Mẹ mang thai 20 tuần có biểu hiện gì? Dấu hiệu thai 20 tuần khoẻ mạnh là gì?

đăng bởi Minh Tâm

 

Mang thai 20 tuần là mấy tháng?

Mang thai 20 tuần nghĩa là mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ, cụ thể hơn là 4 tháng 3 tuần. Nghĩa là chuẩn bị 5 tháng rồi đó mẹ. Mẹ đã đi được một nửa chặng đường, thời gian đón bé chào đời còn 20 tuần nữa. 

Phụ nữ mang thai 20 tuần có triệu chứng gì?

Các triệu chứng điển hình ở tam cá nguyệt thứ 2 là ợ nóng, nghẹt mũi và thèm ăn vẫn tiếp tục xuất hiện khi mẹ mang thai 20 tuần.

Chưa dừng lại ở đó, cân nặng đang ở đà tăng lên, rốn mẹ cũng có sự thay đổi và chân bị chuột rút. Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu kỹ hơn về từng triệu chứng.

Tăng cân

Trọng lượng cơ thể mẹ có thể tăng lên khoảng 4-4,5kg khi mang thai 20 tuần.

Theo tài liệu khuyến cáo về tăng cân trong thai kỳ, ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu tăng từ 0,5kg đến 2,5kg. Với thời gian còn lại trong thai kỳ, mỗi tuần mẹ nên tăng đều 0,5kg là phù hợp. 

Tăng cân trong thai kỳ do có sự tác động của nhiều yếu tố, không chỉ riêng việc mẹ tiêu thụ nhiều calo hơn.

Các yếu tố đó bao gồm trọng lượng của thai nhi trong bụng, của tử cung, túi ối, nhau thai, thậm chí có cả sự tăng lưu lượng máy trong cơ thể và các mô ở ngực. 

Mang thai 20 tuần tăng bao nhiêu kg là phù hợp? Mẹ lưu ý là cơ địa của mình khác với các mẹ khác.

Vì vậy, số cân tăng lên là không giống nhau hoàn toàn. Chỉ số khối cơ thể (BMI) giúp mẹ xác định mình thuộc nhóm thiếu cân, thừa cân và cân nặng phù hợp.

Dựa theo kết quả mà mẹ sẽ được tư vấn số cân tăng phù hợp và lành mạnh trong thai kỳ. 

>> Dấu hiệu thai 21 tuần khỏe mạnh

>> Thai 22 tuần phát triển như thế nào?

 

Sự thay đổi ở rốn

Tử cung lớn lên và mở rộng, tạo áp lực lên thành bụng. Sự thay đổi này có thể tác động đến hình dáng của rốn. 

Không phải mẹ nào mang thai 20 tuần cũng có triệu chứng thay đổi ở rốn. Bình thường thì rốn lõm vào trong, nhưng ở tuần 20 thì “nở” ra thêm một chút, bằng với bề mặt bụng, thậm chí là hơi nhô lên khỏi bề mặt bụng. 

Đây là sự thay đổi tự nhiên trong thai kỳ, mẹ không thể tác động được gì và cũng không nên lo lắng. Hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời và không gây ảnh hưởng tiêu cực gì đến thai kỳ. 

Chuột rút, phù chân

Khoảng 45% phụ nữ mang thai 20 tuần có triệu chứng chuột rút. Thường thì mẹ bầu hay bị chuột rút ở bắp chân và bị vào ban đêm. Có lẽ mẹ không quên được cảm giác chuột rút vì chúng đến bất ngờ và gây đau đớn. 

Ngoài ra, mẹ còn bị phù chân khi mang thai tuần 20. Nguyên nhân là do lượng máu và chất lỏng tăng lên trong cơ thể, sự thay đổi hóc-môn và tử cung gây áp lực lên tĩnh mạch, dồn nhiều máu xuống chân. 

>> Chuột rút khi mang thai - Hướng dẫn mẹ bầu xử lý đúng cách

Ngứa ngáy

Mẹ bầu tuần 20 thấy ngứa ở vùng bụng và ngực. Nguyên nhân là em bé lớn lên từng ngày thì kích thước vùng bụng và hai bên ngực cũng phát triển theo. Da cũng bị căng ra và rạn, từ đó mẹ thấy ngứa ngáy và hơi nóng ran. 

Để giảm nhẹ cảm giác khó chịu, mẹ dùng khăn mát hoặc thoa kem dưỡng ẩm thay vì dùng tay để gãi. Gãi chỉ khiến mẹ thêm ngứa và đau mà thôi.

Ngoài ra, mẹ nên mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo chật gây cọ xát với da, tắm nước ấm (nước nóng sẽ làm khô da và tăng cảm giác ngứa)

Hình ảnh bụng bầu 20 tuần

Khó ngủ

Có lẽ vì bụng lớn lên mà mẹ cũng khó chọn tư thế ngủ dễ chịu. Mỗi khi đi ngủ mẹ phải trằn trọc quay sang bên này, nghiêng sang bên kia, hết co chân rồi duỗi chân mới tìm được một tư thế không gây đau hay khó chịu. 

Một giấc ngon và liền mạch dần trở nên xa xỉ hơn với mẹ. Chỉ còn cách là chủ động cải thiện môi trường ngủ và sử dụng thêm các vật dụng hỗ trợ như gối kê.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác mà phụ nữ mang thai 20 tuần gặp phải là:

  • Bầu 20 tuần khó thở
  • Mang thai 20 tuần bị ra máu
  • Mang thai 20 tuần bị đau bụng dưới
  • Ra dịch nâu khi mang thai 20 tuần
  • Bầu 20 tuần bụng nhỏ

Mọi triệu chứng đều có nguyên do phía sau. Có triệu chứng không gây nguy hiểm. Nhưng cũng có những hiện tượng xuất phát từ vấn đề bất thường nào đó nguy hiểm. Để chắc chắn thì mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn và khám sức khỏe. 

Dấu hiệu thai 20 tuần khoẻ mạnh

Những phát triển nổi bật

  • Chất gây tiếp tục phát triển, bao bọc và bảo vệ cơ thể bé
  • Các nang tóc dài hơn
  • Tuyến mồ hôi ngoại tuyến hình thành 
  • Túi mật tiết mật để hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng

Mang thai 20 tuần bé nặng bao nhiêu? 

Thai nhi tuần thứ 20 có trọng lượng cơ thể khoảng 330g.

Mỗi em bé 20 tuần tuổi đang được bao bọc trong những ngôi nhà tử cung khác nhau, cơ địa của mẹ bé khác nhau, cộng thêm nhiều yếu tố khác nên chắc chắn là cân nặng sẽ chẳng thể nào giống nhau y chang. 

Vì vậy, với câu hỏi “Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là đủ?” thì sẽ không có câu trả lời chính xác. Chỉ cần em bé phát triển theo đúng tốc độ của mình là mẹ có thể yên tâm rồi. 

Thai nhi 20 tuần cao bao nhiêu? 

Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông khoảng 17cm. Còn cả cơ thể dài khoảng 24,3cm.

Lúc này, mẹ tưởng tượng đến hình dáng trái chuối như thế nào thì hình ảnh thai nhi 20 tuần cũng tương tự như vậy. 

Kích thước thai nhi 20 tuần tuổi

Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần 

Vị trí thai nhi 20 tuần tuổi chưa ổn định trong bụng mẹ vì không gian trong tử cung đang còn khá thoải mái để em bé di chuyển.

Tư thế của các bé ở tuần thứ 20 chủ yếu là đầu hướng lên trên phía ngực mẹ, chân hướng xuống phía đường sinh hoặc nằm ngang chứ chưa di chuyển đến tư thế thai ngôi đầu. 

Siêu âm 20 tuần biết trai hay gái chưa? 

Bộ phận sinh dục thai nhi 20 tuần đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.

Nếu nhìn qua hình ảnh siêu âm thai 20 tuần tuổi thì sẽ khá rõ và ba mẹ có thể biết bé nhà mình có giới tính nào. Cụ thể, bé trai và bé gái có sự khác biệt như sau: 

  • Bé gái: Các tế bào trứng bắt đầu phát triển sớm. Số lượng trứng trong buồng trứng đạt mức tối đa - khoảng 6 triệu đến 7 triệu trứng- khi bé gái ở tuần thứ 20. Số lượng trứng sẽ giảm dần từ thời điểm này cho đến các giai đoạn sau này khi bé trưởng thành. 
  • Bé trai: Tinh hoàn của bé vẫn nằm trong ổ bụng, chuẩn bị di chuyển xuống vùng bẹn để bắt đầu sa xuống. Tuy nhiên, quá trình sa xuống thường diễn ra khi mẹ bước sang tam cá nguyệt thứ ba.

>> Mẹ tham khảo thêm sự phát triển của thai nhi tại Thai nhi tuần thứ 20

Hình ảnh thai nhi 20 tuần trong bụng mẹ

Thai nhi 20 tuần đạp như thế nào?

Đến tuần thứ 20, em bé cứng cáp hơn nên cũng “tinh nghịch” hơn nhiều.

Thai nhi 20 tuần đạp nhiều, đạp mạnh, dang tay dang chân, lúc thì quay sang nằm ngang, lúc thì trườn xuống bụng dưới…

Sự tồn tại của em bé trong bụng trở nên rõ ràng hơn vì thai máy ngày một mạnh mẽ hơn.

Thai 20 tuần máy ít có sao không? Thai máy ít hay nhiều cũng tùy thuộc vào sự phát triển riêng của từng thai kỳ.

Cùng một em bé mà mẹ cảm nhận thấy thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít. Có khi cũng tùy hứng em bé nữa hay sao nhỉ? Lúc nào em thích thì em đạp nhiều, còn lúc nào hơi “mệt mệt” thì bé ít vận động hơn. 

Nếu thai nhi 20 tuần tuổi máy dưới 10 lần trong vòng 2 tiếng thì có lẽ em bé đang gặp vấn đề gì đó. Lúc này, mẹ nên đi khám thai để biết chính xác tình hình phát triển của con. 

Thai 20 tuần đạp bụng dưới có sao không? Như đã nói thì em bé di chuyển thoải mái và tự do trong bụng mẹ. Vì vậy mà bé sẽ đạp tuỳ hứng ở bất cứ vị trí nào trong bụng, trong đó có vùng bụng dưới. 

Trong trường hợp thai 20 tuần không thấy máy, POH nghĩ rằng mẹ không nên quá lo lắng vì:

  • Không phải bé nào cũng đạp vào thời điểm 20 tuần tuổi. Chỉ khi đến tuần 24 mà không có dấu hiệu thai đạp thì mẹ nên đi thăm khám.
  • Các mẹ lần đầu mang thai có thể có ít kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết thai máy. Phải đến sau tuần 20 - khi thai đạp mạnh mẽ - thì mẹ mới có thể cảm nhận rõ. 

 

 

Mang thai 20 tuần nên ăn gì, uống gì?

Bổ sung thêm sắt 

Trong suốt thai kỳ, mẹ cần hấp thụ nhiều sắt hơn để đáp ứng kịp lượng máu tăng lên trong cơ thể cũng như nuôi dưỡng sự lớn lên của thai nhi và nhau thai. 

Mang thai tuần 20 nên làm gì để bổ sung sắt? Sắt có nhiều trong các thực phẩm như họ nhà đậu (đậu đen,đậu xanh,đậu nành…), thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Vì thế, mẹ nên tăng cường ăn các món được chế biến từ các nguyên liệu này. 

Uống đủ nước

Hằng ngày, mẹ bổ sung chất lỏng vào cơ thể thông qua nước lọc, trà thảo mộc, sữa tiệt trùng, nước ép trái cây/ rau củ tươi, và các món nước như súp. 

Bổ sung các vitamin thai kỳ đều đặn

Theo khuyến nghị của DRI Hoa Kỳ (Dietary Recommended Intake), trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi ngày mẹ cần bổ sung 85mg vitamin C, 15mg vitamin E, cùng với đó là các dưỡng chất quan trọng khác như protein (71g/ngày), selen (60mcg/ngày), kẽm (11mg/ngày) và thêm 340 calo. 

Vitamin C, Vitamin E và Selen có vai trò sinh tổng hợp collagen, bảo vệ màng tế bào. Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, xây dựng cấu trúc mô. Còn kẽm thì tăng cường sức đề kháng.

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

 

 

Thai giáo cho con

Thai giáo đánh thức và kích thích những tiềm năng về thể chất, tình cảm và tinh thần có sẵn trong gen của em bé, được hình thành trong quá trình giúp:

  • Não bộ phát triển để em bé thông minh
  • “Đánh thức” sự phát triển mạnh mẽ của 5 giác quan
  • Tăng cường hệ miễn dịch để bé khỏe mạnh, hoạt bát, ít ốm đau
  • Nuôi dưỡng tính cách vui vẻ, hòa đồng, biết quan tâm, yêu thương mọi người

Ngoài ra, thai giáo còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ và cả gia đình:

  • Mẹ ổn định cảm xúc, vui vẻ, có lợi cho sự phát triển của em bé
  • Mang thai và sinh bé dễ dàng: mẹ và bé gắn kết hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn
  • Gia đình hạnh phúc hơn: trải nghiệm khi thực hành thai giáo giúp vợ chồng gắn kết và yêu thương nhau hơn

Tham gia POH Thai giáo ngay hôm nay ba mẹ nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti