MỤC LỤC
Thai nhi 35 tuần đạp nhiều hay thai nhi 35 tuần đạp ít?
Thay đổi ở mẹ bầu 35 tuần như thế nào?
Thai 35 tuần gò nhiều do đâu và xử lý thế nào?
Một số lời khuyên cho mẹ bầu có thai nhi ở tuần 35
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Bước qua giai đoạn thai nhi tuần 34, mẹ bầu chào đón những thay đổi ở tuần thứ 35. Vậy thai nhi bước vào những tuần cận kề chào đời này có gì phải ghi nhớ. Chúng ta cùng tham khảo bài viết sau đây với POH nhé.
Thai nhi 35 tuần đạp nhiều hay thai nhi 35 tuần đạp ít?
Thai nhi 35 tuần đã nặng khoảng 2.5 đến 2.7 kg, bé cũng đã dài từ 45-50cm. Nếu như thai nhi 35 tuần nặng 3 kg có nghĩa bé đang phát triển nhanh hơn các bạn rồi. Trong thời gian này, bé tăng khoảng 30gr mỗi ngày.
Lớp lông tơ bao phủ bắt đầu rụng dần cũng như lớp sáp bao phủ làn da của bé trong túi nước ối. Bé nuối những chất này cũng như các chất bài tiết khác cho ra phân su. Đây là lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Bạn biết đấy, em bé ở tuần thứ 35 đã rất lớn và không còn nhiều không gian nghịch ngợm nhiều như trước nữa. Bé vẫn đang cố gắng tìm tư thế dễ chịu cho bản thân, thậm chí bé sẽ phản ứng nếu thấy quá trật trội ví dụ như hích vào xương sườn, xương chậu…
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 36
Thai nhi 35 tuần đạp nhiều hay thai nhi 35 tuần đạp ít?
Cũng vì không còn nhiều không gian mà thai nhi 35 tuần sẽ không còn đạp nhiều như trước nữa các mẹ nhé. Thế nhưng mẹ vẫn cảm nhận được những cú đạp chân của bé.
Các mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy sự di chuyển của bé bằng cách quan sát những điểm gồ lên của bụng mình. Tùy thuộc vào vị trí hiện tại của thai nhi mà các mẹ có thể thấy sự nổi lên cũng như xẹp xuống của bề mặt bụng khi bé cuộn xuống hoặc co giật nhẹ vì nấc cục.
Tuy nhiên bởi bây giờ bé đã lớn hơn rất nhiều nên một số cử động của bé hiện giờ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy hơi khó chịu.
Bởi vì thai nhi ngày càng chiếm nhiều không gian trong bụng của người mẹ nên lượng nước ối xung quanh bé theo đó sẽ giảm dần một cách hết sức tự nhiên. Mặc dù ngày sinh nở đã đến gần ngay trước mắt nhưng bé vẫn còn một số việc phải hoàn thành trước khi sẵn sàng chào đời.
Thế nhưng, mẹ vẫn phải ghi nhớ những chuyển động của bé, tránh trường hợp thai nhi 35 tuần đạp nhiều do bé thiếu dinh dưỡng, hay dây rốn cuốn cổ mà phản ứng.
Để tìm hiểu thêm về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!
Thay đổi ở mẹ bầu 35 tuần như thế nào?
Mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi khi thai nhi ở tuần thứ 35, khi thai đã lớn chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu khiến cho tốc độ lưu thông máu lên não giảm.
Đây là lúc mà mẹ cảm nhận được những cơn đau đầu chóng mặt rõ ràng. Khi đó mẹ hãy ngả người ra sau để cảm thấy thoải mái hơn nhé.
Xuất hiện những vết bầm tím hay phù nề ở tuần 35 của thai kỳ nên mẹ bầu cần massage cải thiện và vận động nhẹ nhàng.
Cũng trong thời gian này các hormone thai kỳ vận động khiến vi khuẩn đường miệng tích cực hoạt động hơn nên mẹ cũng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để tránh hôi miệng và sâu răng nhé.
Thay đổi ở mẹ bầu 35 tuần như thế nào?
Trong thời gian này nếu dịch âm hộ ra nhiều hơn, mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thoải mái hơn. Điều này cũng khá bình thường thôi do sự ứ đọng và chèn ép cũng như nội tiết tố của vùng chậu đang diễn ra. Nếu như dịch quá nhiều hay có mùi hôi bất thường thì đây mới là điều đáng chú ý.
Để tham khảo những thai đổi ở mẹ bầu trong thai kỳ, ba mẹ đọc thêm bài viết Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai của POH.
Thai 35 tuần gò nhiều do đâu và xử lý thế nào?
Thai 35 tuần tuổi gò nhiều là do nhiều lý do:
- Thai nhi tuần thứ 35 đã gò nhiều do tâm lý vui quá mức, buồn quá mức hay lo âu của mẹ, mẹ nên nhớ tâm lý của mình nhé.
- Tử cung bị chèn ép quá mức khi bước sang tuần 35 vì kích thước thai vậy nên mẹ sẽ gặp các cơn gò cứng bụng.
- Do bé yêu đã phát triển nhiều ở cả chiều dài và cân nặng nên khi bé xoay người trong bụng sẽ khiến mẹ khó chịu khi gặp những cơn gò nhẹ.
- Một nguyên do mà nhiều bà mẹ gặp phải đó là táo bón thai kỳ (do ăn ít chất xơ và ít uống nước). Khi đó ruột non làm việc quá nhiều nhưng tử cung lại bị chèn ép thế nên gây ảnh hưởng tới mẹ.
- Một nguyên do gây ra hiện tượng gò nhiều đó là sự rạn da.
Thai 35 tuần gò nhiều do đâu và xử lý thế nào?
Để giải quyết tình trạng thai 35 tuần nhiều mẹ có thể nghỉ ngơi, tránh làm những hoạt động mạnh tốn nhiều sức lực, tập các bài tập yoga hoặc chườm nóng.
Một số lời khuyên cho mẹ bầu có thai nhi ở tuần 35
Các mẹ biết đấy thai nhi 35 tuần tuổi cũng sắp đến thời gian vượt cạn rồi. Mẹ nên có những áo ngực phù hợp cho thời gian này vì có thể đã ra sữa non.
Công việc tại cơ quan và gia đình cũng nên được sắp xếp để mẹ chuẩn bị khoảng thời gian lâm bồn. Hãy bắt đầu tìm hiểu về dịch vụ cho mẹ và bé sau sinh.
Việc ăn uống trong thời gian này cũng cần được bổ sung tối đa dưỡng chất như sắt, đạm, canxi… và hoa quả, rau xanh, uống đủ nước tránh bị táo bón. Có thể chia thành nhiều bữa phụ để mẹ bầu hấp thụ tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo