Mẹ có thể nhận biết tư thế của bé dựa vào chuyển động được không?

đăng bởi Tiên Tiên

Cách duy nhất để biết chắc chắn tư thế mà bé đang nằm là siêu âm. Nhưng có một số mẹo giúp mẹ có thể nhận biết tư thế của bé trong khoảng thời gian đó.

Càng gần cuối thai kỳ thì việc xác định tư thế của con càng dễ dàng hơn. Phải đến tuần thai thứ 30 thì bác sĩ mới có thể siêu âm và nhìn rõ vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường, thai nhi sẽ nằm ở một số tư thế phổ biến như dưới đây:

Tư thế ngôi đầu (ngôi thuận)

Nếu mẹ cảm thấy phần bụng trên của mình hơi nhô lên, hãy thử ấn nhẹ vào chỗ đó. Nếu thai máy, mẹ có thể khẳng định con đang ở tư thế ngôi đầu.

Một dấu hiệu rõ ràng cho ngôi đầu nữa là mẹ cảm nhận thấy nhịp nấc đều đặn phía bụng dưới. Do đầu bé đang chúc xuống dưới đó mẹ.

Tư thế thai ngôi đầu

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:

Ngoài ra, mẹ có thể đoán được bé ở tư thế ngôi đầu nhưng quay mặt vào trong hay ra ngoài dựa vào các biểu hiện sau:

  • Tư thế ngôi đầu trước (đầu chúc xuống, mặt hướng vào trong): Nếu nếu bé ở tư thế này, mẹ có thể cảm nhận thai máy dưới xương sườn. Rốn của mẹ cũng có thể lồi ra.
  • Tư thế ngôi đầu sau (đầu chúc xuống, mặt hướng ra ngoài): Nếu thai nhi ở tư thế này, mẹ sẽ nhận thấy thai đạp phần phía trước bụng và thường là ở bụng giữa. Ngoài ra, bụng mẹ có xu hướng bị lép thay vì tròn đầy.

Nếu nhau thai bám mặt trước, mẹ sẽ ít cảm nhận được thai máy hơn.

 

 

Tư thế ngôi ngược (ngôi mông)

Bằng cách xác định vị trí chân con, mẹ sẽ biết được con đang nằm ở tư thế ngôi mông, mặt hướng ra đằng trước hay úp vào sau.

Nếu chân của bé đưa lên chạm tai (ngôi ngược không hoàn toàn - Dạng 2), mẹ sẽ thấy thai máy ở xương sườn. Nếu bé ngồi trong tư thế chân vắt chéo (ngôi ngược hoàn toàn - Dạng 1,3), thai sẽ máy ở dưới rốn.

Với tư thế ngôi ngược, dưới xương sườn của mẹ sẽ xuất hiện một phần nhô cứng, có hình tròn và không cử động nhiều. Đó chính là đầu của bé và mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong người khi bé nằm ở tư thế này. 

Mẹ càng khó cảm nhận được thai máy nếu thai nhi ở tư thế ngôi mông dạng 2 (con bắt chéo chân).

Tư thế của thai nhi thay đổi thường xuyên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai. Đến giai đoạn mẹ chuyển dạ, phần lớn thai nhi đều đang ở ngôi thuận và sẵn sàng chui qua đường sinh để chào đời. 

Bác sĩ sẽ cho mẹ biết tư thế nằm của thai nhi trong các lần khám thai. Nếu thai nhi vẫn ở tư thế ngôi ngược dù đã đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ.

Thai nhi ở tư thế ngược, bác sĩ sẽ tiến hành ngoại xoay thai - tạo áp lực nhẹ lên bụng để thai nhi chuyển tư thế dễ sinh hơn. Đây là phương pháp tự nhiên và hoàn toàn tác động từ bên ngoài bụng mẹ. 

Tư thế thai nhi trong từng giai đoạn của thai kỳ là điều mà mẹ bầu nào cũng quan tâm. Nếu có thắc mắc thì mẹ hãy nghe tư vấn và nhờ bác sĩ kiểm tra để có một thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái cũng như chuẩn bị thật tốt cho lần vượt cạn sắp tới. 

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti