Thai 18 tuần có biểu hiện gì? Dấu hiệu thai 18 tuần khoẻ mạnh

đăng bởi Minh Tâm

 

Mang thai 18 tuần là mấy tháng?

Thai 18 tuần nghĩa là mẹ mang bầu được khoảng 4 tháng và 1 tuần. Mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và còn 22 tuần chờ đón phía trước. 

Mẹ mang thai 18 tuần có biểu hiện gì?

Trong tuần này, mẹ ra dáng mẹ bầu hơn rồi và sẽ cảm nhận được rõ hơn về sự chuyển động của con yêu trong bụng. 

Khi vòng bụng to ra, mẹ trở nên dễ mất thăng bằng vì trọng tâm cơ thể thay đổi. Huyết áp giảm khiến những cơn buồn ngủ kéo đến. 

Cảm nhận thai máy

Một số mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đã mang thai trước đó cảm nhận được thai máy dễ và rõ hơn từ vài tuần trước rồi. 

Cảm giác thai nhi đạp như thế nào? Có phải là như tiếng cánh bướm đập nhẹ, tiếng sủi bọt nước hay tiếng o o sôi bụng vậy mẹ? 

Thai máy ở vị trí nào? Có mẹ thai 18 tuần máy bụng dưới, có khi là máy ở giữa bụng. 

Còn với những mẹ mang thai lần đầu thì bắt đầu từ tuần này sẽ cảm nhận được những cử động nhỏ hay cú đạp của con. 

Tuy nhiên, bầu 18 tuần không thấy thai máy thì không có nghĩa là thai kỳ đang gặp vấn đề gì. Một số mẹ phải đợi cho đến tuần thứ 20 hoặc muộn hơn sau đó mới cảm nhận được thai máy. 

Bụng bầu 18 tuần

Tử cung của mẹ tiếp tục lớn hơn. Do đó, khi xem kết quả siêu âm thai 18 tuần cũng sẽ rõ ràng hơn. 

Tất nhiên, cơ thể của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ thì bụng lớn rõ ràng, nhưng có mẹ thì bụng vẫn còn nhỏ và nếu không để ý kỹ thì sẽ không ai biết là mẹ đang mang bầu. 

Với những mẹ mà đã sinh con trước đó thì bụng sẽ lớn hơn vì các cơ bụng giãn ra nhiều hơn. 

>> Dấu hiệu thai 19 tuần khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai 20 tuần khoẻ mạnh là gì?

Hình ảnh bụng bầu 18 tuần

Giữ thăng bằng cơ thể

Bụng bầu lớn hơn, dáng người và trọng tâm cơ thể thay đổi, cộng với sự thay đổi ở cơ và khớp khiến mẹ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Mẹ sẽ không đứng vững, chao đảo và bắt đầu chệch hướng, khó lòng bước tiến lên phía trước. 

Huyết áp thấp

Ở khoảng giữa thai kỳ, một số mẹ bầu nhận thấy huyết áp giảm xuống. Sự thay đổi nhẹ này thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, huyết áp thấp có thể gây ra các vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu. 

Không phải phụ nữ mang thai nào cũng gặp tình trạng này. Sự thay đổi về huyết áp trong thai kỳ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, tiền sử bệnh và yếu tố di truyền của người mẹ.

Thai 18 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Vấn đề tăng cân trong thai kỳ của mẹ rất được quan tâm vì không phải cứ tăng nhiều, tăng nhanh là tốt. Thực tế, mẹ cần dựa vào chỉ số BMI để xác định số cân tăng lên sao cho phù hợp. 

Chỉ số BMI được tính như sau:

BMI = cân nặng (đơn vị kg) : [chiều cao x chiều cao] (đơn vị m)

  • BMI dưới 18,5: thiếu cân
  • BMI từ trong khoảng 18,5 đến 24,9: cân nặng bình thường 
  • BMI từ 25 trở lên: thừa cân

 

 

Mang thai 18 tuần bị đau bụng có sao không?

Đau bụng trong thời kỳ mang thai có nhiều kiểu và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ:

  • Mẹ bị đau lưng và đau bụng dưới bên trái khi mang thai: em bé đang phát triển trong bụng mẹ, tạo áp lực ngày càng lớn lên dây chằng tròn. Khi tử cung nghiêng về phía bên phải thì dây chằng phía bên trái bị kéo căng. Cách giảm đau bụng khi mang thai (nếu là đau bụng dưới bên trái) là di chuyển nhẹ nhàng, xoa bụng nhẹ nhàng để thấy dễ chịu hơn. Hắt hơi hoặc ho cũng có liên quan đến cơ ở hông và dây chằng tròn. Do đó, khi hắt hơi và ho, mẹ giữ hông và hơi đẩy người ra trước. Như vậy sẽ đỡ áp lực cho dây chằng và mẹ cũng đỡ đau. 
  • Đau bụng dưới khi mang bầu thì nguyên nhân có thể là mẹ mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc nhau bong non… Mẹ cần đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân là gì, vừa để yên tâm, vừa để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. 
  • Bầu 5 tháng bị đau nhói bụng bên phải, đau giữa bụng: nguồn gốc của con đau có thể là do mẹ bị viêm ruột thừa, mắc hội chứng tan máu. men gan cao, tiểu cầu thấp và sỏi mật. 

Trong thời gian mang thai, có cơn đau bụng là bình thường, nhưng cũng có cơn đau là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm nào đó. POH khuyên mẹ nên đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng. 

Thai 18 tuần gò cứng bụng

Hiện tượng thai 18 tuần gò cứng bụng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như:

  • Em bé lớn, tạo áp lực lên tử cung và dây chằng tròn, 
  • Thai nhi đang phát triển hệ xương, các xương trên cơ thể dài ra. Khi xoay người sẽ khiến mẹ có cảm giác cứng ở bụng. 
  • Tâm lý mẹ không được thoải mái

Thai gò cứng bụng gây nên cảm giác khó chịu và thường là không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu cơn gò khiến bụng lệch hẳn sang một bên và kéo dài thì chắc chắn mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra. Khi đang mang thai, mẹ không nên chủ quan với bất cứ điều gì khác thường trên cơ thể. 

Dấu hiệu thai 18 tuần khoẻ mạnh

Thai 18 tuần có những thay đổi nào? 

Kỹ năng ngủ 

Trong ngôi nhà tử cung, em bé đang luyện tập kỹ năng ngủ. Đồng hồ sinh học điều khiển chế độ thức - ngủ trong ngày của bé đang phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện song song với quá trình lớn lên của bé. 

Tư thế nằm của thai nhi 18 tuần thì thế nào? Không gian trong khoang ối thoải mái để thai nhi vận động cơ thể. Thai máy liên tục và sẽ có hiện tượng thai 18 tuần máy bụng dưới hoặc ở dưới rốn.

 Mẹ xem hình ảnh thai nhi 18 tuần qua màn hình siêu âm

Hệ thần kinh

Cơ thể bé bắt đầu hình thành myelin - một hỗn hợp chất béo và protein - có tác dụng cách nhiệt và bảo vệ các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh, bao gồm não và tuỷ sống. Myelin còn xúc tác cho quá trình truyền thông tin nhanh hơn giữa các dây dẫn thần kinh. 

Hệ sinh sản

Hệ sinh sản của bé vẫn đang trong quá trình phát triển. Nếu xem hình ảnh bộ phận sinh dục thai nhi 18 tuần thì mẹ có thể biết được con mang giới tính gì. 

>> Để biết thêm về sự phát triển của thai nhi mẹ tham khảo tại Thai nhi tuần thứ 18

Thai nhi 18 tuần biết đạp chưa?

Thời điểm 18 tuần, thai máy rõ ràng hơn. Mẹ có thắc mắc là thai 18 tuần máy như thế nào không? Em bé có nhiều chuyển động mạnh như xoay, đạp chân, duỗi người, lật… Có đôi lúc, mẹ sẽ bị giật mình nhẹ vì bé con đạp mạnh và bất ngờ quá đó.

Nếu như trước đây mẹ cứ mong ngóng được cảm nhận thai máy thì đây là thời điểm mẹ được thỏa lòng mong ước rồi. Từ giờ đến cuối thai kỳ, tần suất thai máy sẽ nhiều hơn và độ mạnh mẽ cùng tăng lên. 

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà thai 18 tuần chưa thấy đạp hoặc đạp ít. Khi đó, mẹ sẽ cần theo dõi cử động thai bằng cách ghi chép lại số lần thai cử động vào các buổi trong ngày. 

Từ tuần 20 trở đi thì thai máy sẽ rõ ràng hơn nữa. Và cũng có những mẹ phải sau tuần 20 mới cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng thai không máy hoặc máy ít là biểu hiện của các vấn đề như suy thai, thai lưu hoặc sinh non. 

Khi đến bệnh viện, mẹ sẽ được bác sĩ khám để xác định tình trạng. Nếu thai máy ít hoặc chưa máy là bình thường đối với thai kỳ của riêng mẹ thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiếp tục theo dõi cử động thai, đồng thời gợi ý cách làm cho thai máy (cách chọc thai nhi đạp), ví dụ như:

  • Mẹ xoa bụng hoặc ấn nhẹ nhàng vào bụng để kích thích thai nhi phản ứng lại
  • Mẹ nằm nghiêng sang trái. Khi mẹ nằm ở tư thế này, lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ tăng lên, từ đó thai nhi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn. Lúc này, thai nhi có thể sẽ cử động và mẹ nhớ lắng nghe nhé!
  • Thai giáo âm nhạc hoặc thai giáo ngôn ngữ. Bắt đầu từ tuần 12, thính giác và não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ. Từ thời gian này cho đến cuối thai kỳ, ba mẹ hãy tận dụng cơ hội quý giá để thai giáo cho con, vừa là cách làm cho thai máy nhiều hơn, vừa giúp con phát triển được tối ưu tiềm năng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm về phương pháp thai giáo tại chương trình POH Thai giáo nhé!
  • Uống nước mát

Uống nước mát là một cách làm cho thai máy

Thai 18 tuần nặng khoảng bao nhiêu? Chiều dài đầu mông là bao nhiêu?

Thai nhi 18 tuần tuổi nặng khoảng 222g, chiều dài đầu mông khoảng 21,2cm. Cơ thể của bé có kích thước tương đương một trái ớt chuông. 

Thai 18 tuần biết trai hay gái chưa?

Thai 18 tuần đã đủ phát triển rõ ràng ở bộ phận sinh dục để có thể xác định giới tính thông qua phương pháp siêu âm. Việc chẩn đoán thai 18 tuần biết trai hay gái chưa có độ chính xác khoảng 90%. 

Biết trước giới tính thai nhi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, ba mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đón con yêu chào đời.

Nhưng mặt khác, có không ít gia đình muốn sinh con trai và không vui khi biết giới tính của em bé trong bụng là bé gái.

Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của cả nhà và quan trọng hơn hết là dẫn đến nhu cầu phá thai tăng nhanh. Đây cũng là một trong những lý do chính mà bác sĩ không muốn tiết lộ về giới tính thai nhi. 

Bí quyết chăm sóc tuần thai thứ 18

Chế độ dinh dưỡng luôn là điều cần ưu tiên

  • Các bữa trong ngày: mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để bổ sung chất dinh dưỡng liên tục thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày như bình thường. Khi mang thai, mẹ phải trải qua những cơn đói cồn cào, khi đó thì mẹ đã có bữa ăn nhẹ để kịp thời xoa dịu chiếc dạ dày rồi. 
  • Các dưỡng chất cần bổ sung: sắt (có trong thịt đỏ, trứng, gan, rau chân vịt…), canxi (sữa, tôm, cá, cua, cải bắp…), kẽm (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, động vật có vỏ, thịt đỏ…), axit folic (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…), i-ốt (cá biển, sò…) và các loại vitamin như vitamin A (cà rốt, bí đỏ, …), vitamin D (sữa, bơ, trứng, phô mai…), vitamin C (ổi, cam, bưởi…), vitamin B1, B2.
  • Các món ăn vặt lành mạnh: salad, sữa chua các loại hạt, trái cây tươi, nước ép trái cây, rau củ, bánh mì ngũ cốc…

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

 

 

Mẹ phải làm sao khi huyết áp thấp?

Nếu huyết áp chỉ tụt nhẹ thì mẹ sẽ không thấy có gì khác biệt mấy. Tuy nhiên, khi có biểu hiện như thấy chóng mặt hay choáng váng, mẹ thử thực hiện những gợi ý sau đây:

  • Nếu đang ngồi hay nằm, mẹ đứng lên/ ngồi dậy từ từ
  • Không nên đứng quá lâu trong thời gian dài
  • Không tắm nước quá nóng
  • Uống nhiều nước

Tình trạng chóng mặt cũng có thể là biểu hiện của lượng đường trong máu thấp hoặc thiếu máu. Đây là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ Khi có dấu hiệu bất thường về thai kỳ, không chỉ riêng chóng mặt. 

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mấy tháng gần đây, mẹ có nhiều thay đổi về cơ thể vật lý và tinh thần. Thay vì ở thế bị động, mẹ nên chủ động tìm cách để cải thiện tâm trạng. Ngồi quán cà phê, tám chuyện với mấy bà bạn lâu ngày không gặp, đi thay đổi kiểu tóc, đi mát-xa hoặc đi dạo. Hãy làm những điều mẹ thấy vui và có thể “quẳng gánh âu lo”. 

Nhớ lịch thăm khám định kỳ

Trong tuần này, có thể mẹ sẽ có những lịch thăm khám sau đây: 

  • Xét nghiệm huyết thanh hoặc xét nghiệm quad test (một xét nghiệm kiểm tra 4 yếu tố trong máu của mẹ, bao gồm: AFP, hCG, Estriol và Inhibin-A) thường ở tuần 15 đến 22.
  • Chọc ối (nếu có chỉ định của bác sĩ) thường được tiến hành trong khoảng tuần 15 đến 22. 
  • Siêu âm tam cá nguyệt thứ hai. Siêu âm giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hơn về em bé và thai kỳ. Ngoài ra, siêu âm còn kiểm tra được sự phát triển của các bộ phận trên cơ thể thai nhi như đầu, mặt, cổ, não, tim, thận, cánh tay, bàn chân, cơ quan sinh dục… và dây rốn, nhau thai, túi ối. Sau khi hoàn tất, mẹ hãy nhờ bác sĩ đọc và giải thích kết quả siêu âm thai 18 tuần để hiểu chính xác xem con đang phát triển như thế nào, có vấn đề gì bất thường hay không. 

Sắp tới, mẹ có lịch thăm khám định kỳ vào tuần 20. Mẹ nhớ đi khám nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti