Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh, mẹ có đỡ nghén hơn?

đăng bởi Minh Tâm

 

Bầu 14 tuần là bao nhiêu tháng? 

Thai 14 tuần tương đương với 3 tháng 1 tuần (+/-2 ngày). Hiện tai, mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Hành trình mang thai của mẹ còn lại 26 tuần nữa. 

Ở tuần 14, mẹ cảm thấy thế nào? 

Thai 14 tuần bụng đã to chưa?

Em bé càng lớn thì đỉnh tử cung của mẹ càng nhô cao lên. Do đó, nhìn bên ngoài thì bụng của mẹ cũng sẽ lớn hơn và nhô cao. Khoảng cách giữa xương chậu và điểm cao nhất của tử cung (chóp trên) ở thời điểm này là khác nhau ở từng mẹ. Nhưng khoảng cách trung bình là 16cm. 

>> Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh

Hình ảnh bụng bầu 14 tuần

Thai 14 tuần vẫn còn nghén?

Bước sang đầu tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, mẹ vẫn nghén ngẩm là điều bình thường nha. Chứng tỏ thai nhi vẫn đang khỏe mạnh.

Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi mẹ ít buồn nôn và đỡ mệt hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa thấy khỏe hẳn vì các triệu chứng không mấy dễ chịu này sẽ hết từ từ và chưa thể biến mất hoàn toàn vào thời điểm này. 

Mẹ bầu 14 tuần không tăng cân cũng là điều dễ hiểu, có mẹ còn bị sụt cân nhẹ. Bởi một số triệu chứng nghén này vẫn còn nên mẹ vẫn chưa thể ăn uống được bình thường.

Mẹ nhớ bổ sung thêm vitamin tổng hợp, sắt và canxi phù hợp để đảm bảo dưỡng chất cho bé giai đoạn này nhé! Sắp tới ăn uống bình thường mẹ có thể tăng cân vù vù đó.

Cơ thể có nhiều năng lượng hơn

Cảm giác mệt mỏi trong thai kỳ thường không rõ nguyên nhân. Nhưng sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể cũng có thể là yếu tố có gây ảnh hưởng. 

Cuối tam cá nguyệt thứ nhất, lượng hóc-môn giảm xuống, nhờ đó mà mẹ cũng ít mệt hơn, mà thậm chí còn nhiều năng lượng hơn.

Có thể mẹ sẽ hăng hái hơn trong việc dọn dẹp nhà cửa, vào bếp nấu ăn hay trồng hoa làm vườn. Trông mẹ tràn đầy năng lượng, giống như bù đắp những ngày tháng ủ rũ trước đó. 

Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn với tất cả các mẹ bầu. Cảm giác mệt mỏi có thể tiếp diễn và thậm chí là mạnh mẽ hơn trong khoảng thời gian sắp tới của thai kỳ. 

Ngực bớt căng cứng hơn

Sau tam cá nguyệt thứ nhất, các triệu chứng mang thai của mẹ có sự chuyển biến. Và tình trạng căng cứng ngực cũng vậy, ngực mẹ bớt căng hơn so với trước.

Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ vẫn thấy khó chịu vì các mô ở ngực đang phát triển, chuẩn bị cho chức năng tiết sức để mẹ cho bé bú sau khi chào đời. 

Chảy máu chân răng

Khoảng một nửa phụ nữ mang thai gặp tình trạng lợi sưng đỏ, cứng và chảy máu khi đánh răng. Tình trạng viêm lợi một phần xuất phát từ sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể. Lợi trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn. 

Chảy máu chân răng gây nên cảm giác khó chịu và đau đớn nên chắc mẹ sẽ không muốn “sống chung” với nó đâu đúng không? 

Để khắc phục tình trạng này, ngoài đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần, mẹ nên súc miệng sau bữa ăn để thức ăn không bám trong các kẽ răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, mẹ chú ý đi lấy cao răng thường xuyên để giữ cho răng miệng sạch sẽ hoặc điều trị bệnh răng miệng nếu có. 

 

 

Ham muốn tình dục 

Những triệu chứng ban đầu của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến ham muốn gần gũi của mẹ trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Tuy nhiên, khi cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, căng cứng ngực giảm - cùng với đó là sự lo lắng ảnh hưởng đến em bé trong bụng không còn nhiều - thì nhu cầu tình dục quay trở lại, mẹ muốn gần gũi với ba nhiều hơn. 

Nếu ba mẹ đang có điều gì đó lo lắng về việc quan hệ gần gũi thì nên nhờ bác sĩ tư vấn. Thông thường, quan hệ trong thai kỳ là an toàn nếu không gây nên các biến chứng như bong nhau thai hay chảy máu âm đạo.

Sau thời gian gần gũi, mẹ sẽ thấy bị chuột rút nhẹ vì cảm giác cực khoái gây nên các cơn co thắt nhẹ ở tử cung. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất nên mẹ không cần lo lắng nhé!

Nốt ruồi

Trong thời gian mang thai, làn da của mẹ có nhiều sự thay đổi. Trong đó, nếu mẹ để ý sẽ thấy trên cơ thể mình xuất hiện thêm các nốt ruồi mới hoặc các nốt ruồi cũ có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng. 

Quá trình mang bầu mang đến những thay đổi thú vị cho những nốt ruồi trên da, kích thước của chúng thường thường sẽ lớn hơn và màu đậm hơn trước. 

Những triệu chứng bất thường

Các triệu chứng một số mẹ bầu gặp phải là bầu 14 tuần bụng căng cứng, bầu 14 tuần đau bụng lâm râm, nhói bụng dưới khi mang thai.

Đây chưa hẳn là các dấu hiệu nguy hiểm về thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn cho mình và em bé, mẹ nên đi thăm khám. Càng để lâu thì mẹ sẽ càng bất an, và đôi khi còn làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Mẹ bầu 14 tuần đau bụng lâm râm

Bầu 14 tuần nên nằm như thế nào?

Ngày trước, lúc chưa có bầu, mẹ nằm tư thế nào cũng được. Mà giờ mang bầu rồi, nằm không đúng tư thế một cái thôi là khó chịu ngay vì áp lực khối lượng của em bé đè lên tử cung đó. 

Tư thế được khuyến cáo cho các mẹ trong các giai đoạn mang thai là nằm nghiêng sang bên trái. 

Theo nghiên cứu khoa học, thai nhi sẽ hấp thụ thêm nhiều dưỡng chất khi mẹ nằm nghiêng sang trái. Tiếp đến, tư thế nằm nghiêng sẽ giúp mẹ giảm áp lực lên phía dưới chân và lưng, từ đó mẹ thấy dễ chịu hơn. Hơn nữa, nếu mẹ nằm nghiêng thì gan sẽ không bị áp lực do tử cung đè lên. Cuối cùng, tư thế này giúp thúc đẩy lưu thông máu đến thai nhi. 

Tất nhiên không phải là mẹ cứ nằm nguyên một tư thế vì như thế sẽ rất mỏi, đôi khi còn khiến mẹ đau cơ, đau khớp nữa. Vì thế, sau khi thấy mỏi, mẹ hãy đổi tư thế hoặc ngồi lên và đi lại một lúc rồi nằm lại. 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh? Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Thai 14 tuần nằm ở vị trí nào? Thai 14 tuần đã ổn định chưa?

Thai nhi lúc này đang nằm trong tử cung của mẹ. Em bé đang phát triển ổn định và có những thay đổi lớn về cơ thể vật lý và phản xạ. 

Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển ra sao? 

Các cơ quan của bé đang diễn ra rất nhiều sự thay đổi, cụ thể:

  • Nhịp tim thai nhi 14 tuần tuổi khoảng 140-150 nhịp/ phút
  • Bộ phận sinh dục đang hoàn thiện
  • Ruột đã thực hiện chức năng khi em bé thải phân su
  • Gan tiết mật
  • Tuyến giáp bắt đầu sản sinh hóc-môn
  • Trên mặt bé có lông tơ
  • Nang tóc bắt đầu hình thành

Khi xem hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi qua màn hình siêu âm, mẹ có thể thấy những cử động đáng yêu của bé như cau mày, nheo mắt, nhăn mặt. Ngoài ra còn có cử động nuốt và nhai nữa. 

>> Mẹ tham khảo thêm sự phát triển của thai nhi tại Thai nhi tuần thứ 14

Hình ảnh siêu âm thai 14 tuần tuổi

Kích thước thai nhi 14 tuần tuổi

Ở tuần 14, em bé của mẹ có kích thước tương đương với một quả chanh vàng. Chiều dài cơ thể của con khoảng 9cm và cân nặng là khoảng 90g. 

Thai 14 tuần biết gò chưa?

Ở tháng thứ 4, cơn gò sinh lý (tên gọi khác là cơn gò chuyển dạ giả) xuất hiện. Thông thường, những cơn gò không có tính chu kỳ và không đều. Đôi lúc mẹ sẽ thấy thai 14 tuần bị gò cứng bụng.

Khi đối diện với những cơn gò sinh lý này, mẹ sẽ luyện được khả năng chịu đựng cơn đau - một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong giờ phút sinh em bé. 

Có một sự thật thú vị là con người có thể chịu được tối đa 24 đơn vị đau (Del Unit). Nhưng khi chuyển dạ, người phụ nữ phải chịu cơn đau lên đến 57 đơn vị đau - tương đương với lúc bị gãy 20 cái xương cùng lúc. 

Cảm giác đau đớn mà những cơn gò mang đến chưa “thấm thoát” gì đối với lúc trở dạ. Vì vậy mới nói cơn đau trong giai đoạn này chỉ là để “tập dượt” mà thôi. 

Thai 14 tuần đã máy chưa? 

Thai nhi không những máy rồi mà còn máy mạnh mẽ hơn những tuần trước đó mẹ ạ. Em bé sẽ ngọ nguậy, ưỡn mình, dang chân tay… Khi đặt tay lên bụng, có thể mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ cử động của bé. 

Mỗi khi cảm nhận được thai máy, mẹ thử chạm tay vào bụng, xoa nhẹ và đón chờ phản ứng của em bé. Có thể bé sẽ tiếp nhận được sự kích thích và phản ứng lại. Đó có thể xem là những tương tác đầu đời của em bé với ba mẹ. 

Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? 

Bộ phận sinh dục thai nhi 14 tuần tuổi đang phát triển mạnh mẽ. Nếu thai nhi là bé gái thì những rãnh nhỏ đang hình thành thành âm vật. Còn thai nhi là bé trai thì dương vật cũng đang hình thành. Vì vậy, hình ảnh siêu âm bé gái 14 tuần tuổi và hình ảnh siêu âm bé trai 14 tuần tuổi sẽ có sự khác nhau. 

Kết quả siêu âm thai nhi 14 tuần tuổi chỉ cho kết quả chính xác khoảng 60% về giới tính của bé mà thôi. Nếu muốn chính xác hơn thì mẹ cần đợi đến lịch thăm khám định kỳ ở tuần 20 trở đi. 

Thai 14 tuần đã biết trai hay gái chưa?

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi

Trong tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể vật lý và tinh thần của mẹ có những cải thiện tích cực. Các triệu chứng thời kỳ đầu mang thai giảm dần và mẹ như được tiếp thêm năng lượng.

Hơn nữa, bụng mẹ cũng chưa quá lớn nên việc đi lại chưa gặp quá nhiều khó khăn. Có thể nói, tam cá nguyệt thứ hai là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong thai kỳ. 

Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Ở tuần 14, nguy cơ sảy thai đã thấp đi nhiều rồi. Em bé đang phát triển ổn định trong bụng mẹ. Dù vậy thì nhiều mẹ vẫn đợi đến lúc tận mắt nhìn thấy con yêu chào đời, được ngắm nhìn và nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé mới “chắc cú”. Đó là tâm lý chung của những bà mẹ mà!

Tinh thần của mẹ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó, mẹ hãy tự mình động viên chính mình, hoặc tâm sự với chồng, với những người mình tin tưởng. Ngoài ra, xem các chương trình giải trí, nghe nhạc hoặc đọc sách về thai kỳ cũng giúp mẹ thư giãn và hiểu nhiều hơn về tuần thai của mình. 

Nếu tinh thần của mẹ luôn ở mức thấp, cảm thấy lo lắng và bất an thường xuyên thì nên đến gặp chuyên gia tâm lý. Có không ít mẹ bầu vì quá căng thẳng mà đã mắc hội chứng trầm cảm trước sinh. Mẹ không nên chủ quan nhé ạ!

Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Những tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ luôn có cảm giác chán ăn, nhìn gì cũng không muốn ăn. Vậy thì bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ nên tận dụng cơ hội để tập trung vào việc bổ sung dưỡng chất.

Em bé đang phát triển rất nhanh và có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, do đó cần nhiều chất dinh dưỡng để đạt được tiềm năng tối ưu.

Hằng ngày, mẹ đảm bảo chế độ ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản: Bột đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Trung bình, mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai cần nạp thêm 340 calo mỗi ngày. Nếu mẹ đang thừa cân hoặc thiếu cân, mang thai đôi hoặc đa thai thì lượng calo nạp vào nhiều hay ít phụ thuộc vào mục tiêu tăng cân trong thai kỳ. Mẹ có thể nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để xây dựng được chế độ dinh dưỡng tốt nhất. 

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

Dinh dưỡng cân bằng là một trong những cách dưỡng thai 14 tuần tuổi

Vận động nhẹ nhàng

Ngay cả khi em bé đã phát triển ổn định trong bụng mẹ rồi thì vẫn chưa đủ lớn để khiến mẹ cảm thấy khó khăn khi vận động. Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thích hợp để mẹ tập thể dục nhẹ nhàng nhằm rèn luyện sức khỏe. 

Các chuyên gia khuyến nghị các mẹ bầu nên vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần. Các bài tập giúp giảm các biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ và nguy cơ sinh mổ. Ngoài ra, những mẹ chăm chỉ vận động khi mang thai cũng sẽ hồi phục nhanh hơn sau khi sinh bé. 

Mẹ thử tập yoga, ngồi thiền, tập các bài giãn cơ, đi dạo trong vườn nhé! Các bài tập, động tác nhẹ nhàng giúp cơ thể mẹ khoẻ khoắn hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho lần sinh sắp tới. 

Lên kế hoạch đi nghỉ dưỡng

Tam cá nguyệt thứ hai là quãng thời gian lý tưởng để ba và mẹ cùng lên một kế hoạch đặc biệt với nhau. Khi em bé chào đời, ba mẹ sẽ chẳng có nhiều thời gian dành cho nhau nữa. Trước khi cuộc sống gia đình bước sang trang mới, ba mẹ nên tranh thủ đi chơi để thư giãn và gắn kết với nhau hơn. 

Trước khi lên kế hoạch, mẹ có thể nghe lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu đến giờ mẹ chưa có biến chứng nào thì những chuyến đi chơi hầu như không gây nguy hiểm. Giai đoạn 14-28 tuần là rất thích hợp để mẹ thư giãn tinh thần bằng một chuyến “hẹn hò riêng” với ba đó. 

Chú ý đến lịch thăm khám

Đến tuần thứ 16, mẹ sẽ có lịch khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ thực hiện kỹ thuật chọc dò ối trong các trường hợp sau đây:

  • Gia đình hai bên có tiền sử rối loạn di truyền
  • Mẹ đã từng siêu âm và kết quả cho thấy dấu hiệu bất thường
  • Mẹ đã có bé bị rối loạn di truyền
  • Độ tuổi của mẹ: từ 35 trở lên ở thời điểm sinh em bé

Mục đích của chọc dò ối là để khẳng định thêm nguy cơ bất thường ở thai nhi. Vì vậy, mẹ nên thực hiện để biết rõ hơn về sự phát triển của con.

 

 

Lưu ý khi đi lại

Dưới đây là một số bí quyết để việc đi lại của mẹ được dễ dàng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi:

  • Luôn thắt dây an toàn khi ngồi xe ô tô, máy bay
  • Tránh những khu vực không an toàn như sàn trơn, nhiều bậc thang
  • Kiểm tra sức khỏe ở địa điểm đến (nếu cần thiết)
  • Không ngồi một chỗ quá lâu. Sau khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng ngồi trên phương tiện, mẹ nên đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng để giãn các cơ và tăng lưu thông máu. 
  • Không ngồi xe ô tô quá 6 tiếng một ngày
  • Uống đủ nước trên hành trình (đặc biệt là khi đi máy bay)
  • Nói chuyện với bác sĩ về chuyến đi của mình
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái

Máy quét an ninh ở sân bay không gây nguy hiểm đến thai nhi. Do đó, mẹ đừng quá lo nhé!

Thai giáo cho con

Ngay từ khi thai nhi mới 14 tuần tuổi, em bé đã bắt đầu quá trình học tập. Lúc này, não bộ và thính giác của thai nhi đang phát triển rất mạnh mẽ. Nếu ba mẹ thực hành thai giáo cho em bé trong giai đoạn này thì sẽ giúp tối ưu tiềm năng phát triển.

Để giúp con làm điều này tối ưu nhất ba mẹ nên đăng ký một gói thực hành thai giáo. Quan trọng nhất là mẹ cần thực hành thường xuyên, đúng lúc và đúng thời điểm để thai giáo phát huy hiệu quả tối ưu. 

Về điểm này mẹ có thể sử dụng chương trình POH Thai Giáo nhé! Chương trình gồm 1.600 bài thực hành hiển thị theo từng ngày thai. Mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên và làm theo hướng dẫn, giúp mẹ tiết kiệm 1 giờ tìm tài liệu mỗi ngày mà con được thai giáo bài bản, giúp kích thích thể chất, não bộ, tiềm thức có sẵn trong gen em bé một cách tối ưu!

POH Thai Giáo: Giúp con khỏe mạnh thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti