Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào? Tất cả những gì mẹ nên biết

đăng bởi Thanh Thanh

Mang thai 22 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu mẹ đang mang thai ở tuần thứ 22 thì nghĩa là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là sẽ đến ngày ấy rồi! 

Thai 22 tuần phát triển như thế nào?

1. Kích thước và trọng lượng: Ở tuần 22, thai nhi thường có trọng lượng khoảng 430-450 gram và chiều dài từ đỉnh đầu đến mông khoảng 27-28 cm. Tuy nhiên, những con số này có thể có sự biến đổi tùy theo cơ địa của mẹ và tình trạng cụ thể của thai nhi. Tuy nhiên, nếu em bé của mẹ có các chỉ số không chênh lệch quá nhiều với các chỉ số trên cũng là một trong những dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh đấy.

2. Da và tóc: Da của thai nhi vẫn còn mỏng và trong suốt, nhưng sẽ bắt đầu phát triển lớp dầu để bảo vệ da không bị nứt. Tóc cũng sẽ bắt đầu mọc và lúc này tóc của con có thể có nhiều màu sắc khác.

3. Hệ thần kinh: đang phát triển mạnh mẽ. Não và các cơ quan trong hệ thần kinh đang tiếp tục hình thành và kết nối với nhau.

4. Sự phát triển của cơ xương và cơ bắp: Thai nhi đã phát triển cơ xương và cơ bắp đủ mạnh để thực hiện các chuyển động cơ bản như đóng/mở mắt và cử động các chi.

5. Cơ hô hấp: Hệ hô hấp của thai nhi đang phát triển, lúc này, con đang tập các bài thở giả để giúp phát triển phổi.

6. Hình dáng của thai nhi: Vào tuần 22, thai nhi đã có hình dáng rõ ràng và có thể thấy rõ trên hình ảnh siêu âm. 

 

 

7. Thai 22 tuần máy như thế nào: Mẹ có thể cảm nhận được những cử động nhẹ của con. Thai nhi cũng sẽ có cảm nhận và phản hồi đối với ánh sáng và âm thanh bên ngoài.

8. Hệ tiêu hóa và tiết niệu: Các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang hoạt động, và dạ dày, ruột non và ruột già đang phát triển. Hệ tiết niệu của thai nhi cũng đang hoạt động để tạo nước tiểu.

9. Ngón tay và ngón chân: Các ngón tay và ngón chân của thai nhi đã phát triển đủ để có thể thấy trên hình ảnh siêu âm. 

10. Khả năng cầm nắm, thị giác và thính giác của bé ngày càng mạnh mẽ hơn: Trên thực tế, sức nắm bàn tay của con bây giờ khá mạnh và vì không có gì khác để nắm trong bụng mẹ nên đôi khi bé có thể nắm chặt vào dây rốn đó. Nhưng mẹ đừng lo lắng, chỉ một chốc thôi là bé sẽ thả ra ngay. Con cũng có thể nghe thấy giọng nói của mẹ, nhịp tim của mẹ, tiếng bụng sôi ùng ục của mẹ và cả tiếng máu lưu thông trong cơ thể mẹ.

11. Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần: Lúc này, khi đi siêu âm bác sĩ sẽ đo cả chiều dài xương mũi của con cho mẹ. Chiều dài xương mũi trung bình của các bé sẽ là từ 4,5mm trở lên mẹ nhé.

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Cơ thể của mẹ ở tuần 22 có gì thú vị?

Một điều đặc biệt ở tuần này đó chính là chân mẹ sẽ to ra đấy!

Giống như nhiều phụ nữ mang thai khác, mẹ cũng sẽ thấy rằng bàn chân của mình to ra. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do sưng tấy (phù nề) khi mang thai , nhưng cũng có một lý do khác khiến bàn chân của mẹ tăng kích thước khi mang thai - và đôi khi sẽ không co lại sau đó: Relaxin - loại  hormone thai kỳ có tác dụng làm lỏng các dây chằng và khớp quanh xương chậu của mẹ để em bé có thể lọt qua khi lâm bồn. Mẹ ơi, relaxin không thể phân biệt giữa những dây chằng mà mẹ muốn nới lỏng (những dây chằng ở xương chậu), và những dây mà mẹ muốn để yên đâu (những dây chằng ở bàn chân)

Kết quả: Khi các dây chằng ở bàn chân bị lỏng ra, các xương bên dưới có xu hướng hơi xòe ra, dẫn đến việc mẹ phải tăng kích cỡ giày lên ½ hoặc thậm chí là 1 size. Đó cũng là lí do khiến nhiều phụ nữ mang thai khi đi giày bỗng cảm thấy đôi giày ngày xưa từng vừa chân nay lại chật cứng đấy.

Nếu mẹ đang tìm mua một đôi giày mới, hãy mua những đôi giày thoải mái và rộng hơn chân mình một tý cũng được, đừng đi giày cao trên 3 phân và cố gắng bỏ qua giày cao gót nhé- mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng khi bụng phình ra đấy.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu mang thai ở tuần này mà có thể mẹ sẽ gặp phải như:

  • Ợ nóng hoặc khó tiêu
  • Táo bón
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Chuột rút ở chân
  • Bị rạn da
  • Rốn nhô ra

Một số điều mẹ cần biết trong tuần này:

Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Thông thường, trong thời gian này, mẹ sẽ tăng 4 - 6 kg so với trước khi mang thai đấy.

 

 

Những cơn co thắt Braxton Hicks:

Nếu một ngày đẹp trời, mẹ cảm thấy có cảm giác bất thường ở bụng, không đau mà chỉ hơi co thắt thì có nghĩa là tử cung của mẹ đang luyện tập để sinh em bé đấy. Đó là  những cơn co thắt Braxton Hicks và chúng không nguy hiểm. Chỉ là cơ tử cung của mẹ đang chuẩn bị cho ngày trọng đại trong tương lai gần thôi

Hỏi về sàng lọc fFN

Nếu mẹ có nguy cơ sinh non thì nên làm xét nghiệm này? Đây là xét nghiệm fibronectin bào thai (fFN). FFN là một loại protein được sản xuất trong thời kỳ mang thai; nó hoạt động như một loại “chất keo” giữ em bé trong tử cung của của mẹ.

Nếu kết quả âm tính, mẹ sẽ nhẹ nhõm được phần nào, nhưng nếu kết quả dương tính, khả năng mẹ sinh non sẽ cao hơn bình thường. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật khác hoặc cho mẹ uống thuốc để kéo dài thời gian mang thai và giúp phổi em bé đủ phát triển trong trường hợp bé ra sớm..

Bổ sung magie - một chất quan trọng nhưng hay bị bỏ qua

Ngoài việc giúp  xương và răng của bé chắc khỏe, magie - một khoáng chất có trong hạt bí ngô, hạt chia, hạnh nhân và hạt điều - có tác dụng kích thích enzyme, điều chỉnh insulin, kiểm soát lượng đường trong máu.

Mẹ có thể hỏi bác sĩ để chắc chắn rằng mình đang hấp thu đủ magiê và các vitamin quan trọng từ chế độ ăn uống thường ngày. Nếu lượng magie trong máu thấp, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức, hoặc bị chuột rút ở chân hay cảm thấy bồn chồn.

Nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu

Nghiên cứu khoa học cho thấy tập thể dục khi mang thai không chỉ tốt cho mẹ. Những người tập thể dục khi mang thai sẽ sinh ra những em bé đạt điểm trung bình cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh tổng quát khi được 4 tuổi. Việc tập luyện không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn tăng cường sức mạnh não bộ của bé!

Mẹ đã nắm được con phát triển như thế nào và mình cần phải làm gì rồi đúng không ạ? Hy vọng em bé của mình luôn luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Nhưng mẹ ơi, ngoài thể chất, tinh thần của con cũng đang phát triển và đang chờ để được mẹ quan tâm. Để làm được điều này, mẹ có thể sử dụng cách gián tiếp là thông qua các hoạt động thai giáo cho con hàng ngày nhé. Thai giáo thực sự rất có lợi và đã được chứng minh là có thể giúp con phát triển toàn diện thể chất và tình cảm, giúp con phát triển tối ưu từ trong bụng mẹ! 

Để làm được điều này, mẹ có thể sắm ngay cho mình một khóa POH Thai giáo với bài tập thực hành theo ngày, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app ra, chơi với con. Rất tiện lợi và đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti