Hành trình mang thai: Thai 23 tuần đạp bụng dưới 

đăng bởi Thanh Thanh


Trong quá trình mang thai mẹ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi, trong đó bao gồm cả lý do tại sao em bé lại đạp ở vùng bụng dưới. Đôi khi cảm giác này có thể khiến mẹ cảm thấy lạ lẫm, nhưng không sao hết mẹ ơi, điều này là bình thường và có rất nhiều lý do khiến bé đạp bụng dưới nên mẹ đừng lo nhé.

 

 

Thai 23 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Tại sao con lại đạp ở bụng dưới?

Khi bước sang tuần 23 trong thai kỳ, trong bụng của mẹ vẫn còn rất nhiều chỗ để cho bé hoạt động thoải mái. Ở giai đoạn này, bé đang khám phá tay chân của mình và thử cử động chúng. Chuyển động này tương tự như ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chúng di chuyển chân tay một cách tự do để xem sẽ có điều gì xảy ra. Trong những lần bé đá, mức độ và vị trí “đá” sẽ khác nhau nên đôi khi mẹ có cảm giác như con đang đạp bụng dưới. 

Vậy nên thai 23 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không cần phải lo lắng.

Hình ảnh thai 23 tuần tuổi

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

  • Áp lực ít hơn: Khi nằm ngửa, tử cung và thai nhi không gặp nhiều áp lực từ trọng lực như khi mẹ đứng hoặc ngồi. Điều này làm cho thai nhi dễ dàng thực hiện các cử động hơn dẫn đến con sẽ đạp nhiều hơn.
  • Tư thế thoải mái hơn: Việc nằm ngửa thường là tư thế thoải mái nhất cho nhiều phụ nữ mang thai, và sự thoải mái này có thể khiến mẹ tập trung cảm nhận các cử động của thai nhi hơn
  • Áp lực dịch chuyển: Khi mẹ nằm ngửa, các cơ và mô xung quanh tử cung có thể tạo ra áp lực dịch chuyển, làm cho thai nhi đạp bụng hoặc thực hiện các cử động để thích nghi với áp lực này. Đây là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần lo đâu nhé.

Thai nhi đạp bụng dưới là trai hay gái?

Thai nhi đạp bụng như thế nào không phụ thuộc vào giới tính của thai. Cả trai và gái đều có thể đạp bụng, và thai đạp bụng dưới là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của thai nhi. Bé đạp bụng thể hiện con đang hoạt động và hệ thần kinh của con đang hoàn thiện dần, và điều này không phụ thuộc vào giới tính của thai nhi.

Nếu mẹ muốn biết giới tính của thai nhi thì có thể thực hiện siêu âm 4D thai 23 tuần hoặc xét nghiệm gen để xác định. 

Em bé đạp bụng dưới đã quay đầu chưa?

Thường đây là một dấu hiệu cho thấy em bé có thể đã quay đầu xuống dưới và đang đặt mặt lên phía trên của tử cung. Khi em bé quay đầu xuống, chân và bàn chân của chúng sẽ nằm ở phần trên của bụng, và vì vậy, những cú đạp sẽ cảm nhận được ở phần trên bụng hơn là phần dưới.

Tuy nhiên, mỗi thai nhi và mỗi thai kỳ đều có sự khác biệt. Để biết chắc chắn vị trí của em bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tiến hành siêu âm.

Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Trọng lượng của thai nhi ở tuần thứ 23 rất đa dạng và không có con số cụ thể được coi là chuẩn. Tuy nhiên, thông thường, thai nhi ở tuần thứ 23 có trọng lượng xấp xỉ khoảng 500-600 gram hoặc thậm chí có thể nặng hơn.

Quá trình tăng trọng của thai nhi không phải lúc nào cũng giống nhau trong tất cả thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng của mẹ, di truyền, và sức đề kháng của cơ thể của mẹ. 

 

 

Khi nào thì thai đạp bụng dưới là đáng lo?

Nếu em bé ở tư thế ngôi mông, mẹ sẽ cảm thấy bé đạp ở vùng bụng dưới nhiều hơn so với khi em bé ở ngôi thuận (đầu hướng xuống). Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo nếu 23 tuần mà bé vẫn chưa quay đầu đâu nhé. Bác sĩ có thể “lật” em bé trước ngày dự sinh. Đây được gọi là xoay thai ngoài hoặc ECV, trong đó bác sĩ sử dụng áp lực nhẹ nhàng nhưng đủ để lật em bé lại. Tuy nhiên, mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu thai đạp bụng dưới kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tiêu chảy nặng
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Chảy máu âm đạo hoặc dịch tiết bất thường
  • Đau ở cánh tay, ngực hoặc chân của bạn
  • Sốt trên 39 độ C
  • Sưng phù, phù nề nặng
  • Đau khi đi tiểu
  • Mờ mắt hoặc đau đầu dữ dội

Trên đây là tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 23 tuần đạp bụng dưới trong thai kỳ. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn về sức khỏe bé, mẹ tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nhé!

Ngoài sức khỏe thể chất, mẹ cũng cần tập trung vào việc phát triển tinh thần cho bé. Điều này không thể thấy bằng mắt thường hoặc đo đạc bằng máy móc, nhưng lại vô cùng quan trọng. Mẹ có thể thực hiện điều này thông qua việc thực hiện các hoạt động thai giáo hàng ngày cho con. Thai giáo thực sự rất có lợi và đã được chứng minh là có thể giúp con phát triển toàn diện thể chất và tình cảm, giúp con phát triển tối ưu từ trong bụng mẹ!

Ngoài cách đọc truyện, nghe nhạc cho con, mẹ tham khảo Cách chọc thai nhi đạp thông qua các hoạt động thai giáo. Đồng thời mẹ cũng có thể tham khảo giáo trình thai giáo đầy đủ theo ngày tại khóa học POH Thai giáo nhé! POH Thai giáo là khóa học cá nhân hóa cho từng mẹ và em bé. Hằng ngày mẹ chỉ mở app lên hoạt động với con theo hướng dẫn của app là thai giáo đã đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti