đêm? Nguyên nhân có thể là do dạ dày trở nên dễ tính hơn khi tiếp nhận các loại thức ăn mà mẹ ăn và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên khi em bé đang phát triển mạnh mẽ trong bụng mẹ. 

Đôi lúc mẹ còn thấy đói cồn cào và luôn trữ sẵn trong nhà bao nhiêu là đồ ăn vặt nữa. Lâu lắm rồi mới lại có cảm giác hạnh phúc như thế này mẹ nhỉ? 

Cơn thèm ăn của mẹ trong tuần thai thứ 16

Thai 16 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân?

Số cân nặng tăng lên trong thai kỳ còn phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể của mẹ. Tuy nhiên, ở tuần thứ 16, mẹ nên tăng trong khoảng 2,5kg mà thôi. Mẹ tăng cân là dấu hiệu thai kỳ phát triển khoẻ mạnh, nhưng không phải tăng quá nhiều là tốt. Mẹ nên đi thăm khám, nhờ bác sĩ kiểm tra và tư vấn mức cân nặng phù hợp. 

Có 50% đến 90% các mẹ bầu cho biết họ trải qua cảm giác “đam mê đồ ăn” khi bước sang tuần thai thứ 16. 

Trên thực tế, chưa rõ nguyên nhân chính xác nào gây nên cảm giác thèm ăn trong thai kỳ. Nhưng nếu suy luận thì có thể là do các hóc-môn trong cơ thể mẹ. Em bé đang phát triển mạnh mẽ trong tử cung của mẹ nên cơ thể đang kích thích mẹ ăn nhiều hơn để có đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, có thể nói khi mẹ đói bụng cồn cào là dấu hiệu thai nhi đói. 

Thai 16 tuần đã máy chưa? Thai máy ở vị trí nào?

Thai máy từ vài tuần trước đó rồi, chỉ là chưa đủ mạnh mẽ để mẹ cảm nhận rõ mà thôi. Nhưng đến tuần thứ 16 lại khác, mẹ sẽ thấy trong bụng có cảm giác bướm lượn trong bụng, chính xác hơn là em bé đang cử động ở trong ngôi nhà tử cung của mẹ. Thai máy có thể diễn ra ở bất cứ vị trí nào trong bụng mẹ, mà chủ yếu là ở phần bụng dưới và bụng bên trái. 

Nhưng nếu mẹ mang thai lần đầu thì có thể sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm để bắt kịp khoảnh khắc thai máy. Có lẽ phải đến tuần 18-20, khi mà em bé “hoạt động” mạnh mẽ hơn với những cú đạp mạnh vào thành bụng hay những lần vặn mình dứt khoát thì mẹ mới cảm nhận được rõ ràng. Mẹ cố gắng chờ đợi nhé, chỉ vài ba tuần nữa thôi!

Thai 16 tuần bụng to chưa?

Khi mang thai, có mẹ muốn thông báo tin vui ngay tới người thân, bạn bè. Nhưng có mẹ lại chưa sẵn sàng thông báo và ấp ủ niềm vui đó cho riêng hai vợ chồng. Nhưng mà, bụng bầu ở tuần thai thứ 16 đã khá to rồi, nên việc “giấu bụng bầu” là hơi khó đó nha!

Mẹ nên mặc quần áo rộng một chút, quần có đai chun co giãn để không bị khó chịu ở phần bụng. 

>> 10 trang phục cần thiết cho bà bầu

Hình ảnh bụng bầu 16 tuần 

Dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? 

Nhịp tim

Nhịp tim thai nhi 16 tuần tuổi khoảng 150-180 nhịp/ phút. Tim bé thực hiện chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Mỗi ngày, lượng máu được bơm đi xấp xỉ 24 lít. 

Các nụ vị giác

Nụ vị giác và lỗ chân lông vị giác đã phát triển và thực hiện chức năng. Do đó mà em bé của mẹ có thể nếm được vị của nước ối thông qua hoạt động nuốt. Trong nước ối có chứa mùi vị của thức ăn mà mẹ đã ăn. Khi đó, em bé bắt đầu hình thành sở thích về hương vị đồ ăn ngay ở tuần thứ 16 này. 

Da đầu

Da đầu của thai nhi bắt đầu hình thành. Tuy vậy, các lọn tóc trên đầu vẫn chưa rõ ràng nên nếu nhìn qua kết quả siêu âm thai 16 tuần thì có thể mẹ chưa nhìn thấy tóc. 

Sự phát triển đầu và thân

  • Các cơ và các xương tiếp tục phát triển; hệ xương tiếp tục được hoàn thiện
  • Đầu của bé thẳng hơn, nằm trên cùng một đường thẳng với toàn bộ cơ thể
  • Lông mày hình thành, ở môi trên và cằm có lông tơ
  • Những chuyển động đầu tiên của mắt diễn ra ở dưới mí mắt trong giai đoạn tuần 16-18. Khi có sự chuyển động mắt, em bé sẽ chạm vào mí mắt. 
  • Thính giác của bé vẫn đang phát triển, nhưng trong tuần 16, em bé đã cảm nhận được một số âm thanh nhất định rồi.

>> Để biết thêm sự phát triển của con mẹ tham khảo tại đây Thai nhi tuần thứ 16

Hình ảnh thai nhi 16 tuần con trai

Sự phát triển nhảy vọt

Trong ít tuần tiếp theo, cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi và chiều dài cũng tăng lên nhiều. Đôi chân của bé đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Kích thước thai nhi 16 tuần tuổi

Thai nhi 16 tuần tuổi có chiều dài đầu mông khoảng 18cm, nặng khoảng 144g. Lúc này, em bé của mẹ có kích thước tương đương một quả bơ. 

Bí quyết chăm sóc thai kỳ tuần 16

Chọn tư thế ngủ phù hợp

Bụng bầu ngày càng lớn làm mẹ có đôi chút khó khăn khi chọn tư thế nằm ngủ. Việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp và thoải mái có thể cải thiện những khó khăn trong thai kỳ. Mẹ có thể áp dụng những mẹo dưới đây để có giấc ngủ ngon hơn:

  • Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, không quá lạnh, không quá nóng
  • Phòng ngủ thông thoáng, có gió nhẹ từ điều hoà, quạt hoặc mở cửa sổ
  • Đi ngủ khi thấy mệt, khi đó mẹ dễ vào giấc ngủ hơn
  • Dùng gối ngủ, gối kê lưng, gối kê toàn thân để cảm thấy dễ chịu
  • Ngủ ở tư thế nghiêng, đặc biệt là nghiêng sang bên trái. Lý do là khi nằm nghiêng sang trái, máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể mẹ và đến thai nhi. Điều này không có nghĩa là mẹ chỉ được nằm đúng một tư thế nhé, mẹ có thể trở người khi mỏi. 

Nhiều mẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai, nhưng đừng quá lo lắng mẹ nhé. Đây là hiện tượng bình thường. Nếu cảm thấy khó chịu thì mẹ thử co hai chân lên hoặc đổi tư thế xem sao. 

Tư thế ngủ phù hợp của mẹ trong thai kỳ

Ăn uống lành mạnh

Ở tuần này, có thể mẹ thèm ăn những món ít calo hoặc ít dưỡng chất. Tuy nhiên, khi mẹ thèm ăn cũng có nghĩa là cơ thể đang muốn nhắn nhủ điều gì đó đến mẹ. Có thể đó là dấu hiệu thai nhi thiếu chất gì đó và cơ thể muốn mẹ ăn nhiều những món giàu chất đó để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình nhé!

Nếu nói phải kiêng những món ăn kém lành mạnh hơn thì cũng khó cho mẹ. Mẹ có thể chiều chuộng bản thân một chút nhưng cần có chừng mực. Hãy cố gắng hướng đến chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Trái cây tươi, các loại hạt, phô mai, rau củ nhiều màu sắc là những món ăn vặt giàu dưỡng chất và dễ chế biến. 

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

Cảm nhận thai máy

Ở tuần 16, không phải mẹ nào cũng có thể cảm nhận được cử động của em bé trong bụng. Những mẹ đã mang thai trước đó sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và dễ nhận biết hơn những mẹ sinh lần đầu. 

Những mẹ có chỉ số khối cơ thể thấp hơn cũng cảm nhận được thai máy sớm hơn một chút so với những mẹ còn lại. Nhiều mẹ thai 16 tuần gò cứng bụng, nhưng có mẹ lại chưa thấy hiện tượng gì quá mạnh mẽ. 

Mỗi mẹ có một cơ địa khác nhau và kinh nghiệm thai kỳ khác nhau. Có nhiều mẹ phải đến tuần 20 hoặc muộn hơn mới cảm nhận được. 

Càng tiến về cuối thai kỳ - khi em bé trong bụng lớn hơn thì các cử động sẽ càng dễ nhận biết hơn. Sẽ đến lúc mẹ cảm nhận trọn khoảnh khắc bé con thực hiện những cú đá cừ khôi vào thành bụng thôi. Hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi nhé ba mẹ. 

Để tương tác và kích thích sự phát triển tối ưu của con yêu trong bụng, nhiều ba mẹ đã lựa chọn phương pháp Thai giáo âm nhạc, Thai giáo ngôn ngữ cho con từ chương trình POH Thai giáo

Khi được thai giáo thường xuyên, em bé sẽ đạt được những lợi ích phát triển tối ưu về não bộ, sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, ba mẹ hãy thực hành Thai giáo ngay hôm nay với POH Thai giáo nhé!

Nâng niu bụng mẹ và cảm nhận từng nhịp thai máy

Chú ý dấu hiệu thai lưu 16 tuần

Dấu hiệu thai lưu 16 tuần bao gồm:

  • Tử cung không phát triển
  • Rò nước ối
  • Dịch âm đạo tiết bất thường
  • Đau bụng nặng, liên tục
  • Thai máy ít dần

Khi phát hiện những dấu hiệu thai lưu không ra máu, mẹ nên đi thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định chính xác tình trạng phát triển của thai nhi. 

Khám thai tuần 16 gồm những gì?

Trong lần khám thai định kỳ ở tuần thứ 16, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ tục sau:

  • Siêu âm 4D thai 16 tuần
  • Kiểm tra huyết áp
  • Theo dõi cân nặng
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Kiểm tra độ sưng của bàn chân và cơ thể
  • Nghe nhịp tim của bé
  • Trao đổi về các triệu chứng thai kỳ
  • Giải đáp thắc mắc của mẹ
  • Giải thích hình ảnh thai nhi 16 tuần trong bụng mẹ hoặc video siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi

Ngoài ra, còn có đo bề cao tử cung, xét nghiệm di truyền và chọc ối. 

Đo bề cao tử cung

Đo bề cao tử cung tức là đo khoảng cách giữa đỉnh xương mu và đỉnh tử cung của mẹ. Phương pháp này giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bung. Ở tuần 16, khi mẹ nằm thì tử cung sẽ ở vị trí giữa xương mu và rốn. 
 

 

Xét nghiệm di truyền

Bác sĩ sẽ lấy máu và tiến hành xét nghiệm. Thông thường, xét nghiệm di truyền thường được thực hiện ở giai đoạn tuần 15 đến tuần 22. Mục đích của xét nghiệm di truyền là sàng lọc nguy cơ thai nhi gặp các bất thường nhiễm sắc thể và dị tật ống thần kinh. 

Chọc ối

Chọc ối được thực hiện trong khoảng tuần 15 đến tuần 20. Nếu có các yếu tố sau thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện chọc ối vào tuần thai thứ 16:

  • Mang thai khi tuổi trên 40
  • Bố, mẹ hoặc thành viên của gia đình hai bên có tiền sử mắc các rối loạn nhiễm sắc thể
  • Mẹ có bệnh lý di truyền
  • Kết quả siêu âm hoặc kết quả sàng lọc huyết thanh của mẹ có dấu hiệu bất thường

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti