Viêm gan B là một bệnh quen thuộc hiện nay, chứng bệnh gan truyền nhiễm có nguyên nhân từ virus HPV. Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm vì nếu không chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan thậm chí là tử vong…
Khá nhiều mẹ bầu khi có con rồi mới biết mình bị viêm gan B, trong tình huống này mẹ bầu phải giải quyết thế nào, chúng ta cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Viêm gan B phổ biến như thế nào?
Biểu hiện của mẹ bầu bị viêm gan B
Viêm gan B lây lan như thế nào?
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm gan B là gì?
Viêm gan là tên gọi khi phù (viêm) gan. Có nhiều loại viêm gan khác nhau. Viêm gan B là do 1 loại virus gây nên. Nó được truyền từ người này sang người khác qua các loại dịch trong cơ thể, như máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo.
Hệ thống miễn dịch của mẹ có thể bảo vệ mẹ chống lại viêm gan B. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh có thể chống lại sự ảnh hưởng của viêm gan B trong vòng vài tháng mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, có tới 1/10 người trưởng thành bị nhiễm và tiếp tục mang vius viêm gan B. Điều này được gọi là viêm gan mãn tính hoặc kéo dài. Theo thời gian, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Thật không may, không có thuốc để chữa viêm gan B mãn tính, nhưng chăm sóc sức khỏe tốt và có lối sống lành mạnh có thể hạn chế được sự phát triển của bệnh.
Nếu mẹ bị viêm gan B trong khi mang thai, mẹ có thể truyền virus sang con. Đó là lí do tại sao tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện viêm gan B. Không giống như người lớn, phần lớn trẻ nhỏ không thể tự kháng lại bệnh.
Nếu mẹ nhiễm virus, tiêm phòng và điều trị sau khi sinh có thể bảo vệ bé. Nếu nồng độ virus trong máu của mẹ cao, bác sĩ cũng có thể khuyên mẹ dùng thuốc trong khi mang thai để bảo vệ bé tốt hơn.
Mời mẹ tham khảo thêm: Hỏi đáp - Viêm gan B và chích ngừa viêm gan B trong thai kỳ
Viêm gan B phổ biến như thế nào?
Phụ nữ từ một số cộng đồng dân tộc có nguy cơ mắc cao hơn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sắp làm mẹ là người da đen châu Phi, Pakistan và Trung Quốc thường xuyên mắc viêm gan B nhất. Những người da trắng không phải người Anh có tỷ lệ mắc cao hơn.
Có thể là do những phụ nữ này có mối liên quan với các quốc gia nơi nhiễm trùng phổ biến hơn. Những khu vực này bao gồm Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á, khu vực phía nam của Trung Âu và Đông Âu, khu vực Amazon, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ.
Bất cứ ai đi du lịch đến các nơi dễ mắc viêm gan B đều nên tiêm vắc-xin để bảo vệ chống lại virus.
Biểu hiện của mẹ bầu bị viêm gan B
Mẹ bầu bị viêm gan B có những biểu hiện gì?
Việc mẹ bầu bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào kết quả của quá trình thăm khám. Thế nhưng những mẹ bầu có mắc bệnh viêm gan B cũng có thể có những biểu hiện sau đây:
- Vàng da
- Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội
- Chán ăn và cơ thể luôn mệt mỏi.
- Tuy đã trải qua 3 tháng ốm nghén nhưng mẹ bầu bị viêm gan B vẫn có cảm giác buồn nôn.
Khi mang thai thì mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm viêm gan B nếu như không chắc chắn vì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con của viêm gan B khá cao.
Viêm gan B lây lan như thế nào?
Bởi vì viêm gan B cần 1 thời gian dài để ủ bệnh, nên khó có thể nói 1 người mắc phải nó như thế nào. Chúng ta biết virus lây lan phổ biến theo những con đường sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus.
- Lây qua đường máu, chẳng hạn như việc dùng chung kim tiêm khi chích thuốc hoặc thông qua vết thương nếu làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
- Trong khi mang thai và sinh nở, từ mẹ sang con.
Máu bị nhiễm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua vết xước hoặc vết cắt, điều đó có nghĩa là mẹ có thể nhiễm bệnh từ:
- Kim đã nhiễm bệnh được sử dụng để xăm hoặc xỏ khuyên.
- Dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu với người nhiễm virus.
- Được chữa bệnh hoặc điều trị nha khoa khi các dụng cụ chưa được khử trùng đúng cách hoặc truyền máu tại các nơi mà máu chưa được kiểm duyệt virus. HIện nay, tất cả máu được sử dụng truyền máu đều được sàng lọc viêm gan B.
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thể viêm gan B sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai hay việc sinh nở. Tuy nhiên, có thể có 1 vài rủi ro gia tăng, điều đó có nghĩa việc chăm sóc tiền sản là rất quan trọng.
Nếu mẹ mắc viêm gan B cấp tính, có thể dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Có nguy cơ biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường thai kỳ và con bị nhẹ cân. Tuy nhiên, có những điều được cho là tổn thương gan do viêm gan B gây ra không phải là do nhiễm trùng.
Mẹ có thể truyền viêm gan B cho con. Điều này chủ yếu xảy ra trong khi sinh, thông qua tiếp xúc với máu và dịch cơ thể mẹ. Việc lây truyền từ mẹ qua bé không phụ thuộc vào cách sinh, vì vậy mắc viêm gan B không liên quan đến việc sinh mổ.
Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B, con cần được tiêm vắc-xin viêm gan B khi sinh. Một số bé cũng cần được tiêm kháng thể (còn gọi là immunoglobulin) chống lại viêm gan B.
Nếu tải lượng virus của mẹ cao con sẽ cần tiêm kháng thể, nhưng nếu con bị thiếu cân, con cần được tiêm ngay cả khi tải lượng virus của mẹ thấp. Con cần được theo dõi và xét nghiệm máu, và điều quan trọng là phải hoàn thành những việc trên để được bảo vệ tuyệt đối.
Con cần được tiêm vắc-xin sau đó 1 tháng, sau đó tiêm thêm 1 liều khác sau 2 tháng và 1 liều khác nữa sau 12 tháng. Khi được khoảng 1 tuổi con cần được kiểm tra máu để xem virus đã biến mất chưa. Khi được 5 tuổi con nên tiêm thêm 1 liều vắc-xin nữa.
Con cần được tiêm chủng và xét nghiệm máu đúng lúc, đặc biệt nếu mẹ sinh non. Nếu không có vắc-xin tỷ lệ là 1 trong 10 trẻ nhiễm viêm gan B lây truyền từ mẹ bị viêm gan mãn tính.
Nếu mẹ mắc viêm gan B, mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ miễn là con đã được tiêm phòng.
Chẩn đoán viêm gan B cho mẹ bầu
Mẹ sẽ được khuyến nghị xét nghiệm máu sớm trong thai kỳ để kiểm tra viêm gan B. Thường mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
Bác sĩ cần được biết nếu mẹ mắc viêm gan B để họ có thể chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé. Nếu xét nghiệm sàng lọc của mẹ là dương tính, chồng và người thân trong gia đình cần được sàng lọc hoặc tiêm phòng nếu cần thiết. Mẹ cũng cần được sàng lọc HIV và các bệnh gan khác, chẳng hạn như viêm gan C.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B thường được phát hiện sau 2 đến 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm. Có 2 giai đoạn của bệnh:
- Các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như mệt mỏi, nhức và đau đến 10 ngày.
- Các triệu chứng tiếp theo có thể là vàng da (vàng da và tròng mắt trắng), chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi trong vòng 1 đến 3 tuần.
Các mẹ có thể cảm thấy không khỏe trong vài tháng và có các triệu chứng vàng da khác, bao gồm ngứa da, nước tiểu có màu đậm và phân có màu nhạt.
Những người khác có thể hoàn toàn không biết họ bị viêm gan B mãn tính, vì các triệu chứng duy nhất của họ là mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều năm sau khi mắc bệnh viêm gan B, chúng phát triển thành viêm gan mãn tính.
Mẹ bầu được điều trị viêm gan B như thế nào?
Nếu xét nghiệm máu trước sinh cho thấy mẹ mắc viêm gan B, mẹ sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về các xét nghiệm và điều trị thêm.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ xét nghiệm để đo nồng độ virus viêm gan B trong máu của mẹ. Đo nồng độ virus viêm gan B được gọi là tải lượng virus. Nếu tải lượng virus cao, mẹ có thể được khuyến nghị điều trị bằng 1 loại thuốc gọi là Tenofovir (Viread) để giảm nguy cơ lây bệnh cho bé.
Tiêm thuốc giúp mẹ không truyền bệnh sang con
Việc điều trị có thể bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ ba, tùy thuộc vào nồng độ tải lượng virus. Mẹ nên điều trị liên tục trong vòng 4 đến 12 tuần sau khi sinh con. Bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc lâu hơn nếu có lợi cho sức khỏe của mẹ.
Nếu tải lượng virus thấp hơn, có khả năng bác sĩ sẽ không khuyến nghị mẹ bắt đầu điều trị trong thời gian này, trừ khi mẹ mắc các bệnh lý về gan.
Có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B khác nhau, và 1 số loại được biết không an toàn khi mang thai. Vì lí do này, nếu mẹ đã biết mình bị viêm gan B mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có em bé.
Nếu mẹ đã điều trị khi mang thai, hãy chắc chắn rằng mẹ nói với bác sĩ trong trường hợp bác sĩ cần thay đổi thuốc.
Nếu mẹ mắc viêm gan B khi mang thai, nhiễm trùng có thể tái phát sau khi sinh.
Nguồn: Babycenter
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----