Thai 26 tuần đạp bụng dưới - Nên mừng hay nên lo?

đăng bởi Thanh Thanh

 

Tuần thứ 26 là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2. Và đây cũng là lúc đôi khi mẹ sẽ có cảm giác sợ hãi khi cảm nhận những cử động chập chờn đầu tiên của con. Tuy nhiên, mẹ có thể thắc mắc rằng: “Tại sao con lại đạp vào bụng dưới của mình nhỉ? Như thế có sao không?” Mẹ có thể yên tâm vì có rất nhiều lý do cho hiện tượng này và cũng không nên lo lắng khi cảm thấy con đạp vào bụng dưới của mình.


Hình ảnh bụng bầu 26 tuần

Tại sao em bé 26 tuần lại đạp bụng dưới?

Lúc này, em bé đã phát hiện ra rằng mình được trang bị những phần phụ có thể di chuyển được mà chúng ta gọi là tay và chân. Do đó, khi bé đạp hoặc cử động (chúng ta gọi là thai máy) thì đối với con nó cũng chỉ tương tự như đang chơi trò chơi hoặc là đang khám phá rằng nếu di chuyển tay chân tự do thì điều gì sẽ xảy ra. Trong trường hợp này, vị trí em bé “đá” có thể khác nhau, và đôi khi, có cảm giác như bé đang đạp vào bụng dưới của mẹ.

Vậy nên, nếu mẹ cảm thấy em bé đạp vào vùng bụng dưới của mình thì mẹ không cần lo lắng. Bởi như vậy có nghĩa là bé đang “vui đùa” và “khám phá”, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển thần kinh và vận động thô. Theo các nghiên cứu y tế, khi mẹ cảm thấy bé đang có một chuyển động nào đó ở bụng dưới, có thể con đang:

  • Lật người
  • Nấc cụt
  • Uốn người
  • Đạp
  • Cử động hoặc đang duỗi tay chân

(Vì trong dạ con của mẹ hơi “chật chội” một chút, nên những cử động dù chỉ rất nhỏ của con, mẹ cũng có thể cảm nhận được)

Mẹ cần biết rằng vị trí của những cú đạp thay đổi theo từng tam cá nguyệt và phụ thuộc vào không gian trong bụng mẹ lớn hay bé

Ở tuần thứ 26, mẹ có thể cảm nhận được những cú đá ở bụng dưới, chỗ ngay gần rốn hoặc ngay bên dưới rốn. Bởi vì thành tử cung ở phía trên vẫn đang phát triển, nên lúc này em bé của có thể đang nằm ở vùng dưới xương chậu, nhưng mẹ đừng lo, cuối cùng con sẽ tự chui lên.

Vậy nên, mẹ hãy nhớ rằng em bé vẫn còn nhiều chỗ để ngọ nguậy trong bụng mẹ và vị trí đá có thể thay đổi trong vài ngày, thậm chí là vài giờ.

 

 

Em bé đạp vào bụng dưới có đau không?

Câu trả lời thường là “không”. Nhìn chung, cú đá hoặc những chuyển động của em bé không gây đau nhói. Và mẹ hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là chuyển động của con và đâu là đau bụng thật. Ngoài ra, nếu con bị nấc, mẹ có thể cảm nhận được những cơn run theo nhịp. 

Và nếu mẹ cảm thấy có cái gì đó đè vào bụng dưới, thì có khả năng đó là đầu của em bé chứ không phải bàn chân đang đè lên thành bụng mẹ.

Cách chọc thai nhi đạp

  • Ăn nhẹ: Em bé phản ứng với sự gia tăng lượng đường trong máu của mẹ nên sẽ có phản ứng chỉ sau một thời gian ngắn. Mẹ có thể ăn bánh quy, sữa chua,...
  • Đi bộ nhẹ nhàng hoặc đứng lên rồi ngồi xuống một vài lần
  • Chọc nhẹ hoắc lắc nhẹ bụng: Cần lưu ý không được làm quá mạnh vì có thể gây kích thích tử cung hoặc thậm chí là gây tổn thương cho con. 
  • Chiếu đèn pin vào bụng của mẹ: Từ tuần thứ 22, thai nhi đã có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối, vì vậy mẹ có thể cảm thấy em bé của mình phản ứng nếu mẹ chiếu đèn pin vào bụng
  • Nói chuyện với bé: Thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển vào khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 22, em bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ, tiếng máu chảy trong người, tiếng động lớn trong nhà và các âm thanh khác. Bé thậm chí có thể phản ứng lại bằng cách quay đầu, vặn vẹo... 
  • Nằm xuống: Tất cả những hoạt động mẹ làm trong ngày như đi bộ, chạy chậm và làm việc nhà sẽ tạo ra một cảm giác lắc lư dễ chịu cho em bé trong bụng và điều này thường giúp ru trẻ ngủ hơn là đánh thức trẻ dậy và khiến trẻ cử động. Vậy nên, khi mẹ tạm dừng đi lại xung quanh mà nằm xuống có thể sẽ khiến em bé thức dậy vì không còn được đung đưa nữa. Đó cũng là lý do tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều.

Em bé đạp bụng dưới đã quay đầu chưa?

Nếu bé đang đạp ở bụng dưới hoặc dưới rốn thì thường là bé chưa quay đầu và đang nằm ở ngôi mông. Chân bé duỗi xuống dưới nên mới có thể đạp ở phần bụng dưới.

 

 

Thai 26 tuần gò cứng bụng có khả năng là do cơn gò Braxton Hicks, đây là những cơn gò chuyển dạ giả để giúp cơ thể luyện tập cho ngày sinh thật. Thông thường cơn gò này thi thoảng mới xuất hiện, vậy nên nếu mẹ bị gò quá thường xuyên khi mới chỉ 26 tuần, hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
 

Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu em bé đạp vào bụng dưới và mẹ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy cấp
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Âm đạo chảy máu hoặc tiết dịch bất thường
  • Đau ở tay, chân hoặc ngực
  • Sốt trên 37 độ
  • Sưng tấy một vùng cơ thế
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau đầu dữ dội

Trên đây là những lưu ý mẹ cần biết khi thấy thai nhi 26 tuần tuổi đạp bụng dưới. Ngoài những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần bằng cách thai giáo hằng ngày cùng POH Thai giáo nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti