Giải đáp thắc mắc Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

đăng bởi Thanh Thanh


Khi thai nhi càng lớn, mẹ sẽ càng cảm nhận rõ rệt những cú đạp của bé. Khi thai nhi đạp xuống bụng dưới liệu có bất thường không? Hôm nay ba mẹ hãy cùng POH khám phá xem thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có sao không nhé!


1- Khi nào thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ?

Thai đạp là dấu hiệu của sự hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ, bao gồm các cử động, di chuyển, và hoạt động của tay chân, có thể là đấm đá, vặn vẹo, hay nhào lộn. 

Ban đầu, từ tuần thai nhi 8 tuổi, thai nhi đã bắt đầu có hoạt động, nhưng do kích thước của thai nhi còn quá nhỏ nên mẹ không cảm nhận được. Khoảng 12 tuần trở đi thì mẹ có thể cảm nhận thoáng qua giống như con cá quẫy đuôi, con tôm búng hay bắp rang nổ.. Đến khi thai nhi đạt 16 tuần trở lên, mẹ có thể cảm nhận rõ rệt được cử động của thai nhi.

Thường thì những người mang thai con thứ sẽ dễ cảm nhận thai đạp hơn so với những người mang thai con đầu lòng. Và những mẹ có rau bám mặt trước cũng cảm nhận thai đạp rõ bằng các mẹ có rau bám mặt sau.


2- Thai nhi 22 tuần đạp bụng mẹ nhiều không?

Thường thì khi đạt 22 tuần tuổi, thai nhi sẽ đạp nhiều hơn so với các giai đoạn trước đó. Bé có thể thực hiện nhiều động tác như nấc, vặn mình, lộn nhào, co duỗi cơ thể trong bụng mẹ. Nhiều người mẹ khi được hỏi về hoạt động của thai nhi 22 tuần thường miêu tả như một con cá đang bơi, vùng vẫy trong bụng. Đây đều là những Dấu hiệu thai 22 tuần khỏe mạnh.

Lý do khiến thai nhi 22 tuần đạp nhiều hơn là do nhu cầu vận động của bé, khi bé cần tìm kiếm cảm giác thoải mái nhất trong bụng mẹ. Thường thì ở giai đoạn này, bé có thể đạp từ 15 - 20 lần/ngày.

Một số em bé có thể đạp nhiều vào ban đêm, trong khi số khác lại đạp nhiều vào ban ngày. Cũng có những em bé liên tục chuyển động cả ban ngày lẫn ban đêm trong bụng mẹ.

Hay nếu có mẹ thực hành thai giáo thường xuyên và đều đặn. Bé sẽ “tương tác” lại với mẹ khi mẹ thực hành thai giáo trong ngày bằng những cú đạp. Nếu mẹ thai giáo đúng cách, sự tương tác của bé sẽ thể hiện sự thích thú, hưởng ứng và có hiệu quả tốt tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy tham khảo chương trình POH Thai giáo nhé!

 

 

Thai nhi thường dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ trong bụng mẹ, khoảng 17 tiếng/ ngày, mỗi lần/giấc kéo dài 40-45 phút. Tuy nhiên, nếu bạn đang bận hoặc đang di chuyển, có thể bạn không thể cảm nhận được những cú đạp nhẹ của em bé.

Thường thì "giờ cao điểm" của em bé (khi bé đạp mạnh và nhiều nhất) thường xảy ra sau bữa ăn, sau khi mẹ tập thể thao, và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Do đó, các mẹ bầu dành khoảng thời gian cố định trong ngày để theo dõi tần suất đạp của bé.Thai nhi 22 tuần ít đạp có sao không? Nếu thai nhi 22 tuần đột ngột đạp rất ít hoặc giảm đáng kể số lần đạp, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần


3- Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thông thường, thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới của mẹ là điều bình thường. Nguyên nhân khiến thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới thường là do:

- Mẹ bầu ăn quá no, dẫn đến dạ dày căng tức và tạo áp lực lên tử cung. Thai nhi có thể đạp vào bụng dưới để thông báo cho mẹ biết rằng "con khó chịu mẹ ạ!".

- Âm thanh quá lớn trong môi trường bên ngoài cũng có thể khiến thai nhi khó chịu. Khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chịu đựng, thai nhi có thể đấm, đạp và đá vào bụng dưới của mẹ, hy vọng mẹ thay đổi được tiếng ồn để thai nhi có thể yên tĩnh nghỉ ngơi trở lại.

- Hay khi mẹ nằm nghiêng, khiến bé thoải mái, bé cũng sẽ đạp bụng dưới của mẹ. Khi mẹ nằm nghiêng, đây được coi là tư thế tốt nhất cho cả mẹ và bé, giúp tránh nguy cơ phù nề chân tay do tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ. Ngoài ra, việc mẹ bầu nằm nghiêng tạo không gian thoải mái giúp bé tự do vận động và xoay người hơn. Vì vậy, thai nhi trở nên hiếu động hơn và có thể đạp vào bụng dưới của mẹ, như một bộ môn thể thao yêu thích, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
 

 

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới lại là dấu hiệu bất thường:

Những trường hợp khi thai nhi đạp vào bụng dưới có thể không bình thường bao gồm:

- Tần suất đạp của thai nhi quá thường xuyên, vượt quá 20 lần/ngày.

- Lực đạp của thai nhi vào bụng dưới mạnh hơn thời điểm trước đó, ngay cả khi mẹ bầu không đói và không ở trong môi trường ồn ào.

- Thai nhi đạp vào bụng dưới gây ra xuất huyết âm đạo, đau bụng hoặc cả hai.

- Thai nhi đạp vào vùng bụng dưới và gây ra dấu hiệu rò rỉ nước ối ở mẹ.


Tất cả những dấu hiệu này có thể cho thấy thai nhi có vấn đề bất thường trong bụng mẹ, có thể do chế độ ăn uống không đúng cách của mẹ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của thai nhi, hoặc có thể do thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hoặc mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh xã hội lây nhiễm sang thai nhi thông qua nước ối, nhau thai, dây rốn.

Nếu gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tóm lại, nếu thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới nhưng không kèm các dấu hiệu bất thường như trên thì mẹ có thể an tâm rằng thai nhi đang phát triển bình thường.

Ngoài ra mẹ đừng quên duy trì thai giáo cho con mỗi ngày với khóa học POH Thai giáo nhé! Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thai giáo mỗi ngày không chỉ giúp mẹ hạnh phúc, khỏe khoắn hơn, mà còn giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong trứng nước!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti