Thai ngôi mông

đăng bởi

 

Thai ngôi mông là gì?

Đến khoảng 8 tháng, không có nhiều chỗ trong tử cung. Hầu hết các em bé tối đa hóa các khu vực chật chội trong tử cung bằng cách quay đầu xuống bên dưới, và khi sinh, đầu bé sẽ ra trước. Đây được gọi là thai ngôi đầu.

Khác thai ngôi đầu, với thai ngôi mông, chân và mông của bé sẽ ra trước.

Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ có thể biết được vị trí của em bé bằng cách cảm nhận bụng của mẹ bầu và xác định vị trí đầu, lưng và mông của em bé.

Bác sĩ có thể nhận biết vị trí của bé thông qua thăm khám hoặc siêu âm

Nếu vị trí của em bé không rõ ràng trong khi khám bụng ở tuần 36, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để xác định vị trí của bé.

Thai nhi 38 tuần chưa quay đầu phải làm sao?

Với những em bé không xoay đầu xuống ở thời điểm này hoặc ở tuần thai thứ 37 hay thai 36 tuần chưa quay đầu, bác sĩ sẽ để nghị xoay đầu cho bé, nếu mẹ bầu đủ tiêu chuẩn.

Kỹ thuật này được gọi là xoay thai bên ngoài (ECV), được thực hiện bằng cách tạo áp lực lên bụng của mẹ bầu, làm giã tử cung và dùng tay điều chỉnh tư thế của em bé.

Tỷ lệ thành công của thai ngôi mông là 58%, con số này đối với thai ngôi ngang là 90%. Nhưng đôi khi, một số trường hợp, ngôi thai lại quay về vị trí ngược như ban đầu.


 

Hình ảnh minh hoa thai ngôi mông phổ biến ở các mẹ bầu

ECV có hiệu quả tốt hơn đối với mẹ bầu không phải mang thai lần đầu tiên.

Không phải tất cả phụ nữ có thể sử dụng kỹ thuật này ECV. Nếu mẹ mang song thai, đa thai hoặc có những biến chứng phức tạp do chảy máu hoặc quá ít nước ối, nhau thai tiền đạo, hoặc phải sinh mổ trước đó, mẹ bầu sẽ không thể thực hiện xoay ngôi thai.

 

 

ECV như thế nào?

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu?

ECV sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định.

Mặc dù hiếm nhưng biến chứng nặng có thể xảy ra. Ví dụ, ECV có thể khiến nhau thai tách ra khỏi thành tử cung dẫn đến việc mẹ phải thực hiện sinh mổ ngay.

Quy trình này cũng có thể làm giảm nhịp tim của em bé, nếu không tự giải quyết nhanh chóng, sẽ cần phải sinh ngay.

Vì những lý do này, bác sĩ nên làm sẵn thủ tục cho việc sinh mổ trong trường hợp khẩn cấp.

Kỹ thuật xoay ngôi thai có thể dẫn đến sinh mổ ngay lập tức

Trước hết mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu. Với những mẹ có Rh âm tính nên được tiêm globulin miễn dịch Rh trừ khi bố của em bé cũng âm tính với Rh. Nhịp tim của em bé sẽ được theo dõi trong một thời gian trước và sau khi tiến hành ECV.

Mẹ bầu sẽ được siêu âm trước để kiểm tra vị trí của em bé, vị trí của nhau thai và lượng nước ối. Siêu âm sẽ được lặp lại sau khi thực hiện ECV.

Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc thư giãn tử cùng sẽ giúp ECV có tỷ lệ thành công cao hơn.

 

 

Nếu thai nhi không quay đầu, mẹ bầu có cần phải sinh mổ hay không?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mẹ bầu có thể sinh thường nếu mang thai đôi trong đó em bé đầu tiên ở tư thế thuận (Đầu quay xuống dưới) và em bé thứ hai thì ở vị trí ngược.

Tuy nhiên, đại đa số các thai ngôi mông đều dẫn đến sinh mổ.

Những kỹ thuật thay thế nào mẹ bầu có thể cố gắng dỗ bé quay đầu?

Dưới đây là một số phương pháp thay thế mẹ có thể nghe về. Không có bằng chứng khoa học về tính hiệu quả và mức độ an toàn của các phương pháp này, bởi vậy nếu muốn thực hiện hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có quan điểm cho rằng nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu, thế nhưng các chuyên gia khuyến khích mẹ nên nằm nghiêng bên trái vì những lợi ích đối với con yêu

  • Hãy để trọng lực giúp đỡ. Thực hiện những tư thế sau hai lần một ngày, bắt đầu từ khoảng 32 tuần. Ý tưởng là sử dụng trọng lực để giúp em bé lộn nhào vào tư thế thuận.

Hãy chắc chắn là mẹ bầu thực hiện những động tác này khi bụng đói. Và chắc chắn rằng có ai đó ở quanh để giúp mẹ đứng dậy nếu bắt đầu cảm thấy lâng lâng.

Nằm thẳng lưng và nâng xương chậu sao cho cách sàn nhà từ 23 đến 30cm. Hỗ trợ hông với một cái gối và giữ ở vị trí này trong năm đến 15 phút.

Thay phiên, quỳ gối với cẳng tay trên sàn, đẩy mông lên. Giữ nguyên vị trí này trong năm đến 15 phút.

Lưu ý: Nếu cảm thấy không thoải mái, hãy ngừng thực hiện

  • Bấm huyệt ngón chân
  • Đi bộ giúp bé quay đầu là một phương pháp mà mẹ nên áp dụng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và con yêu

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo