Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 11 tuần, mẹ có biểu hiện gì?

Hành trình mang thai đang đưa mẹ đến với thiên chức thiêng liêng. Thế nhưng trên mỗi chặng đường cũng nhiều “thử thách” khi mẹ gặp phải những triệu chứng mà có thể trước đó mình chưa bao giờ trải qua. 

Ở “chặng đường thứ 11”, thông thường các mẹ bầu sẽ gặp những triệu chứng sau: 

  • Chán ăn rồi lại thèm ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Mệt mỏi, nhưng bắt đầu từ tuần này mẹ sẽ có nhiều năng lượng hơn
  • Đầy hơi, táo bón, ợ nóng
  • Ngực căng cứng, kích thước lớn hơn
  • Miệng tiết nhiều nước bọt
  • Chóng mặt, ngất xỉu

>> Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh

>> Dấu hiệu thai 13 tuần khỏe mạnh 

 

Ở tuần thai này, tình trạng buồn nôn của mẹ có chiều hướng giảm đi, nhưng không phải mẹ nào cũng vậy. Có mẹ bầu 11 tuần hết nghén, nhưng có mẹ vẫn chưa. 

Tuy nhiên, ngừng ốm nghén đột ngột có thể là một trong những dấu hiệu thai yếu. Danh sách triệu chứng thai yếu còn bao gồm: thai nhi cử động bất thường, dịch âm đạo tiết nhiều, mẹ chảy máu bất thường, đi tiểu đau, tiểu quá ít hoặc quá nhiều…

Những mẹ buồn nôn kéo dài đôi lúc sẽ thèm ăn một món nào đó hoặc đôi lúc lại chán ăn, nhìn thấy đồ ăn là sợ. 

Điều này có thể khiến chế độ dinh dưỡng của mẹ bị ảnh hưởng. Nhưng hãy cố gắng ăn uống lành mạnh và cân bằng các nhóm chất mẹ nhé. Mẹ cần ăn để khoẻ, em bé cần dưỡng chất để phát triển đó. 

Tuần thai 11 mẹ có rụng tóc không?

Ở tuần này, tóc mẹ mọc nhanh hơn và rụng ít hơn, từ đó dày dặn và dài hơn. Đôi khi, kết cấu tóc thay đổi, trở nên khô hoặc đổ nhiều dầu hơn trước. 

Trong suốt thai kỳ, hóc-môn estrogen và androgen ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc, khiến tóc mọc nhiều hơn và rụng ít hơn.

Sự thay đổi nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến da đầu. Nhiều mẹ còn mọc lông ở trên mặt, bụng, ngực và cánh tay.

Móng tay có thay đổi gì không?

Không những tóc thay đổi mà móng tay của mẹ cũng thay đổi. Với một số mẹ, hóc-môn thai kỳ thúc đẩy móng tay mọc nhanh hơn và khỏe hơn.

Trong khi đó, những mẹ khác lại thấy móng tay dễ bị gãy hoặc xơ. Với trường hợp này, mẹ nên chăm chỉ tỉa móng, cắt móng và chăm sóc móng bằng dầu dừa.

Thai 11 tuần bụng to chưa?

Kích thước bụng bầu của các mẹ sẽ không giống nhau. Nếu mẹ mang thai lần hai, lần ba hoặc mang đa thai thì sẽ thấy bụng rõ hơn vì các cơ bụng đã có độ giãn nhất định. 

Còn nếu đây là lần đầu mang thai thì phải đợi thêm ít tuần nữa thì bụng mẹ mới có sự thay đổi kích thước trông thấy. 

Hình ảnh bụng bầu 11 tuần

Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh

Thai 11 tuần phát triển như thế nào?

Đầu và mặt 

  • Đầu em bé vẫn còn rất lớn, chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể
  • Mi mắt nhắm, đến tuần 24 mới tách ra và bắt đầu định hình. 
  • Các nụ vị giác đang phát triển
  • Hình dạng mắt, mũi, miệng và tai tiếp tục hoàn thiện

Thay đổi trên cơ thể 

  • Cơ thể bé dài hơn và thẳng hơn
  • Ngón tay và ngón chân dài hơn, lớp màng bọc bên ngoài biến mất
  • Bộ phận sinh dục thai nhi 11 tuần bắt đầu hình thành. Thai 11 tuần biết trai hay gái chưa? Vẫn quá sớm mẹ ạ. Mẹ kiên nhẫn chờ thêm để chắc chắn hơn nhé!

Kích thước thai nhi tuần 11

Ở tuần này, thai nhi có kích thước bằng một trái sung, chiều dài cơ thể khoảng 4-5cm, nặng khoảng 45g. 

Hình ảnh thai nhi 11 tuần tuổi - kích thước bằng một quả sung

Thai 11 tuần đã máy chưa?

Thai 11 tuần máy rồi nhưng các cử động còn nhẹ và yếu:

  • Mẹ có thể quan sát cử động thở của em bé qua hình ảnh siêu âm thai 11 tuần trên màn hình.
  • Tay và chân bé di chuyển trong bụng mẹ, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được. 

Thai 11 tuần nằm ở vị trí nào? 

Thai đang nằm ở vị trí nào? Thai 11 tuần đã bám chắc chưa? Thai 11 tuần đã an toàn chưa?, chắc chắc mẹ đang thắc mắc phải không? 

Thông thường, khi được 11 tuần tuổi, thai nhi đã nằm an toàn trong túi ối của mẹ và phát triển theo từng ngày. Lúc này, thai nhi đang ở vị trí dưới rốn, có thể ở giữa, cũng có thể hơi lệch bên trái hoặc bên phải. 

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai 11 tuần 

Xét nghiệm di truyền

Thăm khám, xét nghiệm là cách để mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem cần những thủ tục nào ở tuần thai 11 vì một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể bắt đầu khi thai được 10 tuần. 

Từ tuần 11 đến 14, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là thủ tục xét nghiệm quan trọng để phát hiện các vấn đề bất thường về sự phát triển của trẻ, ví dụ như Hội chứng Down. 

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ nên xét nghiệm máu 3 lần để phát hiện những bất thường di truyền, bao gồm Hội chứng Down, Trisomy 18 và tật nứt đốt sống.

3 lần xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm Double test: từ tuần 9 đến 13 của thai kỳ. Những phụ nữ mang thai mà trên 35 tuổi, bị nhiễm virus khi mang thai, đang sử dụng thuốc có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi, gia đình có người bị dị tật bẩm sinh… bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm này.
  • Xét nghiệm Triple test để chẩn đoán nguy cơ thai nhi bị rối loạn bẩm sinh. 
  • Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ: từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Trước khi xét nghiệm mẹ cần nhịn ăn, uống để xác định chính xác lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu cao thì nguy có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cao.

Chăm sóc sức khỏe

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ cần tự chăm sóc bản thân và em bé trong bụng. Hãy tránh xa bia rượu, đồ uống có cồn và các chất độc hại như thuốc. Trước khi uống bất cứ loại thuốc nào đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. 

Một thai kỳ khỏe mạnh cần sự hỗ trợ của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Mẹ nhớ ăn uống đa dạng, đủ chất và bổ sung vitamin thai kỳ. 

Ngoài ra, thói quen vận động, tập các bài thể dục nhẹ nhàng là một cách nữa để mẹ rèn luyện sức khỏe. Trong các buổi thăm khám định kỳ, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập phù hợp với từng tuần thai, từng tam cá nguyệt. 

Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ đừng quên tập thể dục nhẹ nhàng và duy trì hằng ngày 

Ngoại hình

Phụ nữ ai cũng muốn đẹp mọi lúc mọi nơi. Khi mang thai, mẹ cũng muốn chăm chút cho ngoại hình của mình. Đó là điều mẹ nên làm. 

Tuy nhiên, nếu mẹ có ý định nhuộm tóc thì cần cân nhắc thêm nhé. Trước tuần thứ 12 của thai kỳ, bà bầu được khuyến nghị không nhuộm tóc, vì mẹ biết đó, thuốc nhuộm ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khoẻ, huống chi là giờ mẹ đang mang thai. 

Nếu niềm đam mê quá lớn thì mẹ có thể nhuộm nửa dưới thôi nhé, tránh nhuộm phần chân tóc để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu. 

Về trang phục, mẹ chọn những bộ quần áo có chất vải thoải mái, phom dáng chưa cần quá rộng và kiểu cách một chút cũng được. 

Để chăm sóc da dẻ và duy trì sự tăng cân lành mạnh trong thai kỳ, mẹ cần chú trọng vào chế độ ăn uống. Dù ngày trước có thích uống cà phê, uống rượu vang, ăn đồ cay nóng, chiên rán thì giờ mẹ hãy chịu khó hy sinh một chút nhé!

Chúng chứa chất kích thích, chất béo không hề tốt cho cân nặng và làn da. Thai kỳ này, mẹ hãy thay đổi thói quen của bản thân để đổi lại là một cơ thể khỏe khoắn và làn da khỏe mạnh. 

Thực phẩm

Cá là thực phẩm an toàn cho mẹ bầu, nhưng điều đó không có nghĩa mẹ ăn bao nhiêu cũng được và không để ý đến nguồn gốc xuất xứ, độ an toàn. 

Thực phẩm hấp thụ trực tiếp vào cơ thể nên nếu có chứa độc tố hoặc ăn quá lượng sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ nên tìm mua cá có độ an toàn và mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 230-340g. 

Các loại cá an toàn cho mẹ bầu là cá hồi, cá ngừ đóng hộp, cá tuyết, cá cơm.. Ngược lại, mẹ cần tránh ăn thịt cá kiếm, cá ngói và cá thu vua vì chúng có chứa nhiều thuỷ ngân - một độc tố gây nguy hiểm cho não bộ và hệ thần kinh của em bé. 
 

 

Thức ăn cần được nấu chín kỹ, không ăn sống hoặc tái mẹ nhé. Đồng thời, các món gỏi cá hay cá hun khói cũng không đảm bảo an toàn cho sức mẹ của mẹ. 

Danh sách các món cần tránh còn phải kể đến phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate bảo quản tủ lạnh, thịt động vật/ thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ, thịt nguội thái sẵn, thức ăn có trứng sống, nước ép, sữa và cocktail sữa trứng chưa qua tiệt trùng. 

Mẹ có thể uống cà phê nhưng chỉ ít thôi nhé, mỗi ngày không quá 200mg. 

Có những thực phẩm lành mạnh sau đây xứng đáng nằm trong danh sách ăn uống của mẹ bầu:

  • Trái cây/ rau củ tươi
  • Nước ép, sinh tố trái cây/ rau củ tươi
  • Các loại hạt: điều, hạnh nhân, óc chó
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Yến mạch (mẹ có thể nấu thành cháo, bánh, ăn cùng sữa chua tiệt trùng)

Ngoài ra, sắp tới là tuần thứ 12, thính giác của con sẽ phát triển rất nhanh. Vậy nên các bài tập thai giáo ngôn ngữ và thai giáo âm nhạc tại POH Thai giáo giai đoạn này sẽ giúp thính giác và não bộ của con phát triển tốt hơn. Ba mẹ có thể tham khảo giáo trình thai giáo bài bản tại  giúp con khỏe mạnh thông minh từ trong bụng mẹ tại  POH Thai giáo nhé! 

 POH Thai giáo - Giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti