Thai 25 tuần đạp ít có sao không? Những điều mẹ cần lưu ý về chuyển động thai 25 tuần

đăng bởi Thanh Thanh

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong thai kỳ là khi mẹ cảm nhận được những chuyển động nhỏ đầu tiên khi em bé đạp. Những cử động nhỏ này giúp mẹ yên tâm, rằng em bé đang phát triển và còn khiến mẹ cảm thấy gần gũi hơn với sinh linh bé bỏng bên trong mình. Vậy, liệu em bé đạp ít có sao không? Hãy cùng POH tìm hiểu nhé.

1, Thai 25 tuần đạp ít có sao không? Thai nhi 26 tuần đạp ít có sao không?

Khi bé được 25 - 26 tuần tuổi, các chuyển động của thai thường sẽ xuất hiện thường xuyên và không đột ngột bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thai cử động nhiều hay ít thay đổi từng ngày và thậm chí từng giờ. Trong một số ngày, thai nhi có thể cử động nhiều hơn bình thường nhưng trong những ngày khác, bé có thể yên tĩnh và ít cử động hơn.

Thai nhi khỏe mạnh có ít nhất 4 cử động trong vòng 1 giờ. Nếu có ít hơn 4 lượt máy, mẹ nên nằm nghỉ và đếm số lượt máy thai trong 1 giờ sau đó hoặc đếm trong 2 giờ. 

Nếu trong 2 giờ sau đó, có ít hơn 10 cử động thai, mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn nhé. 

Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý rằng có một số yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc thai máy, chẳng hạn như mức độ vận động của mẹ hoặc vị trí của thai nhi trong tử cung. Ví dụ, nếu thai nhi nằm ở vị trí hướng mặt ra bên ngoài, mẹ có thể cảm nhận được ít thai máy hơn so với thai nằm ở vị trí hướng mặt vào bụng mẹ.

 

.

 2, Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm? Thai nhi không đạp có sao không?

Nếu một mẹ thấy thai đột nhiên máy ít hơn hẳn hoặc thậm chí là không có máy thai nữa, mẹ hãy ngay lập tức tới bệnh viện gần nhất để được khám và theo dõi. Chuyển động của thai nhi là một trong những chỉ báo quan trọng nhất về sức khỏe của thai, và nếu thai bỗng nhiên máy ít hoặc không máy, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang có vấn đề về sức khỏe.

Theo nghiên cứu, không có một khoảng thời gian cụ thể nào được coi là "nguy hiểm" nếu thai không máy sau từng ấy thời gian. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyên rằng nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3-4 lượt máy trong 1 giờ thì mẹ nên theo dõi tiếp trong 1 giờ nữa hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

Mẹ nên đi khám nếu sau 4 tiếng mà mẹ không hề cảm nhận được bất kì chuyển động nào, dù là nhỏ nhất của thai. 

 


Vậy nên, nhiều mẹ thắc mắc rằng thai nhi không đạp 1 ngày có sao không? Thì câu trả lời là “Có, mẹ cần đi khám để biết nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của việc em bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.” Và nếu thai hoàn toàn không máy từ lúc mẹ biết mình có thai đến tuần thứ 25, thì mẹ cần gặp bác sĩ gấp để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời. Bởi đây là một dấu hiệu cực kì bất thường, có thể là biểu hiện của thai lưu.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tự theo dõi chuyển động của thai nhi và gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện thai máy có bất kỳ thay đổi bất thường nào. Điều này có thể bao gồm giảm tần suất của thai máy hoặc giảm lực thai máy.

Và hơn thế, mẹ phải tin vào trực giác của mình và đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi thấy bất thường. 

Em bé ít đạp có sao không?

Cử động thai là một trong những dấu hiệu thể hiện cho sức khỏe của thai nhi. Nếu em bé đang đạp thường xuyên nhưng đột nhiên lại đạp ít lại, thì đó có thể là dấu hiệu của thai yếu hoặc thai lưu. Mẹ cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể. 

Tuy nhiên, nếu từ trước đến nay bé đều đạp ít, mẹ có đi khám, xét nghiệm và kết quả là bình thường, em bé vẫn phát triển khỏe mạnh, thì không có gì phải lo hết. Chỉ là bé hơi “lười” một chút thôi. Mẹ không cần quá lo lắng.

 

 

3, Cách khiến thai nhi đạp

  • Ăn nhẹ hoặc uống đồ ngọt (mẹ nên uống nước ép như nước cam.. chứ không nên uống coca hoặc pepsi đâu nhé).
  • Đứng dậy và đi dạo xung quanh.
  • Chiếu đèn pin vào bụng của mình.
  • Nói chuyện với em bé.
  • Đẩy hoặc chọc (thật nhẹ nhàng thôi nhé!) vào bụng của mình, em bé sẽ cảm nhận được lực đang tác dụng lên bụng mẹ và sẽ có phản ứng lại đấy.

Trên đây những lưu ý về thai máy ở tuần thứ 25 mẹ cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo với POH cũng cực kỳ quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, một sức khỏe tốt không bao giờ có thể thiếu người bạn đồng hành là một tinh thần lành mạnh được.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti