Thai 14 tuần đã máy chưa? Những thay đổi thú vị ở 14 tuần thai kỳ

đăng bởi Thanh Thanh

Vậy là mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ rồi. Cả mẹ và bé đã đi qua thành công ⅓ quãng đường. Vậy là chỉ cần thêm 5 tháng nữa thôi là sẽ được gặp mặt nhau lần đầu rồi đấy. Để chuẩn bị cho cuộc gặp quan trọng ấy, hãy cùng POH tìm hiểu về bé và cả những điều đôi khi chính mẹ còn không biết ở bản thân mình nhé.

Những thứ đang thay đổi trong cơ thể của mẹ

Có thể từ bây giờ mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Và đôi khi, điều đó cũng đồng nghĩa với cảm giác thèm ăn quay lại. Nhưng mẹ cần phải chú ý để có chế độ ăn lành mạnh và phù hợp trong thời gian này. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ không tốt cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ thấy đói vào lúc giữa buổi thì hãy ăn hoa quả hoặc những món ít calo nhé.

 

 

Nhau thai của mẹ đang làm việc hết công suất vào khoảng thời gian này. Nó truyền các chất dinh dưỡng, oxy và hormone cho bé đồng thời loại bỏ chất thải như CO2. 

Nhau thai được gắn chặt vào tử cung và liên kết với em bé thông qua dây rốn. Máu của mẹ và máu của em bé ở rất gần nhau trong nhau thai, nhưng chúng không trộn lẫn với nhau. Bởi vì mẹ và bé có thể thuộc các nhóm máu khác nhau nên nếu máu của cả 2 hòa lẫn với nhau sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Mẹ đang hoặc sẽ tiết ra sữa non. Đôi khi mẹ thấy trong áo ngực của mình xuất hiện một số vết ố vàng – đây có thể là sữa non, là loại sữa đầu tiên mà mẹ tiết ra. Việc mẹ tiết ra sữa non vào thời điểm này cũng là một trong những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. 

Hình ảnh bụng bầu 14 tuần

Em bé ở tuần thứ 14 phát triển ra sao?

Em bé sẽ dài khoảng 8,5 cm tính từ đầu đến mông, tương đương với kích thước của một quả kiwi. Đầu của con ngày càng tròn hơn và càng trở nên cân đối hơn với phần còn lại của cơ thể (trong khi trước đó đầu của bé sẽ to hơn cơ thể nhiều). 

Em bé sẽ bắt đầu biết đá và ngọ nguậy, nhưng thời gian này mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. Vậy nên nếu ai hỏi thai 14 tuần đã máy chưa? Thì mẹ hãy cứ tự tin trả lời là rồi nhé. Tuy mẹ chưa cảm thấy thai máy, nhưng nếu siêu âm thì có thể sẽ thấy được đấy!

 

 

Em bé 14 tuần tuổi sẽ có một hoạt động… khá là thú vị mà có thể mẹ chưa biết - đi tiểu! Bé sẽ nuốt một lượng nhỏ nước ối vào dạ dày. Sau đó, thận hoạt động và nước ối lại được thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu.

Hình ảnh siêu âm 5D thai 14 tuần

Bé đang mọc cả tóc và lông tơ nữa đấy. Vào tuần thứ 14 của thai kỳ,  em bé có thể đã mọc một ít tóc và lông mày. Tuy nhiên, không chỉ mọc tóc và lông màu, trẻ đang mọc một lớp lông ở trên toàn bộ cơ thể mà chúng ta gọi là lông tơ, lông tơ có trách nhiệm giữ ấm cho trẻ. Nhưng lớp lông tơ này sẽ rụng sớm thôi. Bởi cơ thể của em bé sẽ sớm tích tụ chất béo. Chất béo sẽ được tích tụ dưới da và nó có tác dụng giữ ấm cho cơ thể của trẻ. 

Vì vậy, khi trẻ có chất đủ chất béo, lông tơ sẽ trở nên vô dụng và tự rụng đi. Tuy nhiên ở một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, vẫn có một lớp lông mờ ngay sau khi sinh, nhưng chỉ sau vài ngày là lớp lông này tự rụng đi. 

Những phát triển khác trong tuần này bao gồm: trẻ bắt đầu phát triển vòm miệng và một số hoạt động của hệ thống tiêu hóa đang được khởi động. Ruột của bé đang sản xuất phân su, sẽ là chất thải của lần ị đầu tiên của bé sau khi được sinh ra.

Những điều mẹ nên làm lúc này

Theo dõi sự thay đổi của da: Không hiếm trường hợp mẹ bỗng nhiên xuất hiện nốt ruồi hoặc da có nhiều thay đổi, tất cả đều do do hormone thai kỳ. Nhưng mẹ vẫn nên xin tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bắt đầu vận động nhiều hơn hoặc tập những bài tập phù hợp với mẹ bầu: Khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, những dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi sẽ được giảm đáng kể và mẹ sẽ lại đầy năng lượng trở lại. Vậy nên mẹ có thể vận động nhẹ nhàng nhiều hơn hoặc tập luyện dưới sự hướng dẫn chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và làm cho cả mẹ cùng bé đều khỏe mạnh. Nhưng hãy nhớ xin ý kiến từ bác sĩ trước khi tập nhé.

Mẹ có thể thử thay đổi tư thế nằm: Vậy bầu 14 tuần nên nằm như thế nào? Theo nhiều nghiên cứu, mẹ nên nằm nghiêng về một bên để giảm áp lực lên tử cung. Và tốt nhất là mẹ có thể nằm nghiêng bên trái nhé. Khi cảm thấy mỏi mẹ có thể nằm các tư thế khác, trừ nằm sấp thể thư giãn cho lưng.

Ngoài những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kỳ quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé giúp bé phát triển tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti