Mẹ bầu đột nhiên cảm thấy nhột, giật giật bụng hoặc nhói ở ngay rốn.. Mẹ đừng lo lắng nhé, mẹ đang dần cảm nhận được chuyển động của con đó. Em bé của mẹ có thể đang bị nấc, giật mình hay rùng mình trong bụng mẹ, và rõ ràng nhất là em bé sẽ đạp mẹ. Ba mẹ cùng tìm hiểu về điều thú vị này qua bài viết dưới đây nhé!
Lần đầu tiên mẹ cảm nhận được em bé chuyển động có lẽ đó là khoảnh khắc đặc biệt xúc động và lạ lẫm trong thai kỳ của mẹ. Những cử động đầu đời của con làm mẹ có cảm giác bồi hồi và hạnh phúc vô cùng. Chắc hẳn mẹ sẽ rất chăm chú lắng nghe và thắc mắc rằng con đang làm gì trong bụng mình đúng không? Hãy lần lượt giải đáp những thắc mắc thông qua bài viết này mẹ nhé!
Mục lục
Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Thai nhi làm gì trong bụng mẹ?
Mẹ cảm nhận được em bé đạp bao nhiêu lần mỗi ngày?
Thai nhi không đạp 1 ngày có sao không?
Mẹ nên làm gì khi thai máy ít hơn?
Thai 20 tuần máy ít có sao không?
Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Mẹ bắt đầu nhận thấy những chuyển động nhẹ trong bụng từ tuần 18 đến 20 của thai kỳ. Đây chính là lúc thai máy đó mẹ.
Với những mẹ mang thai lần đầu, việc nhận ra thai máy sẽ khó khăn hơn một chút. Ngược lại, nếu đã từng có kinh nghiệm sinh con thì mẹ sẽ cảm nhận được thai máy ngay từ tuần thứ 16.
Mẹ thường cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi vào khoảng 18- 20 tuần.
Nếu đến tuần thứ 24 mà mẹ vẫn chưa thấy thai máy thì mẹ hãy nhanh chóng đi khám. Bác sĩ sẽ siêu âm, đo tim thai hoặc các phương pháp khác nếu cần thiết.
Thai nhi làm gì trong bụng mẹ?
Siêu âm cho chúng ta cái nhìn sâu sắc và đáng kinh ngạc về những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ.
Em bé biết máy, đạp từ rất sớm, trước cả khi mẹ thực sự cảm nhận được đó. Những chuyển động này sẽ thay đổi khi em bé lớn lên.
Nếu may mắn mẹ siêu âm đúng lúc thức, mẹ sẽ quan sát được những cử động dù là nhỏ nhất, từ vặn người đến đạp chân của con đó!
Thai 8 tuần đã máy chưa?
Vậy, thai 8-15 tuần đã biết máy chưa? Thai máy theo từng tuần thế nào nhỉ?
- 8 tuần, thai nhi bắt đầu máy bằng cách vặn người sang hai bên và đôi khi còn giật mình nữa. Ngoài ra, em bé còn có thể co bốn nụ trên cơ thể mà sau này sẽ phát triển thành chân và tay.
- Khoảng 9 tuần, thai nhi có thể bị nấc lần đầu tiên.
- Khi được 10 tuần tuổi, thai nhi có thể chuyển động đầu, đưa 2 tay lên chạm vào mặt và mở hàm.
- Tuần 11, thai nhi có thể mút và nuốt nước ối ở xung quanh mình. Khi mẹ ăn gì đó có hương vị mạnh, ví dụ như tỏi, em bé thậm chí có thể cảm nhận như thể nếm được hương vị đó
- Tuần 12, em bé sẽ ngáp và vươn vai. Có vẻ con yêu đang rất bận rộn với công việc “lớn lên” của mình đây!
- Tuần 13, em bé bắt đầu ngủ trưa - thường thì mỗi lần chỉ vài phút. Bé sẽ ngủ lâu hơn khi lớn hơn. Khi nào cảm nhận rõ thai máy thì mẹ sẽ phân biệt được khung giờ “thức-ngủ” của con.
- Tuần 14, mẹ vẫn chưa thực sự cảm nhận được thai máy đâu. Tuy nhiên, em bé đã có thể cảm nhận được mẹ. Nếu mẹ nhẹ nhàng xoa bụng, bé có lẽ sẽ đáp lại bằng cách vặn vẹo nhiều hơn.
- Tuần 15, khả năng phối hợp các bộ phận của em bé bắt đầu phát triển. Em bé có thể mút tay. Nếu nhìn qua máy siêu âm, mẹ có thể phần nào đoán được con thuận tay phải hay tay trái.
Mời ba mẹ tham khảo:
Thai 19 tuần máy như thế nào?
Dần dần cử động của bé sẽ đủ mạnh và mẹ có thể cảm nhận được. Ban đầu, ở khoảng 18-20 tuần, cử động của con chỉ nhẹ nhàng và cảm giác như cánh con bướm đang vỗ hay bong bóng li ti nổ trong bụng mà thôi. Sau một khoảng thời gian, mẹ bắt đầu cảm nhận được thai đạp, cuộn người, vặn sang hai bên, thậm chí là thụi vào bụng.
Em bé của mẹ sẽ không cử động liên tục, sẽ có lúc bé chỉ muốn nghỉ ngơi và ngủ. Đừng lo lắng nếu mẹ không thấy bất kỳ chuyển động nào trong quá trình siêu âm vì bé có thể đang ngủ ngắn.
Chỉ cần bé chuyển động một chút thôi mẹ không có gì phải lo lắng cả. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ xem xét các yếu tố khác, chẳng hạn như em bé lớn như thế nào và cơ thể đang phát triển ra sao, để có được cái nhìn tổng quan về sức khỏe thai nhi.
Đến cuối thai kỳ, mẹ có thể nhận thấy sự chuyển động của bé hơi khác một chút, vì bé có ít không gian để di chuyển hơn. Dù vậy, mẹ vẫn sẽ cảm thấy bé máy.
Nếu mẹ lo lắng vì bé ngừng đạp đột ngột và bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, cho dù là lúc nửa đêm.
Mẹ cảm nhận được em bé đạp bao nhiêu lần mỗi ngày?
Trên thực tế, số lần thai đạp phụ thuộc vào từng bé. Không có con số cụ thể nào để làm tiêu chuẩn và mẹ không cần lưu ý tới số lần chuyển động của bé.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc theo dõi số lần thai máy không thực sự mang đến lợi ích mà còn có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái lo lắng không cần thiết.
Bác sĩ và những nữ hộ sinh nói rằng sẽ tốt hơn nếu hiểu về thói quen chuyển động, chẳng hạn khi nào bé di chuyển nhiều nhất trong ngày và điều gì là bình thường với bé.
Bác sĩ khuyên mẹ nên tập trung nhiều hơn vào việc cảm nhận đặc điểm của thai máy: khi nào thai máy nhiều nhất và thai máy như thế nào. Trong suốt thai kỳ, mẹ cần theo dõi đặc điểm thai máy hằng ngày. Hãy tin vào bản năng của người mẹ và yên tâm rằng con yêu vẫn đang phát triển khỏe mạnh.
Thai nhi không đạp 1 ngày có sao không?
Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? Nếu trực giác mách bảo mẹ rằng thai máy ít hơn bình thường thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ, ngay cả khi tình trạng này đã xảy ra nhiều lần trước đó. Đừng chờ đến lần khám tiếp theo hay cố chờ đến ngày mai vì sức khỏe của con yêu là điều quan trọng nhất lúc này!
Nếu em bé đạp ít bất thường mẹ nên liên lạc ngay với bác sĩ
Thai máy ít hơn có thể là dấu hiệu không tốt về sức khỏe và sự phát triển của em bé; do đó, mẹ cần đi thăm khám ngay khi cảm nhận thấy điều bất thường.
Tinh thần của mẹ cũng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ cố gắng giữ bình tĩnh và không hoảng hốt. Trong hầu hết các trường hợp thì em bé vẫn phát triển khỏe mạnh và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời.
Việc mẹ không cảm nhận được thai máy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Nhau bám mặt trước
- Em bé đang nằm ở tư thế ngôi thuận đầu chúc xuống nhưng mặt hướng vào trong
- Hoặc đơn giản là bé đang ngủ
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì mẹ nên gặp bác sĩ để được kiểm tra. Nếu có gì đó không ổn, mẹ hãy đi khám luôn nhé!
Mẹ nên làm gì khi thai máy ít hơn?
Điều này phụ thuộc vào thời gian mang thai của mẹ:
- Thai 20 tuần máy ít có sao không?
Nếu mẹ không thấy thai máy nữa thì bác sĩ sẽ đo tim thai. Trong trường hợp cần kiểm tra kỹ hơn thì mẹ sẽ được siêu âm để đảm bảo chắc chắn con yêu phát triển khỏe mạnh.
- Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7?
Từ 24 đến 28 tuần, nếu thai đạp ít bác sĩ sẽ cho mẹ chạy máy monitor để đo tim thai và cơn co tử cung, đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu và siêu âm cho mẹ.
- Thai nhi 38 tuần ít đạp có sao không?
Sau 28 tuần, nữ hộ sinh sẽ cho mẹ kiểm tra đầy đủ (như trên), bao gồm chạy máy monitor trong khoảng 20 phút trở lên. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khoẻ của em bé, mẹ sẽ được siêu âm, thường là trong vòng 24 giờ.
Nếu kết quả siêu âm và xét nghiệm bình thường thì mẹ có thể về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thai máy cẩn thận. Nếu phát hiện bất thường về thai máy, mẹ cần liên hệ ngay với bệnh viện để được hỗ trợ.
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----