Thai 22 tuần phát triển như thế nào? Bí quyết cho tuần thai 22 khoẻ mạnh

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 22 tuần là mấy tháng? 

Mang thai 22 tuần là mấy tháng? 22 tuần thai tương đương với 5 tháng 3 ngày. Mẹ đang ở tuần đầu của tháng thứ 5, thuộc tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ hãy chờ đợi thêm 18 tuần nữa nhé!

Triệu chứng của mẹ bầu 22 tuần

Tam cá nguyệt thứ hai gắn liền với các triệu chứng như chuột rút, đãng trí, thèm ăn, ngạt mũi và da dẻ thay đổi. Ở tuần thai thứ 22, sẽ có thêm một triệu chứng mới đó là co thắt tử cung. 

Co thắt tử cung

Tử cung của mẹ đang co thắt nhưng có lẽ mẹ chưa để ý thấy. Cơn gò Braxton Hicks (cơn gò sinh lý) bắt đầu từ tuần thứ 20 và dần mạnh mẽ hơn từ đây cho đến cuối thai kỳ. 

Cơn gò sinh lý xảy ra khi các cơ ở tử cung bị co thắt, khiến bụng bị cứng. Phụ nữ mang thai thường gặp phải hiện tượng này. Các cơn gò thường ở mức độ nhẹ và không thường xuyên, nhưng đôi lúc cũng rất mạnh mẽ. 

Đây như là một đợt “tập dượt” cho sức chịu đau của mẹ và không gây nguy hiểm. Đến khi sinh, mẹ sẽ trải qua cơn gò chuyển dạ đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu sự khác biệt giữa cơn gò chuyển dạ giả và cơn gò chuyển dạ thật sự:

  • Cơn gò Braxton Hicks: cơn gò không thường xuyên, không kèm theo các triệu chứng khác và biến mất khi mẹ đi lại hoặc tập thể dục
  • Cơn gò chuyển dạ: cơn gò có quy luật, mạnh mẽ và thường xuyên; có kèm theo các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo hoặc chảy nước ối va dù mẹ đi lại hay tập thể dục thì vẫn không đỡ đau

>> Giải đáp thắc mắc của mẹ về tuần thai 23 

>> Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào?

 

Mọc mụn

Thời kỳ mang thai khiến lượng dầu ở da tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da và gây mụn. 

Vết rạn

Ở bụng của mẹ xuất hiện các vết rạn do em bé đang lớn lên từng ngày khiến các cơ và da ở bụng căng lên và giãn ra. Tuỳ vào màu da của mẹ mà vết rạn sẽ có màu hồng hoặc nâu đậm. 

Ngoài bụng ra thì các bộ phận khác của mẹ cũng xuất hiện vết rạn, như ở mông, đùi, hông và hai bên ngực.

Ngoài các triệu chứng trên thì bầu 22 tuần bị khó thở, thai 22 tuần bị ra máu, thai 22 tuần không thấy máy có thể xảy ra với một số mẹ. 

Đó có thể là một chút “trục trặc nhẹ” trong thai kỳ, không gây ảnh hưởng gì. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu sảy thai 22 tuần hoặc sinh non. 

Nếu gặp các trường hợp này thì tốt nhất mẹ nên đi thăm khám để biết chính xác là em bé đang phát triển như thế nào, thai kỳ của mình có gặp vấn đề gì nguy hiểm hay không.

Hình ảnh bụng bầu 22 tuần của mẹ với những vết rạn 

Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Theo khuyến cáo, trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ nên tăng khoảng 0,3kg đến 0,5kg mỗi tuần. 

Tuỳ vào chỉ số khối cơ thể BMI của mẹ mà số cân nặng tăng lên sẽ khác nhau. 

  • Với mẹ thiếu cân (BMI < 18,5): 0,5kg
  • Với mẹ có mức cân bình thường (18,5 < BMI < 24,9): 0,4kg
  • Với mẹ thừa cân (BMI >= 30): 0,3kg

Để biết chính xác mình thuộc trường hợp nào, mẹ nên đi thăm khám, đo chỉ số BMI và nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về việc tăng cân/ kiểm soát cân nặng lành mạnh. 

Thai 22 tuần phát triển như thế nào?

Chỉ số thai nhi 22 tuần

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 

Thai nhi 22 tuần nặng khoảng 470g. Đây là mức cân nặng trung bình. Mỗi em bé sẽ có mức cân nặng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và tốc độ phát triển. 

Thai nhi 22 tuần tuổi cao bao nhiêu?

Chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé (hay còn được gọi là chiều dài đầu mông) khoảng 19,2 cm. Còn chiều dài cả cơ thể khoảng 27,4 cm. 

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần

Tại sao các bà mẹ lại quan tâm nhiều đến chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần? Chiều dài xương mũi là chỉ số được dùng trong việc sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 

Cùng với các yếu tố như kích thước cơ thể, nhịp tim thai, chiều dài xương mũi thai 22 tuần từ 4,5mm trở lên cũng là dấu hiệu thai 22 tuần khoẻ mạnh. 

Ở tuần 20, chiều dài xương mũi của bé đã khoảng 4,5mm rồi. Nếu thấp hơn mức 4,5mm thì nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, mắc hội chứng Down là khá cao. Mẹ nên làm thêm thủ tục siêu âm 4D để biết rõ hơn tình hình phát triển của con. 

>> Để hiểu rõ hơn về sự lớn lên của bé yêu trong giai đoạn này thì bạn đừng bỏ qua bài viết thai nhi tuần thứ 22 của POH nhé.

Hình ảnh thai nhi 22 tuần trong bụng mẹ

Thai 22 tuần đạp như thế nào? 

Giai đoạn tuần 16-22, các cử động thai máy mạnh mẽ và chủ yếu là đạp vào thành bụng, quẫy người, lật người, vặn mình. Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều, mỗi ngày số cử động của thai nhi trung bình ở khoảng 16-45 lần. 

Ba mẹ có biết rằng sau mỗi lần thai máy của con, nếu có sự phản hồi lại từ môi trường bên ngoài thì bé sẽ có cơ hội học tập và hình thành các liên kết thần kinh chất lượng? 

Thay vì “dạy con từ thuở còn thơ” thì hãy dạy con ngay từ khi con ở trong bụng mẹ. Phương pháp thai giáo là lựa chọn tuyệt vời để ba mẹ đánh thức và kích thích những tiềm năng về thể chất, tình cảm và tinh thần có sẵn trong gen của em bé. 

Để thai giáo hiệu quả thì ba mẹ nên thực hành theo một chương trình xuyên suốt thai kỳ và chia theo từng chủ đề. Tại POH Thai giáo, ba mẹ được thực hành đa dạng các bài tập với bé như thai giáo vận động,thai giáo ánh sáng, thai giáo tiếng Anh. Và quan trọng hơn hết là thực hành đúng cách, đúng thời điểm và thường xuyên. 

Ba mẹ tham khảo và tham gia chương trình POH Thai giáo nhé!

Thai 22 tuần đạp bụng dưới có sao không? 

Thai đạp bụng dưới có thể là hiện tượng bình thường, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu bất thường. Vậy khi nào là bình thường và khi nào là bất thường? 

Thai máy bụng dưới là bình thường khi xuất phát từ các yếu tố sau: 

  • Môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố kích thích, nhất là tiếng ồn
  • Mẹ nằm nghiêng sang bên trái
  • Mẹ ăn no

Những yếu tố này khiến em bé phản ứng lại bằng cách quẫy người, đạp chân, vặn mình. Và mẹ yên tâm rằng đây là hiện tượng bình thường, không phải là thai kỳ đang gặp vấn đề gì đâu. 

Còn trong trường hợp thai 22 tuần tuổi đạp bụng dưới kèm theo triệu chứng là đau nhói bụng, chảy máu âm đạo thì mẹ nên đi thăm khám ngay. Có thể là thai kỳ đang gặp vấn đề nào đó không được tích cực. Và mẹ cần biết sớm để có cách giải quyết kịp thời. 

Hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần

Tuần thai 22 khám gì? 

Thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? 

Tuần thai thứ 22 là một trong những cột mốc để mẹ thăm khám và thực hiện các thủ tục xét nghiệm quan trọng. Trong tuần này, mẹ có thể sẽ cần làm những thủ tục dưới đây:

  • Xét nghiệm huyết thanh hoặc xét nghiệm máu sàng lọc (thường diễn ra trong khoảng tuần 15-22)
  • Siêu âm 4D phát hiện dị tật thai nhi (thường diễn ra trong khoảng tuần 18-22)
  • Siêu âm tim thai nếu cần thiết (thường diễn ra trong khoảng tuần 18-22)

Tuần 22 được coi là “thời điểm vàng” để thực hiện thủ tục siêu âm dị tật thai nhi. Vì ở thời điểm này, em bé đã phát triển đủ lớn. Các bộ phận và đường nét trên khuôn mặt đã rõ ràng hơn nên kết quả siêu âm sẽ chẩn đoán chính xác hơn nguy cơ mắc các dị tật bất thường ở thai nhi. 

Chi phí khám thai tuần 22

Xét nghiệm thai 22 tuần cần bao nhiêu tiền cũng là băn khoăn của nhiều mẹ. Chi phí khám thai tuần 22, xét nghiệm tuần 22 ở từng bệnh viện hay các cơ sở y tế có thể chênh lệch nhau. Vì thế, khi mẹ đi khám thì nên tìm hiểu qua trang web, fanpage hoặc nếu có thể thì gọi điện trực tiếp để tham khảo về chi phí.

Điều này giúp mẹ có sự so sánh tương quan về giá cả và dịch vụ được cung cấp, từ đó chủ động hơn trong việc đi khám thai.

Và một lưu ý cần thiết cho mẹ là các đợt khám thai mẹ nên thực hiện ở cùng một bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Khi đó, hồ sơ về tiến trình thai nhi của mẹ sẽ thông suốt hơn, bác sĩ cũng nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi và triệu chứng qua từng tuần. 

 

 

Mẹ chăm sóc tuần thai 22 như thế nào?

Duy trì những thói quen tích cực 

Thai kỳ của mẹ sẽ khỏe mạnh hơn nếu đảm bảo được các điều sau: 

  • Vận động nhẹ thường xuyên
  • Thực hiện đúng khuyến cáo, tư vấn về việc tăng cân
  • Uống vitamin thai kỳ đều đặn
  • Khám thai định kỳ đầy đủ
  • Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, nhân viên y tế

Bổ sung canxi 

Ở tuần này, mẹ cần chú ý hơn về chế độ ăn để đảm bảo cơ thể đủ canxi. Canxi là dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển chắc khỏe của xương và răng. Ở nửa sau của thai kỳ, em bé cần lượng canxi gấp đôi so với trước đó. Nếu mẹ không nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm thì cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương mẹ cho em bé. 

Theo khuyến nghị của chuyên gia, mẹ bầu trên 18 tuổi cần nạp 1000mg canxi mỗi ngày. Bầu 22 tuần nên ăn gì để bổ sung canxi? Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi sau: 

  • Cá hồi, cá thu đóng hộp
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm (cải kale, bông cải xanh, cải thìa)
  • Nước cam ép, ngũ cốc, bánh mì, đậu phụ
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, bao gồm sữa, phô mai, sữa chua

>> 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti