Thai 14 tuần là thời điểm mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Đây cũng là lúc tim bé đã đập đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được. Ngoài ra, những bộ phận cơ thể như phổi, mắt, miệng và các cơ mặt của bé cũng liên tục phát triển cho đến khi hoàn thiện.
Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi đáng lưu ý trong tuần này. Để biết thêm chi tiết xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay của POH nhé.
Sự phát triển của thai nhi vào tuần thứ 14
Thai nhi tuần thứ 14 phát triển như thế nào?
Thai nhi bước sang tuần thứ 14, tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 8,7 cm và có trọng lượng khoảng 43 gram. Kích thước thai nhi tuần thứ 14 tương đương quả chanh.
Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 15
Hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi
Cơ thể và chân tay đang có tốc độ phát triển nhanh hơn so với phần đầu của bé. Sự tăng trưởng này sẽ giúp tay và chân của bé phát triển tương xứng với phần còn lại của cơ thể.
Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét. Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông tơ mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ làn da của bé. Lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ.
Lớp lông tơ đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên đỉnh đầu và toàn bộ cơ thể bé. Nhiều người nghĩ rằng lớp lông này có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của em bé.
Chúng sẽ biến mất dần trên cơ thể bé khoảng bốn tuần trước sinh, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể nhận ra một vài dấu vết còn sót lại sau khi bé được sinh ra.
Thai nhi lúc này đã bắt đầu biết di chuyển tay và chân một cách nhịp nhàng ăn khớp hơn. Thậm chí nếu may mắn mẹ bầu có thể thấy được bé đá chân hoặc vẫy tay thông qua quá trình siêu âm.
Cơ mặt của bé lúc này đang tích cực hoạt động hơn nữa thông qua sự tác động của não bộ. Những biến đổi nho nhỏ trên khuôn mặt bé đang diễn ra nhanh chóng và liên tục, từ việc nháy mắt, cau mày và nhăn nhó. Tròng mắt của bé cũng đang chuyển động chậm rãi ngay dưới đôi mí mắt đang nhắm kia.
Bé đang hít nước ối qua mũi và đường hô hấp trên nhằm phát triển các nang khí sơ khai trong phổi của bé. Cơ thể bé đã sản xuất nước tiểu và thực tế là bé vừa “tè” vào nước ối lại vừa “hít” nước ối vào phổi. Bé đã có những cảm giác ở da Khi mẹ chạm vào bụng khu vực gần dạ dày.
Chân bé lúc này đã mọc dài hơn so với tay, và bé đã có thể cử động tất cả các khớp tay và chân của mình.
Dù mí mắt vẫn còn đóng kín, bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng mình, bé thường di chuyển để tránh khỏi chùm sáng. Lúc này, không có nhiều mùi vị để bé nếm, nhưng các vị giác của bé đang hình thành.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 14
Đau dây chằng tử cung là hiện tượng thường gặp ở tuần này
Đối với nhiều phụ nữ, một tác dụng phụ có thể có của sự phát triển tử cung trong sản phụ khoa gọi là đau dây chằng tử cung.
Về cơ bản, đây là cảm giác đau tăng dần trong thai kỳ. Cảm thấy như đau nhức hoặc nhói trên một hoặc cả hai bên của bụng mà bắt đầu xuất hiện khoảng tuần thứ 14. Nhưng nó có thể tấn công bất cứ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ hai.
Đau dây chằng tử cung là hiện tượng thường gặp của các mẹ bầu
Khi tử cung của mẹ phát triển ngày một lớn hơn, các dây chằng hỗ trợ kéo dài và mỏng ra để thích ứng với trọng lượng ngày càng tăng. Trọng lượng này kéo trên các dây chằng và gây ra một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
Nó thường gây chú ý nhiều hơn khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi, nằm hoặc khi ho. Cách tốt nhất để làm giảm nhẹ vấn đề này là hãy đặt chân lên cao và nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái vì điều này sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng và đau đớn.
Ngoài ra, để tìm hiểu kĩ hơn vềThai 14 tuần bụng đã to chưa?, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 14 của POH nhé!
Chế độ dinh dưỡng tuần thứ 14
Thai 14 tuần nên ăn gì?
Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có thể tăng khoảng 2kg, tử cung ngày càng to ra, kích thước vòng bụng tăng nhanh chóng. Lúc này, thai nhi rất cần những dưỡng chất thiết yếu để phát triển toàn diện. Mẹ nên bổ sung các dưỡng chất sau đây:
- Khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu vẫn phải bổ sung đủ lượng vitamin D trong suốt thời kỳ mang thai (10 microgram/ngày). Mẹ bầu có thể bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng, dùng các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, ngũ cốc dinh dưỡng hay vitamin tổng hợp…
- Trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 14 nên chia ra 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Trong đó có các loại rau lá xanh để bổ sung axit folic và sắt.
- Ăn các loại cá béo ít nhất 1 lần/tuần để có hàm lượng axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Mẹ mang thai nên bổ sung tinh bột, ngũ cốc nguyên cám mỗi bữa sáng như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống và gạo.
- Dùng các sản phẩm từ sữa ít béo 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo mẹ bầu có đủ lượng canxi.
- Chọn các đồ ăn nhẹ, bổ dưỡng như trái cây, bánh mì nướng, sữa chua, ngũ cốc. Thay vì các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 14 của người mẹ nên tập trung protein, chất sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin D…
Mang thai 14 tuần nên ăn gì?
Thai 14 tuần không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm trên thì mẹ cần tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Phô mai tươi và phô mai loại mềm
- Thịt còn tái sống, chưa nấu chín
- Cá có chứa thủy ngân: Cá kiếm, cá kình, cá thu
- Thịt nguội và xúc xích
- Thức uống không tốt cho thai nhi: rượu bia, trà, thức uống chứa cafein khác, nước ép dứa, nước có ga…
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 14
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----