Cảm giác đau nhói hoặc những cú đạp liên tục có thể khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Mẹ hoàn toàn yên tâm cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Nếu sau khi con đạp mà mẹ vẫn đau, cơn đau càng thêm trầm trọng và kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc hộ sinh ngay lập tức.
Mòi ba mẹ tham khảo thêm:
- Mẹ có thể nhận biết tư thế của bé dựa vào chuyển động được không?
- Thừa cân có khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được bé đạp không?
- Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ có sao không?
Em bé đạp có bị đau không? Thông thường những cái đạp của em bé sẽ không gây đau. Trừ khi bé đạp mạnh và đạp liên tục khiến mẹ khó chịu. Trên thực tế, bé đạp là một dấu hiệu cho thấy con đang khỏe mạnh đó mẹ.
Bé chuyển động nhiều có thể khiến mẹ bị đau nhói hoặc khó chịu
Em bé đạp đau có sao không?
Trong tam cá nguyệt thứ hai, me có thể bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu ở xương sườn, bụng hoặc cửa mình khi thai máy. Điều này là do cơ bắp của bé đang phát triển và đang trở nên cứng cáp hơn, làm cho chuyển động của bé mạnh mẽ hơn.
Mẹ sẽ có cảm giác mình bị đau xóc và thai nhi đạp đau nhói ở cửa mình như dao đâm. Một số mẹ gọi những cơn đau này là “dao găm” vì chúng mang lại cảm giác có vật sắc nhọn cứa vào da thịt. Trong hình dung của mẹ, em bé như đang thực hiện những cú nhào lộn trên không đầy điêu luyện.
Những gì mẹ cảm thấy sẽ phụ thuộc vào tư thế của em bé và cách bé đạp trong bụng. Nhưng mẹ yên tâm, tất cả những cảm giác này là hoàn toàn bình thường.
Em bé sẽ có ít chỗ để di chuyển hơn ở gần cuối thai kỳ. Vì vậy, nếu mẹ bắt đầu cảm thấy từng chuyển động nhỏ, điều đó là bình thường.
Thai nhi đạp đau kéo dài bao lâu?
Hầu hết các mẹ sẽ trải qua một cú đạp mạnh vào xương sườn hoặc một cú đạp bất ngờ vào chỗ nào đó trong bụng mẹ. May mắn thay, giai đoạn này sẽ không kéo dài.
Nếu em bé ở cùng một tư thế trong một khoảng thời gian, mẹ sẽ cảm thấy đau hoặc khó chịu tại vị trí nào đó. Khi đó, mẹ hãy nằm nghiêng để giảm áp lực lên vùng đang bị đau.
Ngoài ra, hãy thử động tác 4 điểm hay động tác cái bàn, quỳ gối chống tay xuống đất vài phút mỗi lần. Điều này có thể khuyến khích em bé của mẹ di chuyển đến một vị trí khác.
Hãy cố gắng nhớ rằng mỗi lần mang thai là khác nhau. Do đó, mẹ đừng lo lắng nếu mình cảm thấy đau hơn mẹ khác hoặc không bị đạp bụng nhiều như những lần mang thai trước.
Mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến những đặc điểm thai máy riêng biệt của con để biết con có đang phát triển bình thường hay không.
Dù những cú đạp và cử động của con đôi khi khiến mẹ đau nhưng mẹ hãy yên tâm và giữ tinh thần thoải mái nhất. Trên thực tế, thai máy ổn định là dấu hiệu cho thấy con đang phát triển rất tốt.
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----