MỤC LỤC
Mang thai tuần thứ 17 mẹ có biểu hiện gì?
Thai 17 tuần bụng to chưa? Kích thước bụng bầu tuần 17
Mẹ bầu 17 tuần tăng bao nhiêu kg?
Thai 17 tuần là mấy tháng?
Thai 17 tuần được tính là 4 tháng tròn đó mẹ. Tức là trên dưới 120 ngày thai. Lúc này, mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Hành trình chào đón bé yêu chào đời còn lại 23 tuần phía trước.
Mang thai tuần thứ 17 mẹ có biểu hiện gì?
Ở tam cá nguyệt thứ hai, có mẹ không gặp triệu chứng gì mà cơ thể tràn đầy năng lượng hơn. Nhưng cũng chia sẻ với những mẹ phải trải qua những cảm giác khó chịu do ợ nóng, chảy máu chân răng, chảy máu mũi hay đau đầu.
Mang thai tuần thứ 17, mẹ có thể sẽ xuất hiện thêm một vài các triệu chứng khác như đau nhẹ ở vài vùng trên cơ thể và ngạt mũi.
Các biểu hiện đáng chú ý khác bao gồm:
Đau lưng dưới và vùng chậu
Tử cung của mẹ lớn hơn, các cơ giãn ra, hóc-môn thay đổi - tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng. Do đó, việc mẹ đau lưng hay đau vùng chậu là điều hết sức dễ hiểu thôi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 3 phụ nữ mang thai thì có 2 người gặp tình trạng đau vùng lưng dưới, và cứ 5 người thì có 1 người bị đau vùng chậu.
>> Dấu hiệu thai 18 tuần khoẻ mạnh
>> Dấu hiệu thai 19 tuần khỏe mạnh
Nghẹt mũi
Một triệu chứng không mấy dễ chịu nữa ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ là viêm mũi dị ứng hoặc nghẹt mũi. Có khoảng 39% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Và hầu hết các trường hợp xảy ra ở khoảng tuần 13 đến 21.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng hoặc nghẹt mũi trong thai kỳ chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên, đi kèm với sự thay đổi hóc-môn có thể khiến các tuyến nhầy tăng sản xuất, dẫn đến ngạt mũi và hắt hơi.
Mất thăng bằng
Bụng bầu lớn hơn khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Vì vậy mà đôi lúc mẹ sẽ thấy mình đứng không vững.
Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tránh những tính huống dễ bị ngã, ví dụ như đi trên bề mặt trơn, đi dép không có đế ma sát, bám dính…
Mẹ nên mang giày đế thấp, đề phòng nguy cơ bị ngã gây chấn thương bụng, ảnh hưởng đến cả mình và em bé trong bụng.
Khô mắt
Hai mắt của mẹ trở nên khô hơn. Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê đơn dung dịch nhỏ mắt để tăng độ ẩm cho mắt.
Nếu mẹ đeo kính áp tròng và thấy khó chịu, hãy hạn chế đeo để mắt được thư giãn. Trong trường hợp không có dấu hiệu cải thiện, mẹ thử đổi sang kính thường xem sao nhé!
Thai 17 tuần bụng to chưa? Kích thước bụng bầu tuần 17
Em bé phát triển nhanh, tử cung lớn hơn nên kích thước bụng bầu tuần 17 cũng to hơn. Vẫn như những tuần trước, mẹ có thể chụp lại ảnh để so sánh kích thước và theo dõi sự phát triển của bụng bầu qua từng tuần.
Mẹ thắc mắc thai 17 tuần bụng vẫn nhỏ có sao không? Câu trả lời là hết sức bình thường mẹ nhé. Kích thước bụng bầu phụ thuộc vào việc trước đó mẹ đã sinh con hay chưa, mẹ mang thai đơn, thai đôi hay đa thai hoặc cơ địa của từng mẹ nữa.
Bụng bầu 17 tuần
Mẹ bầu 17 tuần tăng bao nhiêu kg?
Tăng cân là điều tất yếu khi mẹ mang thai. Nhưng tăng cân như thế nào mới là hợp lý? Có phải mẹ càng tăng cân thì em bé trong bụng càng khoẻ mạnh?
Trên thực tế, số cân tăng lên trong thai kỳ tùy thuộc vào thể trạng của mẹ. Mẹ thiếu cân, thừa cân hay cân nặng chuẩn sẽ được khuyến cáo từng mức tăng cân khác nhau.
Tuy nhiên, mức tăng trung bình được khuyến cáo ở tuần thứ 17 là 0,7kg/ tuần.
Với trường hợp mẹ mang thai 17 tuần mà không tăng cân, cũng là bình thường, phụ thuộc vào cơ địa từng mẹ. Nguyên nhân chủ yếu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần. Mẹ ăn không được do nghén, mệt hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng cũng khiến cho cân nặng tăng chậm hoặc không tăng.
Mẹ cần cố gắng quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn và suy nghĩ thoải mái hơn. Nếu tình trạng không thay đổi thì cần đến sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ.
Những nỗi lo của mẹ
Thai 17 tuần chưa máy
Thực tế nhiều mẹ thấy thai 17 tuần chưa máy thì lo lắng. Đó là tâm lý bình thường. Trên thực tế, nếu em bé phát triển bình thường thì hiện tượng thai máy đã diễn ra từ ít tuần trước đó.
Có thể là thay máy còn yếu hoặc do vị trí bánh nhau nên mẹ chưa cảm nhận rõ. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai lần đầu thì đôi khi sẽ chưa có kinh nghiệm nhận biết những nhịp thai máy “êm ru” của bé trong những tuần đầu tam cá nguyệt thứ hai.
Mẹ có thể yên tâm một phần, nhưng tốt hơn hết vẫn nên đi khám để được kiểm tra chính xác.
Thai 17 tuần căng tức bụng dưới
Bầu 17 tuần đau bụng dưới có thể do các nguyên nhân sau:
- Tử cung phát triển, các cơ và dây chằng ở vùng bụng dưới bị chèn ép
- Các vấn đề về đường tiêu hoá: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
- Thai kỳ gặp bất thường: động thai, viêm đường tiết niệu, bong nhau thai sớm…
Để biết rõ nguyên nhân và yên tâm hơn, mẹ nên đi thăm khám.
Thai 17 tuần căng tức bụng dưới có nguy hiểm không?
Thai 17 tuần đau bụng lâm râm
Mang thai tuần thứ 17 mà có cảm giác đau bụng lâm râm thì chủ yếu là hiện tượng bình thường. Tử cung ngày càng lớn lên của mẹ đang tạo áp lực lên các cơ và dây chằng quanh bụng khiến các cơn đau xuất hiện.
Khi đau, mẹ có thể trở người hoặc vận động nhẹ nhàng để giải tỏa. Bà bầu mang thai tuần thứ 17 bị ra ít máu kèm với triệu chứng đau bụng nhiều, đau dữ dội thì cần đi khám ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường nào đó trong thai kỳ.
Thai 17 tuần hay gò cứng bụng
Em bé cử động nhiều hơn, các động tác vươn người, vặn mình hay đạp bụng cũng mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà có khi mẹ thấy bụng bị gò cứng.
Dấu hiệu thai 17 tuần khoẻ mạnh
Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?
Khuôn mặt thai nhi 17 tuần tuổi
Các bộ phận đã hoàn chỉnh từ vài tuần trước rồi. Giờ là lúc để nét mặt trở nên rõ nét hơn. Ở các bộ phận sẽ hình thành thêm mô mỡ.
Khuôn mặt thai nhi 17 tuần tuổi
Các mô mỡ hình thành
Các tế bào mỡ xuất hiện đầu tiên ở trên khuôn mặt, cổ, hai bên ngực và thành dạ dày. Tiếp đó sẽ là ở lưng, vai, cánh tay, chân và lồng ngực.
Các mô mỡ có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, ví dụ như dự trữ năng lượng, cách nhiệt cơ thể, bảo vệ các cơ quan và làm đầy các nét trên cơ thể bé.
Các cơ và xương
Các cơ và các xương trên cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Nhờ đó mà em bé ngày càng lớn hơn và khỏe mạnh hơn.
Phản xạ mút
Em bé sẽ thực hiện các cử động mút ở miệng và nuốt nước ối. Từ tuần này trở đi, kỹ năng mút của bé sẽ tốt hơn và thuần thục khi tiến đến tuần thai thứ 36.
Tuy nhiên, phải đến khoảng tuần 32 đến 34 thì hai phản xạ là mút và nuốt của bé mới có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Dây rốn và nhau thai
Dây rốn và nhau thai đang phát triển ổn định. Dây rốn dày hơn và dài hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Trong khi đó, nhau thai đang mở rộng và tăng tuần hoàn để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến em bé.
Khi nhìn hình ảnh siêu âm be trai 17 tuần hoặc bé gái 17 tuần, mẹ có thể nhờ bác sĩ chỉ xem nhau thai ở đâu và đang phát triển như thế nào.
Thai 17 tuần nặng bao nhiêu, dài bao nhiêu?
Thai 17 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Trung bình, thai 17 tuần nặng 200g hoặc nhẹ hơn một xíu (khoảng 180g). Chiều dài đầu mông khoảng 19,6cm. Ở tuần này, em bé của mẹ có kích thước tương đương với một cây củ cải.
>> Để biết thêm về sự phát triển của con mẹ tham khảo tại Thai nhi tuần thứ 17
Kích thước thai nhi 17 tuần tuổi bằng một cây củ cải
Bộ phận sinh dục thai nhi 17 tuần tuổi
Tương tự như các bộ phận trên khuôn mặt, bộ phận sinh dục thai nhi 17 tuần tuổi đã hình thành. Nếu xem hình ảnh thai nhi 17 tuần tuổi qua màn hình siêu âm thì có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu hỏi siêu âm 17 tuần là gái có chính xác không thì câu trả lời là không đúng hoàn toàn 100%.
Vị trí nằm của em bé có thể chưa thuận lợi cho việc phán đoán giới tính siêu âm. Do đó, mẹ nên đợi thêm ít tuần nữa thì kết quả siêu âm mới chính xác hơn.
Bí quyết chăm sóc thai kỳ ở tuần thứ 17
Mang thai tuần thứ 17 nên ăn gì?
Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Mẹ cần ăn đủ 4 nhóm chất: bột đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời bổ sung thêm canxi và sắt nếu được bác sĩ khuyến nghị.
>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
Bầu 17 tuần uống nước dừa được không?
Có lẽ nhiều mẹ cũng đang chờ lời giải đáp. Nước dừa được biết đến là một loại thức uống mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhưng mẹ bầu thì phải cân nhắc thêm là khi nào uống thì mới tốt, mới không ảnh hưởng tiêu cực đến con.
Theo như khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có thể uống nước dừa từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Mỗi ngày mẹ nên uống một ly, thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trưa.
>> Những lầm tưởng và sự thật về mang thai uống nước dừa
Bầu 17 tuần nằm ngửa có sao không?
Tư thế nằm ngửa có thể khiến các cơ ở lưng, bụng chịu nhiều áp lực do tử cung lớn gây ra. Điều đó gây nên cảm giác khó chịu và đau. Vì thế, mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặc biệt là bên trái. Khi mỏi người thì có thể thay đổi vị trí.
Bầu 17 tuần tương tác với con ra sao?
Thai nhi ở tuần 17 đang trong giai đoạn phát triển thính mạnh mẽ về thính giác và não bộ. Do đó, tương tác với con bằng phương pháp Thai giáo được coi là việc làm tối ưu giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Bắt đầu thai giáo cho con cùng POH Thai giáo ngay hôm nay!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----